Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 29-06-2009 5:23pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Khác

vaccine1

 

BS Vũ Thiên Ân

 


I/ Tổng quát về các tác dụng phụ của vắc xin

Hầu hết các vắc xin đều có một số tác dụng phụ. Phần lớn các tác dụng phụ thường rất nhẹ và chỉ kéo dài vài ngày như sốt nhẹ hay đau ở vị trị tiêm chủng. Tuy nhiên, vắc xin cũng có thể gây nên các tác dụng phụ nặng nề như các phản ứng phản vệ. May mắn là tỷ lệ các biến chứng nặng này rất hiếm.

Các tác dụng phụ nhẹ và thường gặp:

  • Sưng, đỏ, đau chỗ tiêm chích (tần suất 1/10 ở nam, 1/6 ở nữ).
  • Đau cơ khớp (tần suất 1/5).
  • Nhức đầu (tần suất 1/5).
  • Mệt mỏi (tần suất 1/15 ở nam, 1/6 ở nữ).
  • Sốt nhẹ (tần suất 1/20).
  • Buồn nôn (tần suất 1/20).

    Các tác dụng phụ mức độ trung bình:

  • Viêm rộng vị trí tiêm chủng (tần suất 1/20).

    Các tác dụng phụ mức độ nặng: thường rất hiếm

  • Các phản ứng phản vệ (rất hiếm, tần suất < 1/1.000.000).
  • Một số biến chứng khác tùy bản chất từng loại vắc xin.

II/ Tác dụng phụ của các vắc xin:

1/ Vắc xin ngừa Bạch hầu – Uốn ván – Ho gà (DTaP)

a/ Các tác dụng phụ nhẹ và thường gặp:

  • Sốt nhẹ (tần suất 1/4).
  • Sưng, đỏ chỗ tiêm chích (tần suất 1/4)
  • Đau và tăng nhạy cảm ở vị trí tiêm chích (tần suất 1/4)
  • Bứt rức, quấy khóc (tần suất 1/3)
  • Chán ăn (tần suất 1/10)
  • Nôn ói (tần suất 1/50)

Các tác dụng phụ này thường xảy ra sau lần tiêm chủng DTaP thứ 4 hay thứ 5 hơn lần đầu tiên do đáp ứng tăng cường của hệ thống miễn dịch. Sốt, sưng, đau có thể kéo dài từ 1 đến 7 ngày trong khi quấy khóc, chán ăn, nôn ói có thể kéo dài từ 1 dến 3 ngày.

    b/ Các tác dụng phụ mức độ trung bình: hiếm gặp hơn nhiều

  • Co giật ngắn lành tính (tần suất 1/14.000)
  • Khóc không ngừng, kéo dài hơn 3 giờ (tần suất 1/1000)
  • Sốt cao > 105oF (tần suất 1/16.000)

c/ Các tác dụng phụ mức độ nặng: rất hiếm gặp, tần suất < 1/1.000.000

  • Các phản ứng phản vệ nặng: rất hiếm gặp.
  • Co giật kéo dài, giảm ý thức, hôn mê. Co giật có thể do sốt cao nên cần hạ sốt trong trường hợp sốt cao, nhất là cần chú ý khi tiền sử gia đình và bản thân trẻ có các cơn co giật. Có thể sử dụng Paracetamol để hạ sốt.
  • Tổn thương não thật sự.

2/ Vắc xin ngừa viêm gan siêu vi B

a/ Các tác dụng phụ nhẹ và thường gặp:

  • Sốt nhẹ (tần suất 1/11 ở trẻ nhỏ và thiếu niên và 1/4 ở người lớn)
  • Tăng nhạy cảm ở vị trí tiêm chích, kéo dài 1-2 ngày (tần suất 1/14 ở trẻ nhỏ và thiếu niên và 1/100 ở người lớn)

b/ Các tác dụng phụ mức độ nặng:

  • Các phản ứng phản vệ nặng: rất hiếm gặp, tần suất < 1/1.000.000

3/ Vắc xin ngừa viêm gan siêu vi A

a/ Các tác dụng phụ nhẹ và thường gặp:

  • Đỏ chỗ tiêm chích (tần suất 1/6 ở trẻ em và 1/2 ở người lớn).
  • Nhức đầu (tần suất 1/25 ở trẻ em và 1/6 ở người lớn).
  • Chán ăn (tần suất 1/6 ở trẻ em và ít gặp ở người lớn).
  • Mệt mỏi (ít gặp ở trẻ em và tần suất 1/14 ở người lớn).

Các tác dụng phụ này thường kéo dài 1-2 ngày.

b/ Các tác dụng phụ mức độ nặng:

  • Các phản ứng dị ứng nặng, xảy ra sớm sau vài phút đến vài giờ sau tiêm chủng.

4/ Vắc xin ngừa sởi, quai bị và rubella (MMR)

a/ Các tác dụng phụ nhẹ và thường gặp:

  • Sốt nhẹ (tần suất 1/6)
  • Phát ban (tần suất 1/20)
  • Đau và nổi hạch cổ (rất hiếm)

Các tác dụng phụ này kéo dài 7-12 ngày sau tiêm chủng. Từ lần thứ hai trở đi ít găp các tác dụng phụ này hơn lần đầu.

b/ Các tác dụng phụ mức độ trung bình:

  • Co giật ngắn lành tính do sốt cao (tần suất 1/3.000)
  • Đau và cứng khớp tạm thời, thường xảy ra ở thiếu niên và nữ trưởng thành (tần suất 1/4)
  • Giảm bạch cầu, có thể gây rối rối loạn đông máu (tần suất 1/30.000)

c/ Các tác dụng phụ mức độ nặng: rất hiếm gặp

  • Các phản ứng phản vệ nặng: rất hiếm gặp, tần suất < 1/1.000.000
  • Các tác dụng phụ nghiêm trọng khác như: điếc, co giật kéo dài, giảm ý thức, hôn mê, tổn thương não. Tuy nhiên, chúng rất hiếm xảy ra và các chuyên gia vẫn chưa chắc chắn những tổn thương này có thật sự do MMR gây ra hay chỉ là tình cờ.

    Nhìn chung, tỷ lệ tử vong ở trẻ em có tiêm chủng MMR vẫn ít hơn nhiều so với không tiêm chủng MMR nên MMR vẫn được khuyến khích sử dụng.

5/ Vắc xin ngừa bại liệt (IPV)

Hầu như hiện nay khi sử dụng vắc xin ngừa bại liệt IPV không gặp tác dụng phụ nào nghiêm trọng. Một số trường hợp có thể đau cơ sau chủng ngừa. Tuy nhiên, cũng như các vắc xin khác, trong một số rất ít trường hợp (tần suất < 1/1.000.000), có thế gặp các phản ứng phản vệ nặng. Vì vậy, IPV chống chỉ định sử dụng ở những người có tiền căn dị ứng với các liều IPV trước, dị ứng với streptomycin, polymyxin B, hay neomycin.

6/ Vắc xin ngừa Hemophilus influenza type b

Các tác dụng phụ thường nhẹ:

  • Sưng, đỏ và tăng nhạy cảm ở vị trí tiêm chích (tần suất 1/4)
  • Sốt > 101oF (tần suất 1/20)

Các tác dụng phụ này thường xuất hiện ngay ngày đầu sau tiêm chủng và kéo dài 2-3 ngày. Từ lần thứ hai trở đi ít găp các tác dụng phụ này hơn lần đầu.

7/ Vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản

a/ Các tác dụng phụ thường nhẹ:

  • Sưng, đỏ và tăng nhạy cảm ở vị trí tiêm chích (tần suất 1/5)
  • Sốt, ớn lạnh, nhức đầu, đau cơ, đau bụng, phát ban, nôn ói, hoa mắt chóng mặt (tần suất 1/10)

Các tác dụng phụ này thường xuất hiện ngay ngày đầu sau tiêm chủng và kéo dài khoảng 2 ngày.

b/ Các tác dụng phụ mức độ trung bình và nặng:

  • Các phản ứng phản vệ biểu hiện với các triệu chứng: phát ban, sưng bàn tay, bàn chân, mặt hay môi, khó thở…Các triệu chứng này có thể xuất hiện ngay vài phút sau tiêm chủng nhưng cũng có thể xuất hiện chậm sau 10-17 ngày, thường thì chúng xuất hiện trong vòng 48 giờ sau tiêm chủng. Tần suất xuất hiện của các phản ứng phản vệ là 60/10.000 người tiêm chủng.
  • Co giật hay tổn thương hệ thần kinh, tần suất khoảng 1/50.000 người tiêm chủng.

8/ Vắc xin ngừa HPV (human papiloma virus)

Các tác dụng phụ thường gặp:

  • Đau chỗ tiêm chích (tần suất 8/10).
  • Sưng đỏ chỗ tiêm chích (tần suất 1/4).
  • Ngứa chỗ tiêm chích (tần suất 1/30).
  • Sốt nhẹ >100 oF (tần suất 1/10), > 102 oF (tần suất 1/65).

    Các tác dụng phụ trên thường nhẹ, không kéo dài lâu và tự biến mất. Tuy nhiên, cũng như các vắc xin khác, các phản ứng dị ứng nặng có thể xảy ra dù rất hiếm.  Các phản ứng dị ứng thường xảy ra sớm sau vài phút đến vài giờ sau tiêm chủng.

9/ Vắc xin ngừa cúm đã bất hoạt (influenza inactivated vaccine)

  • Cũng như các vắc xin khác, vắc xin ngừa cúm có thể gây nên một số tác dụng phụ nghiêm trọng như các phản ứng dị ứng nặng có thể dẫn đến tử vong trong một số trường hợp. Tuy nhiên tỷ lệ này là vô cùng nhỏ. Ngoài ra, các chủng virus cúm trong vắc xin đã bị bất hoạt nên không có nguy cơ bị cúm khi tiêm chủng.

a/ Các tác dụng phụ nhẹ và thường gặp là: sốt, đỏ, đau, ngứa vị trí tiêm chủng … Các tác dụng phụ này thường xuất hiện sớm sau tiêm chủng và kéo dài 1-2 ngày.

b/ Các tác dụng phụ nặng và hiếm gặp:

  • Các phản ứng phản vệ nặng, thường xảy ra vài phút đến vài giờ sau tiêm chủng.
  • Ghi nhận có một số trường hợp bị hội chứng Guillain-Barré sau tiêm chủng. Tuy nhiên, nguy cơ bị hội chứng này chỉ từ 1-2/1.000.000. Như vậy, tỷ lệ này còn ít hơn nguy cơ tử vong khi mắc cúm nhiều. Do đó vắc xin vẫn được khuyến khích sử dụng cho cộng đồng.

10/ Vắc xin ngừa cúm giảm độc lực (influenza lived vaccine)

a/ Các tác dụng phụ nhẹ:

  • Một số trẻ em và thiếu niên từ 5-17 tuổi được ghi nhận có các phản ứng phụ như bị cúm nhẹ sau tiêm chủng: chảy nước mũi, sung huyết niêm mạc mũi, nhức đầu, đau cơ, sốt, đau bụng, tiêu chảy…
  • Một số người từ 18-49 tuổi được ghi nhận có các phản ứng phụ sau tiêm chủng như: chảy nước mũi, sung huyết niêm mạc mũi, viêm họng, ho, mệt mỏi, nhức đầu…
  • Các tác dụng phụ này không kéo dài lâu và tự biến mất.

a/ Các tác dụng phụ nghiêm trọng:

  • Các phản ứng phản vệ nặng đe doạ tính mạng hiếm khi xảy ra, Nếu xảy ra, chúng thường xuất hiện sớm sau tiêm chủng vài phút đến vài giờ. Các phản ứng này có khả năng xảy ra nhiều hơn so với vắc xin ngừa cúm bất hoạt (influenza inactivated vaccine).

11/ Vắc xin ngừa não mô cầu

  • Khoảng 1/2 số người tiêm chủng vắc xin ngừa não mô cầu sẽ bị sưng đỏ đau vị trí tiêm chủng. Tác dụng phụ này thường chỉ kéo dài 1-2 ngày. Một số ít có thể bị sốt.
  • Các phản ứng phản vệ nặng rất hiếm xảy ra, nếu có chúng thường xuất hiện sớm sau tiêm chủng vài phút hay vài giờ.
  • Ghi nhận hội chứng Guillain-Barré ở một số rất ít người.

12/ Các loại vắc xin ngừa phế cầu

  • 1/4 trẻ em sau tiêm chủng bị sưng đỏ, tăng cảm giác và ngứa ở vị trí tiêm chủng.
  • 1/3 trẻ em sốt nhẹ ( >100,4 oF)  và 1/50 sốt cao hơn ( >102,2 oF).
  • Một số trẻ em quấy khóc và chán ăn.
  • Rất hiếm trường hợp dị ứng nặng được ghi nhận. Không ghi nhận thấy các phản ứng phản vệ nặng ở vắc xin ngừa phế cầu type PCV7 trong khi rất hiếm trường hợp được ghi nhận ở vắc xin ngừa phế cầu type PPV23.

13/ Vắc xin ngừa rotavirus

  • Tiêu chảy nhẹ tạm thời (tần suất 1/3) và nôn ói trong vòng 7 ngày sau uống vắc xin.
  • Hiện chưa ghi nhận thấy các tác dụng phụ nặng hơn.

14/ Vắc xin ngừa thủy đậu

a/ Các tác dụng phụ nhẹ:

  • Nổi mụn nước nhẹ, kéo dài khoảng 2-4 ngày.
  • Ngứa và tăng nhạy cảm hạch lympho, kéo dài khoảng 2-4 tuần sau khi các mụn nước lành.
  • Sốt > 100 oF (70% trẻ em, 17% người lớn sau tiêm chủng), > 102 oF (15-20% trẻ em, < 2% người lớn sau tiêm chủng).
  • Nổi mụn nước thứ phát ở vị trí khác (tần suất 1/1900)

a/ Các tác dụng phụ nặng:

  • Nhiễm trùng mắt, mất thị giác do virus lan tỏa đến mắt.
  • Nổi mụn nước toàn thân (tần suất 1/4000).
  • Phát ban nặng bội nhiễm (tần suất 1/26.000).
  • Viêm não (viêm não phản ứng nước trong), có thể dẫn đến tổn thương não nghiêm trọng (tần suất 1/83.000).
  • Nhiễm trùng nặng vị trí tiêm chủng (tần suất 1/667.000), hầu hết xảy ra trên những bệnh nhân có cơ địa suy giảm miễm dịch..
  • Tử vong (tần suất 1-2/1.000.000), hầu hết xảy ra trên những bệnh nhân có cơ địa suy giảm miễm dịch.
  • Nhìn chung, 14-52 phần triệu trường hợp sau tiêm chủng có các phản ứng phụ nặng nề của vắc xin ngừa thủy đậu. Những người có tiếp xúc trực tiếp với vị trí tiêm chủng hay các dụng cụ tiêm chủng cũng có nguy cơ bị các phản ứng phụ này do sự phơi nhiễm với virus.

15/ Vắc xin ngừa thương hàn

Tác dụng phụ của cả 2 loại vắc xin ngừa thương hàn đều nhẹ. Các tác dụng nặng hầu như không xảy ra.

  • Vắc xin bất hoạt
  • Các tác dụng phụ thường nhẹ: sốt (tần suất 1/100), nhức đầu (tần suất 3/100), viêm đỏ và tăng nhạy cảm vị trí tiêm chủng (tần suất 7/100).
  • Vắc xin sống giảm độc lực
  • Các tác dụng phụ thường nhẹ: sốt hay nhức đầu (tần suất 5/100), đau bụng, nôn ói, tiêu chảy (hiếm).

16/ Vắc xin ngừa lao

Phần lớn trẻ đều có phản ứng tại chỗ sau tiêm. Thông thường, sau tiêm BCG, tại chỗ tiêm sẽ nổi nốt nhỏ và biến mất sau 30 phút. Sau khoảng hai tuần, xuất hiện một vết loét đỏ có kích thước bằng đầu bút chì. Hai tuần kế, vết loét sẽ tự lành để lại một sẹo nhỏ có đường kính trung bình 5mm. Điều đó chứng tỏ trẻ đã có miễn dịch.

Những phản ứng khác:

Sưng hoặc áp-xe. Có thể nổi hạch ở nách hoặc khuỷa tay, một số trường hợp dẫn đến áp-xe. Nổi hạch hoặc áp-xe thường xảy ra do bơm kim tiêm không vô trùng hoặc tiêm quá nhiều vắc-xin, phổ biến nhất là thay vì tiêm trong da thì lại tiêm dưới da.

Có rất ít phản ứng nặng sau tiêm BCG. Khoảng 1/1.000.000 trường hợp bị nhiễm lao sau tiêm BCG, hay xảy ra ở những trường hợp nhiễm HIV hoặc thiếu hụt miễn dịch nặng.

Tài liệu tham khảo

    1. CDC. Recommendations for vaccin use and other preventive measures. Recommendations of the Immunization Practices Advisory Committee (ACIP). MMWR 1991; 40:1-28.

    2. CDC. Vaccin Information Statement 2008.

    4. UNICEF. Immunization Fact Sheet. 2006.

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

Năm 2020

Khách sạn Caravelle Saigon, Chủ nhật 21.1.2024 (9:00 - 11:15)

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Y học sinh sản số 68 ra mắt ngày 25 . 12 . 2023 và gửi đến quý ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK