Tin tức
on Thursday 20-08-2020 10:41am
Danh mục: Tin quốc tế
Dương Nguyễn Duy Tuyền - IVFMD Bình Dương
Trong tinh dịch người tồn tại rất nhiều vi sinh vật khác nhau gọi là hệ vi sinh vật trong tinh dịch. Nhiều nghiên cứu in-vitro cho thấy các vi sinh vật này có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng tinh trùng. Việc mất cân bằng hệ vi sinh vật cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên, các chứng cứ về ảnh hưởng của hệ vi sinh vật tinh dịch lên chức năng tinh trùng vẫn còn nhiều tranh luận.
Nhóm tác giả Farahani đã tiến hành phân tích gộp trên 55 nghiên cứu với 51299 chủ đề liên quan đến việc phân tích các vi sinh vật trong tinh dịch trên nam giới vô sinh và sinh sản bình thường từ năm 1992 đến năm 2019. Các nghiên cứu này bao gồm các nghiên cứu xác định vi sinh vật bằng kỹ thuật giải trình tự thế hệ mới (NGS) và xét nghiệm PCR.
Kết quả phân tích cho thấy hệ vi sinh vật tại tinh dịch rất phong phú và đa dạng ở người nam sinh sản bình thường cũng như vô sinh, trong đó có một số vi khuẩn chiếm ưu thế và có tác động đến chất lượng tinh trùng. Lactobacillus và Prevotella là hai nhóm vi khuẩn chiếm ưu thế cao trong các vi sinh vật được tìm thấy. Lactobacillus giúp cải thiện các chỉ số tinh dịch đồ, trong khi Prevotella có ảnh hưởng xấu đến các chỉ số này. Các vi khuẩn hiện diện trong tinh dịch có tác động xấu đến mật độ, độ di động và chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng cũng được ghi nhận (MD 3.518, 95%CI 0.907 đến 6.129, p=0.008). Ureaplasma urealyticum (một loại vi khuẩn thường thấy trong đường tiết niệu và cơ quan sinh dục) xuất hiện nhiều ở nam giới vô sinh (OR 2.25, 95% CI 1.47-3.46), ảnh hưởng xấu đến mật độ và hình dạng tinh trùng. Không có sự khác biệt về sự hiện diện của Chlamydia trachomatis ở nam bình thường và nam vô sinh cũng như không ảnh hưởng đến các chỉ số tinh dịch đồ. Enterococcus faecalis được tìm thấy làm giảm tổng số tinh trùng di động trong khi Mycoplasma hominis tác động xấu đến mật độ, di động tiến tới và hình dạng tinh trùng.
Hệ vi sinh vật trong tinh dịch rất da đạng, do vậy vẫn cần nhiều nghiên cứu để hiểu rõ tác động của chúng lên khả năng sinh sản của nam giới.
Nguồn: The semen microbiome and its impact on sperm function and male fertility: A systematic review and meta‐analysis. Farahani, L, Tharakan, T, Yap, T, Ramsay, JW, Jayasena, CN, Minhas, S. Andrology. 2020; 00: 000– 000. https://doi.org/10.1111/andr.12886.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Số lượng bản sao mtDNA không dự đoán được tiềm năng sinh sản của phôi nguyên bội - Ngày đăng: 20-08-2020
Tác động của bất thường hình thái noãn lên tỉ lệ thụ tinh, chất lượng phôi và kết quả thai trong chu kỳ ICSI của bệnh nhân đái tháo đường và PCOS - Ngày đăng: 20-08-2020
Đánh giá chất lượng tinh dịch bằng ly tâm thang nồng độ không liên tục - Ngày đăng: 20-08-2020
Hút thuốc lá chỉ gây ra biến đổi nhẹ mức độ methyl hóa DNA của tinh trùng ở những bệnh nhân được thực hiện kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn - Ngày đăng: 20-08-2020
Thai phụ mắc Covid-19 không ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh - Ngày đăng: 18-08-2020
Micro-straw – dụng cụ mới dùng để đông lạnh số lượng nhỏ tinh trùng người - Ngày đăng: 27-03-2021
Đặc điểm và ảnh hưởng của quầng Halo tế bào chất lên sự phát triển phôi và kết quả điều trị thụ tinh ống nghiệm - Ngày đăng: 27-03-2021
Không có nguy cơ tăng trầm cảm ở nam giới vô sinh điều trị bằng hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 18-08-2020
Mối tương quan giữa chiều dài telomere và chất lượng tinh trùng - Ngày đăng: 18-08-2020
Mối tương quan giữa noãn có PVS bất thường và kết quả thai trong chu kỳ ICSI - Ngày đăng: 18-08-2020
Ảnh hưởng của hút thuốc lá lên chất lượng tinh dịch thông qua sự tổn thương DNA và điều hoà giảm Chk1 ở tinh trùng - Ngày đăng: 17-08-2020
Hút thuốc lá làm thay đổi dạng methyl hóa DNA của tinh trùng - Ngày đăng: 17-08-2020
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK