Tin chuyên ngành
on Monday 04-05-2015 10:42am
Danh mục: Sản khoa & nhi sơ sinh
Số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố vào tháng 7/2014 đã cho thấy có khoảng 21,8 triệu trẻ dưới 1 tuổi không được chủng ngừa vắc-xin ngừa bạch hầu-ho gà-uốn ván tính trên toàn cầu trong năm 2013. Gần 70% số trẻ này tập trung ở 10 quốc gia trong đó có Việt Nam. Điều này phần nào có thể lý giải cho số ca ho gà lan rộng ở nước ta trong thời gian qua. Tuy nhiên, không chỉ riêng ở Việt Nam, bệnh ho gà đã có dấu hiệu trỗi dậy trong thời gian gần đây ở nhiều nước trên thế giới.
Bài viết này chủ yếu cung cấp thông tin về một chiến lược phòng ngừa ho gà cho trẻ sơ sinh thông qua việc tiêm ngừa cho mẹ mà không đi sâu vào các phần khác.
Vài điều về tác nhân gây bệnh ho gà
Bệnh gây ra bởi trực cầu khuẩn Gram âm Bordetella pertussis vốn có đặc tính cực kỳ lây nhiễm thông qua cơ chế giọt bắn. Khả năng lây nhiễm của vi khuẩn lên đến 40%-80% ở những cá thể tiếp xúc nhạy cảm. Đây cũng là một trong những lý do khiến bệnh bùng phát trở lại trong thời gian gần đây.
Vi khuẩn gây bệnh hầu như chỉ cư trú ở đường hấp dẫn đến nhiễm trùng hô hấp cấp chứ hiếm khi đi vào máu và gây bệnh lan tỏa.
Tại châu Âu và Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc mới ho gà gia tăng ở nhóm thanh thiếu niên và người trưởng thành. Điều này khiến các nhóm đối tượng trên trở thành ổ chứa tác nhân gây bệnh (Hình 1). Tuy nhiên, nguy cơ mắc các thể nặng và tử vong lại cao nhất ở nhóm trẻ nhỏ, đặc biệt ở trẻ dưới 1 tuổi.
Hàng năm có khoảng 16 triệu ca ho gà xảy ra trên toàn thế giới với gần 200.000 ca tử vong theo đánh giá của WHO. Phần lớn các ca tử vong xảy ra ở trẻ rất nhỏ, tập trung quanh 2-3 tháng tuổi. Đây là độ tuổi mà trẻ vẫn chưa hoặc chỉ mới nhận mũi tiêm chủng ho gà đầu tiên. Mặt khác, cũng chưa có một phương pháp khả dĩ nào được xem là tốt giúp cung cấp một sự bảo vệ trực tiếp chống lại ho gà cho trẻ.
Hình 1. Số ca mắc ho gà theo giới và tuổi tại các nước châu Âu, 2010 (http://ecdc.europa.eu/en/publications/Publications/Annual-Epidemiological-Report-2012.pdf#page=179)
Các chiến lược tạo bảo vệ gián tiếp chống lại ho gà cho trẻ dưới 3 tháng tuổi
Chủng ngừa cho trẻ nhũ nhi là cách bảo vệ tốt nhất giúp trẻ chống bệnh ho gà. Tuy nhiên, để bảo vệ cho trẻ trong những tháng đầu đời, một số chiến lược khác cũng đã được đề nghị.
Chiến lược “tạo kén”: tiêm chủng cho tất cả người lớn có tiếp xúc gần với trẻ và chưa được tiêm nhắc vắc-xin ngừa ho gà. Đây rõ ràng là một chiến lược rất khó thực hiện dù đây chính là cách ngăn ngừa lý tưởng nhất của chúng ta hiện nay.
Chiến lược tiêm ngừa cho mẹ, nguồn lấy bệnh ho gà cho trẻ trong 35%-60% tổng số các trường hợp:
Khuyến cáo chủng ngừa vắc-xin ho gà cho trẻ nhũ nhi và phụ nữ mang thai của ACIP
Độ an toàn khi chủng ngừa Tdap cho mẹ và cho trẻ
Đã có khá nhiều những dữ liệu cho thấy độ an toàn khi sử dụng vắc-xin ho gà vô bào trên người trưởng thành và phụ nữ mang thai (VD, Hình 2). Trong một nghiên cứu đoàn hệ với 20.074 phụ nữ mang thai tại Hoa Kỳ được chủng ngừa vắc-xin ho gà vô bào trong tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ, không có bằng chứng nào cho thấy vắc-xin làm tăng các nguy cơ thai lưu, sinh non, nguy cơ tử vong cho mẹ hoặc trẻ, tiền sản giật/sản giật, xuất huyết, suy thai, vỡ tử cung, nhau tiền đạo, sinh mổ, cân nặng lúc sinh thấp, hoặc suy thận thai nhi.
Hình 2. Tương quan tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và chủng ngừa Tdap ở mẹ (Rahman M., et al., 1982. Bull World Health Organ. 60, 261-267.)
Kết luận
Ho gà là một bệnh lý có thể ngừa bằng vắc-xin.
Ho gà chịu trách nhiệm cho một số lượng đáng kể các ca bệnh nặng và tử vong, đặc biệt ở trẻ < 1 tuổi.
Chủng ngừa đầy đủ cho trẻ nhũ nhi là một trong những chìa khóa then chốt để ngăn ngừa bệnh; tuy nhiên, các chiến lược khác cũng có thể cung cấp cho trẻ một sự bảo vệ gián tiếp:
Một số từ viết tắt dùng trong bài:
ACIP: Advisory Committee on Immunization Practices, Hội đồng Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng
Tdap: tetanus-diphtheria-acelluar pertussis, tên của một loại vắc-xin ngừa ho gà-bạch hầu-uốn ván với thành phần ho gà vô bào, đồng thời hàm lượng độc tố bạch hầu đã được giảm để ngăn ngừa các tác dụng phụ.
WHO: World Health Organization, Tổ chức Y tế Thế giới.
Tài liệu tham khảo:
Madhi S.A., Englund J.A., Mulholland E.K., 2015. Pertussis prevention strategies in women: protecting the newborn. Medscape.
Munoz F.M., Bond N.H., Maccato M., Pinell P., Hammill H.A., et al.,2014. Safety and immunogenicity of tetanus diphtheria and acellular pertussis (Tdap) immunization during pregnancy in mothers and infants. JAMA 311(17), 1760-1769.
Bài viết này chủ yếu cung cấp thông tin về một chiến lược phòng ngừa ho gà cho trẻ sơ sinh thông qua việc tiêm ngừa cho mẹ mà không đi sâu vào các phần khác.
Vài điều về tác nhân gây bệnh ho gà
Bệnh gây ra bởi trực cầu khuẩn Gram âm Bordetella pertussis vốn có đặc tính cực kỳ lây nhiễm thông qua cơ chế giọt bắn. Khả năng lây nhiễm của vi khuẩn lên đến 40%-80% ở những cá thể tiếp xúc nhạy cảm. Đây cũng là một trong những lý do khiến bệnh bùng phát trở lại trong thời gian gần đây.
Vi khuẩn gây bệnh hầu như chỉ cư trú ở đường hấp dẫn đến nhiễm trùng hô hấp cấp chứ hiếm khi đi vào máu và gây bệnh lan tỏa.
Tại châu Âu và Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc mới ho gà gia tăng ở nhóm thanh thiếu niên và người trưởng thành. Điều này khiến các nhóm đối tượng trên trở thành ổ chứa tác nhân gây bệnh (Hình 1). Tuy nhiên, nguy cơ mắc các thể nặng và tử vong lại cao nhất ở nhóm trẻ nhỏ, đặc biệt ở trẻ dưới 1 tuổi.
Hàng năm có khoảng 16 triệu ca ho gà xảy ra trên toàn thế giới với gần 200.000 ca tử vong theo đánh giá của WHO. Phần lớn các ca tử vong xảy ra ở trẻ rất nhỏ, tập trung quanh 2-3 tháng tuổi. Đây là độ tuổi mà trẻ vẫn chưa hoặc chỉ mới nhận mũi tiêm chủng ho gà đầu tiên. Mặt khác, cũng chưa có một phương pháp khả dĩ nào được xem là tốt giúp cung cấp một sự bảo vệ trực tiếp chống lại ho gà cho trẻ.
Hình 1. Số ca mắc ho gà theo giới và tuổi tại các nước châu Âu, 2010 (http://ecdc.europa.eu/en/publications/Publications/Annual-Epidemiological-Report-2012.pdf#page=179)
Các chiến lược tạo bảo vệ gián tiếp chống lại ho gà cho trẻ dưới 3 tháng tuổi
Chủng ngừa cho trẻ nhũ nhi là cách bảo vệ tốt nhất giúp trẻ chống bệnh ho gà. Tuy nhiên, để bảo vệ cho trẻ trong những tháng đầu đời, một số chiến lược khác cũng đã được đề nghị.
Chiến lược “tạo kén”: tiêm chủng cho tất cả người lớn có tiếp xúc gần với trẻ và chưa được tiêm nhắc vắc-xin ngừa ho gà. Đây rõ ràng là một chiến lược rất khó thực hiện dù đây chính là cách ngăn ngừa lý tưởng nhất của chúng ta hiện nay.
Chiến lược tiêm ngừa cho mẹ, nguồn lấy bệnh ho gà cho trẻ trong 35%-60% tổng số các trường hợp:
- Tiêm ngừa trước khi mang thai
- Tiêm ngừa trong thai kỳ (truyền kháng thể chống vi khuẩn ho gà từ mẹ sang bào thai).
- Tiêm ngừa ngay sau sinh (tạo miễn dịch ở mẹ, giúp mẹ tránh nhiễm vi khuẩn ho gà và từ đó gián tiếp giúp bảo vệ bé).
Khuyến cáo chủng ngừa vắc-xin ho gà cho trẻ nhũ nhi và phụ nữ mang thai của ACIP
- Trẻ nhũ nhi được chủng ngừa ho gà 5 liều vào các thời điểm: 2-, 4-, 6 tháng, 12-15 tháng, và nhắc lại lúc 4-6 tuổi.
- Phụ nữ mang thai được chủng ngừa Tdap cho mỗi lần mang thai vào giữa 27 đến 36 tuần tuổi thai.
- Những bà mẹ nào chưa chủng ngừa ho gà trong lúc mang thai nên được chủng ngừa ngay 1 liều vắc-xin Tdap càng sớm càng tốt sau sinh.
Độ an toàn khi chủng ngừa Tdap cho mẹ và cho trẻ
Đã có khá nhiều những dữ liệu cho thấy độ an toàn khi sử dụng vắc-xin ho gà vô bào trên người trưởng thành và phụ nữ mang thai (VD, Hình 2). Trong một nghiên cứu đoàn hệ với 20.074 phụ nữ mang thai tại Hoa Kỳ được chủng ngừa vắc-xin ho gà vô bào trong tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ, không có bằng chứng nào cho thấy vắc-xin làm tăng các nguy cơ thai lưu, sinh non, nguy cơ tử vong cho mẹ hoặc trẻ, tiền sản giật/sản giật, xuất huyết, suy thai, vỡ tử cung, nhau tiền đạo, sinh mổ, cân nặng lúc sinh thấp, hoặc suy thận thai nhi.
Hình 2. Tương quan tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và chủng ngừa Tdap ở mẹ (Rahman M., et al., 1982. Bull World Health Organ. 60, 261-267.)
Kết luận
Ho gà là một bệnh lý có thể ngừa bằng vắc-xin.
Ho gà chịu trách nhiệm cho một số lượng đáng kể các ca bệnh nặng và tử vong, đặc biệt ở trẻ < 1 tuổi.
Chủng ngừa đầy đủ cho trẻ nhũ nhi là một trong những chìa khóa then chốt để ngăn ngừa bệnh; tuy nhiên, các chiến lược khác cũng có thể cung cấp cho trẻ một sự bảo vệ gián tiếp:
- Chủng ngừa cho những đối tượng tiếp xúc gần với trẻ (VD, bố mẹ, anh chị em, ông bà).
- Chủng ngừa cho mẹ, tốt nhất là ở thời điểm 27 tuần-36 tuần tuổi thai.
- Các nhân viên y tế có thể ứng dụng các chiến lược này để giải thích cho bà mẹ và gia đình hiểu lý do cần chủng ngừa và giúp họ thực hiện theo khuyến cáo.
Một số từ viết tắt dùng trong bài:
ACIP: Advisory Committee on Immunization Practices, Hội đồng Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng
Tdap: tetanus-diphtheria-acelluar pertussis, tên của một loại vắc-xin ngừa ho gà-bạch hầu-uốn ván với thành phần ho gà vô bào, đồng thời hàm lượng độc tố bạch hầu đã được giảm để ngăn ngừa các tác dụng phụ.
WHO: World Health Organization, Tổ chức Y tế Thế giới.
Tài liệu tham khảo:
Madhi S.A., Englund J.A., Mulholland E.K., 2015. Pertussis prevention strategies in women: protecting the newborn. Medscape.
Munoz F.M., Bond N.H., Maccato M., Pinell P., Hammill H.A., et al.,2014. Safety and immunogenicity of tetanus diphtheria and acellular pertussis (Tdap) immunization during pregnancy in mothers and infants. JAMA 311(17), 1760-1769.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Thai dưới gan - Một hình thái thai trong ổ bụng - Ngày đăng: 15-04-2015
Hệ khuẩn ruột ở trẻ sơ sinh - Ngày đăng: 06-04-2015
Vaccine trong thai kỳ: tiêm vaccine rubella trong vòng ba tháng quanh thời điểm thụ thai - bỏ hay dưỡng thai? - Ngày đăng: 11-03-2015
Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tiền sản giật ở bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ - Ngày đăng: 03-02-2015
Nhân một trường hợp choáng mất máu do thai ngoài tử cung vỡ sau tai nạn giao thông tại BVĐK Chợ Mới - Ngày đăng: 29-12-2014
SẨY THAI LIÊN TIẾP Phần 2: Tiếp cận và điều trị - Ngày đăng: 24-12-2014
Sẩy thai liên tiếp - Phần 1: Nguyên nhân và Các yếu tố nguy cơ - Ngày đăng: 24-12-2014
Vai trò của yếu tố di truyền của mẹ và thai nhi lên hình thái tiền sản giật - Ngày đăng: 23-11-2014
Huyết áp cao trong tam cá nguyệt làm tăng nguy cơ bị tiền sản giật - Ngày đăng: 23-11-2014
Thuốc chống đông và thai kỳ - Ngày đăng: 09-11-2014
Tiên Đoán Sớm Hội Chứng Tiền Sản Giật - Ngày đăng: 20-10-2014
Liệu pháp CORTICOSTEROIDS trước sinh - Ngày đăng: 06-10-2014
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK