Tin tức
on Wednesday 18-03-2020 9:39am
Danh mục: Tin quốc tế
Hồ Lan Trâm – Chuyên viên phôi học IVFMD Tân Bình.
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy các dạng rối loạn căng thẳng có liên quan đến giảm chức năng sinh sản ở nam giới bao gồm căng thẳng nghề nghiệp, căng thẳng thi cử và các sự kiện căng thẳng khác trong cuộc sống, bao gồm căng thẳng trong quá trình điều trị vô sinh. Trước đây, các nghiên cứu đánh giá nam giới được điều trị vô sinh chỉ tập trung vào các thay đổi của chất lượng tinh dịch trong suốt quá trình điều trị nhưng không phân tích đồng thời các yếu tố có khả năng gây nhiễu kết quả trong đó có các yếu tố gây căng thẳng, bên cạnh đó, quần thể đại diện trong các nghiên cứu này cũng không đồng nhất. Một nghiên cứu “cắt ngang” gần đây do tiến sĩ Elvira V. Bräuner tiến hành nhằm đánh giá liệu rằng quần thể những người đàn ông vô sinh có bị căng thẳng hơn quần thể đàn ông khỏe mạnh hay không. Mức độ căng thẳng được đánh giá bởi các triệu chứng căng thẳng tâm lý tự báo cáo và các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống mà bệnh nhân đã trải qua (SLE).
Nghiên cứu được thực hiện trên 423 người đàn ông được chia làm 2 nhóm: nhóm nam giới vô sinh (n = 149) và nhóm nam giới khỏe mạnh (n = 274). Những người tham gia sẽ phải hoàn thành bảng khảo sát trên 2 phương diện là sức khỏe và lối sống, bao gồm 14 câu hỏi về các triệu chứng căng thẳng tâm lý và SLE, đồng thời các đánh giá tình trạng sinh lý cũng được ghi nhận. Sự khác biệt trong thang điểm căng thẳng (được tính toán thông qua các triệu chứng căng thẳng tâm lý tự báo cáo) và SLE giữa đàn ông vô sinh và khỏe mạnh sẽ được đánh giá bằng mô hình hồi quy tuyến tính chặt chẽ và được hiệu chỉnh đầy đủ. Các thông số thứ cấp được đánh giá bao gồm chất lượng tinh dịch, hormone và sự rối loạn chức năng cương dương.
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong quần thể 423 người đàn ông được đánh giá, 176 (41,6%) đã trải qua ít nhất 1 SLE trong vòng 3 tháng trước khi gia nhập nghiên cứu (50,4%/36,9%: vô sinh/khỏe mạnh, P = 0,03)); hệ số β và khoảng tin cậy 95% cho sự khác biệt giữa 2 nhóm được chuyển đổi tỷ lệ thành mô hình hồi quy tuyến tính được hiệu chỉnh đầy đủ là 0,18 (0,06 – 0,30). Tuy nhiên, không có sự khác biệt về triệu chứng căng thẳng tâm lý giữa 2 nhóm (hệ số β và khoảng tin cậy 95%) trên tỷ lệ chuyển đổi (0,14; -0,02 – 0,30). Không có sự tương quan giữa sự căng thẳng (bao gồm triệu chứng căng thẳng tâm lý tự báo cáo và SLE) và chức năng của tinh hoàn cũng như rối loạn cương dương được quan sát thấy trên cả hai nhóm.
Kết quả cho thấy nhóm vô sinh có số lượng SLE cao hơn nhóm khỏe mạnh nhưng các triệu chứng căng thẳng tâm lý của cả 2 nhóm lại không có sự khác biệt. SLE không cho thấy sự ảnh hưởng đến giảm khả năng sinh sản ở nam giới.
Nguồn: Psychological stress, stressful life events, male factor infertility, and testicular function: a cross-sectional study. DOI: https://doi.org/10.1016/j.fertnstert.2019.12.013
Các tin khác cùng chuyên mục:












THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
New World Saigon hotel, Thứ bảy ngày 14 . 6 . 2025
Năm 2020
New World Saigon hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 06 . 2025
Năm 2020
Cập nhật lịch tổ chức sự kiện và xuất bản ấn phẩm của ...
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Kính mời quý đồng nghiệp quan tâm đến hỗ trợ sinh sản tham ...

Y học sinh sản số 73 (Quý I . 2025) ra mắt ngày 20 . 3 . 2025 và ...

Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...
FACEBOOK