Tin chuyên ngành
on Wednesday 30-09-2015 10:36pm
Danh mục: Phụ khoa
BS Mai Đức Tiến
Bệnh huyết khối tĩnh mạch là một trong những biến chứng nguy hiểm trong thời gian hậu phẫu. Mặc dù thời đại hiện nay có nhiều biện pháp dự phòng được sử dụng nhưng một tỉ lệ đáng kể huyết khối tĩnh mạch được ghi nhận. Phẫu thuật cắt tử cung là phẫu thuật thường nhất trong phụ khoa và tỉ lệ huyết khối tĩnh mạch sau phẫu thuật này chưa được ghi nhận chính xác và con số dao động từ 1 đến 12% tùy vào báo cáo.
Một nghiên cứu lớn được thực hiện nhằm xác định tỉ lệ huyết khối tĩnh mạch sau phẫu thuật cắt tử cung và đồng thời xác định các yếu tố nguy cơ của bệnh. Kết quả của nghiên cứu được đánh giá bằng chứng ở mức độ III.
Nghiên cứu được thiết kế theo mô hình nghiên cứu hồi cứu. Dữ liệu được lấy từ 51 bệnh viện ở Mỹ tham gia nghiên cứu, các bệnh nhân được phẫu thuật cắt tử cung từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 4 năm 2014 được đem ra phân tích. Bệnh huyết khối tĩnh mạch được xác định bao gồm huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi hoặc cả hai trong thời gian 30 ngày sau phẫu thuật. Các yếu tố nguy cơ liên quan tới bệnh huyết khối tĩnh mạch được xác định bằng cách sử dụng các phương pháp thống kê phân tích nhị biến và mô hình hỗn hợp logistic.
Kết quả cho thấy tỉ lệ bệnh huyết khối tĩnh mạch là 0.5% (110/20496) trong đó huyết khối tĩnh mạch sâu chiếm 38.2% số ca (42/110), thuyên tắc phổi chiếm 50.9% số ca (56/110), 10.9% (12/110) số ca hiện diện cả hai. Nghiên cứu xác định bệnh nhân có một trong bốn yếu tố sau thì nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sau phẫu thuật cắt tử cung cao hơn.
² Chỉ số khối cơ thể (BMI) bằng hoặc trên 35 (40% so với 25.2% ở bệnh nhân không có yếu tố này, tỉ số odds 1.96, khoảng tin cậy 95% là 1.08-3.56, trị số P 0.03).
² Phẫu thuật cắt tử cung ngả bụng - mổ hở (61.8% so với 29.9% ở bệnh nhân không cắt tử cung ngả bụng, tỉ số odds 2.67, khoảng tin cậy 95% là 1.46-4.86, trị số P 0.001).
² Chỉ định phẫu thuật liên quan đến ung thư phụ khoa (16.4% so với 9.6% ở bệnh nhân không có yếu tố này, tỉ số odds 2.49, khoảng tin cậy 95% là 1.22-5.07, trị số P 0.01).
² Thời gian phẫu thuật tăng (tăng 1 giờ, tỉ số odds 1.55, khoảng tin cậy 95% là 1.31-1.84, trị số P< 0.001).
Dụng cụ băng ép liên tục (sequential compression devices)
Ngoài ra nghiên cứu còn phân tích hiệu quả của việc dự phòng huyết khối tĩnh mạch bằng biện pháp sử dụng dụng cụ băng ép liên tục (sequential compression devices), hoặc / và heparin. Nhận thấy ở nhóm bệnh nhân dùng dụng cụ băng ép liên tục trước và sau phẫu thuật tỉ lệ huyết khối tĩnh mạch sau phẫu thuật cao hơn hoặc bằng so với không sử dụng, do trong nhóm này có vài bệnh nhân không tiếp tục sử dụng dụng cụ nên chưa thể xác định đánh giá này. Còn ở nhóm bệnh nhân sử dụng heparin trước và sau phẫu thuật để dự phòng bệnh huyết khối tĩnh mạch thì tỉ lệ bị bệnh huyết khối tĩnh mạch cao hơn so với nhóm không sử dụng, nhưng kết quả này chỉ mang tính tham khảo do bác sĩ lâm sàng khi quyết định dùng heparin thì ở nhóm bệnh nhân đã hiện diện nhiều yếu tố nguy cơ gây huyết khối. Việc sử dụng heparin còn dẫn đến các nguy cơ khác, như tăng lượng máu mất trong phẫu thuật, tăng khả năng truyền máu và phải mổ lại.
Tóm lại chỉ số khối cơ thể trên hoặc bằng 35, cắt tử cung đường bụng- mổ hở, thời gian phẫu thuật tăng và chỉ định phẫu thuật liên quan đến ung thư là những yếu tố nguy cơ của bệnh huyết khối tĩnh mạch sau phẫu thuật cắt tử cung. Kết quả này rất có ích cho bác sĩ lâm sàng trong việc lựa chọn phương pháp cắt tử cung, sử dụng biện pháp dự phòng huyết khối, và theo dõi hậu phẫu.
Tài liệu tham khảo: Risk factors for venous thromboembolism after hysterectomy (Tạp chí Obstetrics and Gynecology Vol .125, No.5, May 2015)
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ung thư cổ tử cung và Human Papillonmavirus - Ngày đăng: 19-09-2015
Kiến thức cập nhật về các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung - Ngày đăng: 15-08-2015
Báo cáo một trường hợp u xơ cổ tử cung to sa ra khỏi âm đạo - Ngày đăng: 20-07-2015
Tiếp cận xuất huyết tử cung bất thường ở tuổi thanh thiếu niên - Ngày đăng: 01-07-2015
Điều trị ngoại khoa lạc nội mạc tử cung - Ngày đăng: 09-07-2015
Điều trị xuất huyết tử cung bất thường ở tuổi thanh thiếu niên - Ngày đăng: 10-07-2015
Điều trị sa tử cung bằng phẫu thuật nội soi khâu ngắn và đính hai dây chằng tử cung cùng - Ngày đăng: 11-06-2015
Tăng cường nhận thức của phụ nữ về tầm soát ung thư cổ tử cung, kết hợp hỗ trợ sàn lọc, phòng ngừa và điều trị ca bệnh - Ngày đăng: 11-03-2015
Vaccine HPV ngăn ngừa được hầu hết các bệnh lý liên quan đến HPV - Ngày đăng: 30-12-2014
Khuyến cáo mới về sử dụng Vaccine HPV của CDC - Ngày đăng: 09-12-2014
Nghiên cứu mới về nhiễm HPV và các biến chứng trong thai kỳ - Ngày đăng: 09-11-2014
Những điểm mới trong hướng dẫn sàn lọc ung thư cổ tử cung hiện nay - Ngày đăng: 22-10-2014
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK