Tin tức
on Friday 10-08-2018 7:22am
Danh mục: Tin quốc tế
IVF xin noãn là một biện pháp điều trị hiếm muộn cho phụ nữ ở độ tuổi cao, suy buồng trứng sớm nguyên phát, giảm dự trữ buồng trứng, thất bại IVF nhiều lần hay mắc các bệnh liên quan đến di truyền. Tuổi vợ cao có liên quan đến các biến chứng thai kỳ như rối loạn huyết áp trong thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ, sinh non và thai chậm tăng trưởng trong tử cung. Biến chứng phổ biến nhất được ghi nhận trong thai kỳ xin noãn là rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ và tiền sản giật, dao động từ 16 đến 40% phụ nữ. Y văn cho thấy tỷ lệ mắc rối loạn tăng huyết áp thai kỳ thấp hơn đáng kể nếu người cho noãn là chị em ruột so với người lạ. Ngoài ra, sự không dung nạp miễn dịch (immunologic intolerance) giữa mẹ và thai có thể đóng vai trò trong bệnh sinh của tiền sản giật. Một tổng quan hệ thống và phân tích gộp của Jeve YB (2016) đã đánh giá kết cục sản khoa của thai kỳ xin noãn so với thai kỳ IVF tự thân nhằm trả lời liệu xin noãn có phải là một yếu tố nguy cơ độc lập của các biến chứng thai kỳ hay không.
Tổng cộng có 11 nghiên cứu bao gồm 81752 chu kỳ được chọn vào nghiên cứu này. Kết cục chính được theo dõi là các rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ bao gồm tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật. Nguy cơ phát triển của các rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ cao hơn đáng kể trong nhóm thai kỳ xin noãn so với nhóm thai kỳ IVF dùng noãn tự thân (OR 3,92; 95% CI 3,21–4,78). Khi phân tích nhóm thai kỳ đơn thai và song thai cũng cho thấy các rối loạn này xảy ra cao hơn ở nhóm thai kỳ xin noãn so với thai kỳ IVF noãn tự thân. Các kết cục phụ bao gồm thai nhỏ so với tuổi thai (small for gestional age) (OR 1,81), mổ lấy thai (OR 2,71), và sinh non (OR 1,34) đều cao hơn đáng kể với nhóm thai kỳ xin noãn. Phân tích gộp hồi quy theo độ tuổi cho thấy các rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ là độc lập với tuổi mẹ.
Xin noãn trong IVF cung cấp cơ hội mang thai cho nhiều phụ nữ, nhưng đồng thời làm tăng các nguy cơ liên quan đến thai kỳ. Rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ xin noãn có thể được giải thích trên cơ sở cơ chế miễn dịch. Trong thai kỳ này, bào thai được xem là lạ (allogeneic) với người mẹ. Vì vậy, cơ thể mẹ phải đối mặt với một mức độ cao hơn của sự khác biệt kháng nguyên so với mang thai noãn tự thân. Xem xét các cơ chế miễn dịch của xin noãn, có thể thực hiện việc xác định loại kháng nguyên bạch cầu (HLA) của người cho và người nhận để chọn các kết hợp bán tương hợp (haplo-identical) thay vì các kết hợp HLA không tương hợp hoàn toàn. Thai kỳ xin noãn là một yếu tố nguy cơ độc lập của biến chứng thai kỳ, bao gồm rối loạn tăng huyết áp, thai nhỏ hơn so với tuổi thai và sinh non. Các bác sĩ nên biết nguy cơ các biến chứng thai kỳ cao ở nhóm bệnh nhân này và cần có các chiến lược theo dõi thích hợp trong thời gian trước sinh, trong sinh và chăm sóc sau sinh.
Phạm Hoàng Huy – Chuyên viên phôi học - IVFMD Phú Nhuận
Nguồn: Donor oocyte conception and pregnancy complications: a systematic review and meta-analysis. BJOG 2016
Tổng cộng có 11 nghiên cứu bao gồm 81752 chu kỳ được chọn vào nghiên cứu này. Kết cục chính được theo dõi là các rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ bao gồm tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật. Nguy cơ phát triển của các rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ cao hơn đáng kể trong nhóm thai kỳ xin noãn so với nhóm thai kỳ IVF dùng noãn tự thân (OR 3,92; 95% CI 3,21–4,78). Khi phân tích nhóm thai kỳ đơn thai và song thai cũng cho thấy các rối loạn này xảy ra cao hơn ở nhóm thai kỳ xin noãn so với thai kỳ IVF noãn tự thân. Các kết cục phụ bao gồm thai nhỏ so với tuổi thai (small for gestional age) (OR 1,81), mổ lấy thai (OR 2,71), và sinh non (OR 1,34) đều cao hơn đáng kể với nhóm thai kỳ xin noãn. Phân tích gộp hồi quy theo độ tuổi cho thấy các rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ là độc lập với tuổi mẹ.
Xin noãn trong IVF cung cấp cơ hội mang thai cho nhiều phụ nữ, nhưng đồng thời làm tăng các nguy cơ liên quan đến thai kỳ. Rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ xin noãn có thể được giải thích trên cơ sở cơ chế miễn dịch. Trong thai kỳ này, bào thai được xem là lạ (allogeneic) với người mẹ. Vì vậy, cơ thể mẹ phải đối mặt với một mức độ cao hơn của sự khác biệt kháng nguyên so với mang thai noãn tự thân. Xem xét các cơ chế miễn dịch của xin noãn, có thể thực hiện việc xác định loại kháng nguyên bạch cầu (HLA) của người cho và người nhận để chọn các kết hợp bán tương hợp (haplo-identical) thay vì các kết hợp HLA không tương hợp hoàn toàn. Thai kỳ xin noãn là một yếu tố nguy cơ độc lập của biến chứng thai kỳ, bao gồm rối loạn tăng huyết áp, thai nhỏ hơn so với tuổi thai và sinh non. Các bác sĩ nên biết nguy cơ các biến chứng thai kỳ cao ở nhóm bệnh nhân này và cần có các chiến lược theo dõi thích hợp trong thời gian trước sinh, trong sinh và chăm sóc sau sinh.
Phạm Hoàng Huy – Chuyên viên phôi học - IVFMD Phú Nhuận
Nguồn: Donor oocyte conception and pregnancy complications: a systematic review and meta-analysis. BJOG 2016
Các tin khác cùng chuyên mục:
Mối tương quan giữa BMI và kết quả thai sau chuyển đơn phôi - Ngày đăng: 08-08-2018
Trữ lạnh tinh trùng không sử dụng chất bảo quản lạnh: một cách tiếp cận mới - Ngày đăng: 08-08-2018
Tầm soát lệch bội bằng DNA tế bào tự do từ môi trường nuôi cấy phôi - Ngày đăng: 02-08-2018
Hiệu quả của việc tầm soát thường quy độ bão hòa oxy máu trong phát hiện tim bẩm sinh nặng ở trẻ sơ sinh - Ngày đăng: 31-07-2018
Phôi khảm: Thách thức cho xét nghiệm di truyền tiền làm tổ - Ngày đăng: 31-07-2018
Rối loạn thượng di truyền ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản ở nhóm vô sinh nam - Ngày đăng: 26-07-2018
Vai trò của kháng sinh đối với thai kỳ có ối vỡ non trên thai non tháng - Ngày đăng: 25-07-2018
Nồng độ FSH huyết thanh cao liên quan đến sự hình thành noãn nâu và tỉ lệ thai thấp trong TTTON - Ngày đăng: 13-07-2018
Bất thường hình thái liên quan đến biến đổi khung xương tế bào trong noãn người - Ngày đăng: 13-07-2018
Hướng dẫn lâm sàng quốc tế dựa trên bằng chứng về chẩn đoán và điều trị hội chứng buồng trứng đa nang 2018 - Ngày đăng: 12-07-2018
Bổ sung các chế phẩm chống oxy hóa không cải thiện chất lượng tinh trùng ở nam giới hiếm muộn - Ngày đăng: 06-07-2018
So sánh Carbetocin bền vững nhiệt và Oxytocin trong dự phòng băng huyết sau sinh ngả âm đạo - Ngày đăng: 03-07-2018
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK