Ngày 26 tháng 10 năm 2006, Khoa Hiếm muộn Bệnh viện Từ Dũ đã công bố thành công trường hợp đầu tiên với kỹ thuật nuôi trưởng thành trứng non ở Việt nam. Chị M.N.B., 29 tuổi, nhà ở TPHCM, hiếm muộn 3 năm. Chị B. được chẩn đoán là hiếm muộn do hội chứng buông trứng đa nang gây không rụng trứng. Chị B. đã được điều trị bằng cách sử dụng thuốc gây rụng trứng nhưng thất bại do buồng trứng đáp ứng quá mức.
Chọc hút trứng non |
Kỹ thuật chọc hút trứng non để điều trị cho các trường hợp hội chứng buồng trứng đa nang thành công trên thế giới vào năm 1994 Ở Úc. Trước đó, năm 1991, kỹ thuật nuôi trứng non cũng được báo cáo thành công với trứng từ buồng trứng bình thường, tại Hàn quốc. Tuy nhiên, chỉ khoảng từ năm 2000 trở đi kỹ thuật này mới phát triển mạnh trên thế giới nhờ các cải tiến trong phác đồ giúp tăng tỉ lệ thành công. Các trung tâm lớn trên thế giới về kỹ thuật này là ở Hàn quốc, Canada, Nhật. Hàn quốc là nước thực hiện kỹ thuật này nhiều nhất và báo cáo tỉ lệ thành công cao nhất.
Tìm trứng |
Kỹ thuật IVM là một kỹ thuật điều trị phức tạp phối hợp các phác đồ về lâm sàng, kỹ thuật về nội tiết, hiểu biết về sinh lý tế bào noãn, qui trình nuôi cấy gồm nhiều bước…Để thực hiện chọ chút được trứng non từ những nang noãn nhỏ hơn 10mm cần phải chuẩn bị nhiều khâu liên quan và thuần thục về kỹ thuật. Môi trường nuôi cấy trứng non là loại môi trường đặc biệt, chứa nhiều loại nội tiết tố và huyết thanh chiết xuất từ máu của chính người phụ nữ đó. Sau 1 ngày nuôi cấy, trứng non sẽ trưởng thành đủ tiêu chuẩn để thụ tinh. Sau đó trứng sẽ được thụ tinh, nuôi cấy phôi theo phác đồ thụ tinh trong ống nghiệm bình thường.
Bảng 1. So sánh 2 kỹ thuật TTTON cổ điển và kỹ thuật nuôi trứng non kết hợp TTTON (IVM) với bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang
TTTON bình thường |
Kỹ thuật IVM |
Chi phí KTBT cao |
Chi phí KTBT thấp (chỉ còn 10-15% so với TTTON) |
Thời gian điều trị kéo dài > 4 tuần |
Thời gian điều trị khoảng 7-10 ngày |
Bất tiện cho bệnh nhân (tiêm thuốc, đi lại, siêu âm, xét nghiệm…) |
Thuận tiện (ít tiêm thuốc, siêu âm ít lần, không cần xét nghiệm theo dõi) |
Nguy cơ quá kích buồng trứng cao |
Không có nguy cơ OHSS |
Đến 25/10/2006, Khoa Hiếm muộn Bệnh viện Từ Dũ đã thực hiện IVM cho 27 trường hợp. Có 11 trường hợp đã đến ngày thử thai, trong đó có 4 trường hợp có thai (tỉ lệ thành công 36,4%). Trong 28 trường hợp trên, có 7 trường hợp sau khi chuyển phôi, còn phôi dư để trữ lạnh. Chúng tôi đã thành công từ ngay trường hợp đầu tiên thực hiện. Theo khảo sát y văn, chưa trung tâm nào trong khu vực Đông Nam Á báo cáo thành công với kỹ thuật này. Một số đồng nghiệp trong khu vực cũng đã liên hệ chúng tôi để đến thăm và học tập kinh nghiệm. Với thành công này, Bệnh viện Từ Dũ tiếp tục khẳng định vị trí là một trong những trung tâm hỗ trợ sinh sản hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á.
Bảng 2. Đối chiếu kết quả thực hiện kỹ thuật IVM của Bệnh viện Từ Dũ với kết quả của 2 trung tâm thực hiện IVM nhiều nhất trên thế giới hiện nay
|
Bệnh việnTừ Dũ -Việt nam |
Đại học McGill-Canada |
Bệnh viện Maria-Hàn quốc |
Số trứng trung bình Tỉ lệ trứng trưởng thành Tỉ lệ trứng thụ tinh Tỉ lệ phát triển thành phôi Thai lâm sàng
|
17,6 ± 9,2 80,1% 73,1% 82,1% 36,4% (4/11)
|
11,9 ± 6,2 78,8% 69,2% 89,9% 24%
|
16,4 ± 7,1 73,2% 79% - 32,7%
|
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Quinter Central Nha Trang, Chủ Nhật ngày 12 . 01 . 2025
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...