Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Saturday 09-06-2007 1:19pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin trong nước

Liên Châu



Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, Tổ chức PATH (tổ chức phi chính phủ) đang triển khai dự án tiêm vắc-xin HPV phòng ung thư cổ tử cung. Vậy vắc-xin này có chỉ định tiêm như thế nào và thời gian miễn dịch trong bao lâu? PGS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho biết:

- Tại VN, ung thư cổ tử cung (UTCTC) đang chiếm tỷ lệ cao nhất trong các ung thư ở phụ nữ VN. Nhiễm HPV chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến căn bệnh này. Sự ra đời của vắc-xin HPV đã giúp phụ nữ phòng được UTCTC. Với sự tài trợ của Quỹ Bill & Melinda Gates thông qua Tổ chức PATH, Viện đang cùng tổ chức PATH triển khai "Dự án giới thiệu vắc-xin phòng UTCTC" tại VN. Chúng tôi đang nghiên cứu để xác định những yếu tố cần thiết cho việc triển khai tiêm vắc-xin. Nghiên cứu này được thực hiện tại 8 huyện thuộc 6 tỉnh thành: Hà Nội, TP.HCM, Thái Bình, Nghệ An, Đồng Tháp, Khánh Hòa. Sau đó, sẽ thu thập thông tin rõ ràng, chính xác, giúp cho việc đưa ra chính sách liên quan đến việc đưa vắc-xin HPV vào hệ thống y tế của Nhà nước; xây dựng và phổ biến các dự báo chiến lược về nhu cầu vắc-xin; cung cấp thông tin giúp cho việc sản xuất, từ đó sẽ có những quyết định về giá vắc-xin.

* Vắc-xin nên tiêm vào lứa tuổi nào để hiệu quả cao nhất ?

- Hiện tại, mới có vắc-xin Gadasil do Mersk (Hoa Kỳ) sản xuất giúp bảo vệ cơ thể khi nhiễm HPV. Nó đã được phép lưu hành tại 60 nước trên thế giới. Vắc-xin này được khuyến cáo dùng cho trẻ em và vị thành niên từ 8-17 tuổi, phụ nữ 18-26 tuổi. Nhưng để đạt được hiệu quả tốt nhất, nên tiêm cho trẻ gái trước lứa tuổi quan hệ tình dục. Tháng 9 tới, chúng tôi sẽ triển khai tiêm vắc-xin này tại Hòa Bình. Địa điểm nghiên cứu thuộc 10 -12 trường THCS với các nữ sinh từ 11-14 tuổi. Các nghiên cứu từ nước ngoài cho biết, vắc-xin này có thể ngăn ngừa một số bệnh gây nên bởi HPV: mụn cóc sinh dục, ung thư âm hộ, âm đạo. Theo những nghiên cứu ban đầu, vắc-xin có thể bảo vệ được ít nhất 5 năm sau tiêm.

* Với người không được tiêm vắc-xin, làm sao có thể phòng nguy cơ nhiễm HPV?

- HPV lây qua đường tình dục, tuy nhiên rất khó xác định một bạn tình hiện tại có nhiễm HPV hay không. Vì vậy, nên giảm... số bạn tình hoặc chỉ quan hệ tình dục với người ít có nguy cơ nhiễm HPV. Việc sử dụng bao cao su thường xuyên trong quan hệ tình dục cũng sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm, từ đó giảm nguy cơ UTCTC.

Liên Châu (thực hiện

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Stress dễ sinh non - Ngày đăng: 09-04-2007
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK