Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Saturday 27-03-2021 2:41pm
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
ThS.Lê Thị Bích Phượng- Chuyên viên phôi học- IVFMD Phú Nhuận.

Thụ tinh trong ống nghiệm ngày càng được thực hiện phổ biến và được xem là phương pháp hữu hiệu giúp các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn có con. Kích thích buồng trứng có kiểm soát được thực hiện trong mỗi chu kỳ IVF nhằm thu nhận nhiều noãn hơn so với chu kỳ tự nhiên. Tuy nhiên, sự gia tăng số lượng noãn đi kèm với một số tác động như giảm khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung từ đó ảnh hưởng xấu đến kết cục chuyển phôi tươi hoặc tăng nguy cơ quá kích buồng trứng. Kỹ thuật trữ lạnh ra đời cho phép cải thiện nhược điểm của kích thích buồng trứng có kiểm soát và trữ phôi toàn bộ đang được xem là chiến lược hỗ trợ cho những trường hợp có nguy cơ kể trên. Hiện nay vấn đề nên chuyển phôi tươi hay trữ phôi toàn bộ để chuyển phôi trữ cho chu kỳ sau vẫn còn gây tranh cãi, cũng như vẫn chưa trả lời được câu hỏi “Bệnh nhân nào sẽ có lợi khi sử dụng chiến lược trữ phôi toàn bộ?”. Cho đến nay, đa phần nghiên cứu đều chứng minh trữ phôi toàn bộ có lợi trong những trường hợp bệnh nhân trẻ tuổi với tiên lượng tốt, tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá lợi ích của chiến lược này lên nhóm bệnh nhân lớn tuổi. Vì vậy, K. Lattes và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá liệu rằng trữ phôi toàn bộ có cải thiện được tỉ lệ sinh sống ở bệnh nhân lớn tuổi hay không.

Nghiên cứu hồi cứu trên 1882 chu kỳ chuyển phôi trữ đầu tiên, thực hiện từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2015. Kết cục điều trị chuyển phôi tươi và phôi trữ được so sánh giữa 3 nhóm bệnh nhân <35 tuổi, 35-38 tuổi, >38 tuổi.

Độ tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là 36,8 ± 4,1 tuổi, trong tổng số 1882 bệnh nhân có 27,8% bệnh nhân <35 tuổi, 33,5% bệnh nhân trong độ tuổi 35-38 và 38,6% bệnh nhân > 40 tuổi. Tỉ lệ sẩy thai và tỉ lệ làm tổ trong nghiên cứu là 16,4% và 23,9%. Tỉ lệ sinh sống (LBR) cao hơn đáng kể ở nhóm bệnh nhân <35 tuổi chuyển phôi trữ so với chuyển phôi tươi (43,7% với 24%; p < 0,001). Ở nhóm 35-38 tuổi, tỉ lệ thai (PR) và tỉ lệ thai lâm sàng (CPR) cao hơn đáng kể khi chuyển phôi tươi tuy nhiên không có sự khác biệt về LBR (p>0,001). Ở nhóm >38 tuổi, PR, CPR và tỉ lệ làm tổ (IR) cao hơn đáng kể ở nhóm chuyển phôi trữ tuy nhiên tỉ lệ sẩy thai và LBR tương đương giữa 2 nhóm chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ (12,7% với 19,8%; p=0,066). Phân tích đa biến cho thấy chuyển phôi trữ ở nhóm bệnh <35 tuổi cho LBR cao hơn đáng kể (OR 2,46; 95% CI 1,31–4,62; p = 0,005) và không quan sát thấy sự khác biệt ở nhóm 35-38 tuổi (OR 1,01; 95% CI 0,55–1,83; p = 0,98) và >38 tuổi (OR 0,96; 95% CI 0,43–2.13; p = 0,92) khi chuyển phôi tươi và phôi trữ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy trữ phôi toàn bộ không cho kết quả điều trị tốt hơn so với chuyển phôi tươi ở nhóm bệnh nhân lớn tuổi (>35 tuổi).

Nguồn: K. Lattes, S. López, M. A. Checa, M. Brassesco, D. García & R. Vassena. A freeze-all strategy does not increase live birth rates in women of advanced reproductive age. Journal of Assisted Reproduction and Genetics. 10.1007/s10815-020-01934-z 2020.

Các tin khác cùng chuyên mục:
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK