Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 20-04-2009 8:22am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

dehydration

 

Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng thiếu máu do không tổng hợp đủ hemoglobin vì thiếu sắt.

 

 


Thiếu sắt (iron deficiency – ID) và thiếu máu thiếu sắt (iron deficiency anemia – IDA) được xem là một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng do có tỷ lệ cao, ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng, khả năng đề kháng nhiễm trùng và liên quan với tử vong ở trẻ < 2 tuổi.

Ước tính khoảng 25% dân số thế giới bị ảnh hưởng bởi ID, nhóm dân số thường bị nhất bao gồm trẻ 4-24 tháng tuổi, trẻ độ tuổi đến trường, nữ độ tuổi vị thành niên, phụ nữ mang thai. Trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ có nguy cơ ID gia tăng do nhu cầu sắt khá cao trong giai đoạn tăng trưởng tốc độ nhanh.

Trên thế giới, IDA phân bố tập trung phần lớn trong cộng đồng châu Phi vùng dưới Sahara và châu Á. Tại Iran, khoảng 30-50% phụ nữ và trẻ em có tình trạng IDA.

Xoay quanh vấn đề này, bác sĩ Seyed Mehdi, khoa Nhi, bệnh viện Golestan, Ahwaz, Iran và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu cắt ngang từ 04/2006 đến 03/2007 nhằm xác định xuất độ IDA ở trẻ em 12-15 tháng tuổi sống tại Ahwaz, Iran. Nghiên cứu gồm 126 trẻ khỏe mạnh với độ tuổi như trên đến khám tại phòng khám trực thuộc đại học khoa học y khoa. Tất cả trẻ được khám tổng quát và làm công thức máu, hemoglobin (Hb) và thể tích hồng cầu trung bình (MCV) được đo với máy Coulter Counter. Nồng độ ferritin huyết thanh được đo bằng phương pháp xạ miễn dịch. Tất cả cận lâm sàng trên được thực hiện tại cùng một phòng xét nghiệm. IDA được xác định khi Hb < 11 g/dL và ferritin < 12 µg/L. Những trẻ với tiền căn bệnh lý mạn tính hoặc điều kiện trong gia đình (di truyền, môi trường sống) dẫn đến các bất thường hấp thu, như bệnh celiac,… sẽ được loại trừ khỏi nghiên cứu.

Kết quả ghi nhận được cho thấy xuất độ ID và IDA lần lượt là 31,7% và 26,2%. Nguy cơ bị IDA ở trẻ được nuôi bằng sữa bò và trẻ không được bổ sung sắt sulfat cao hơn so với các trẻ khác.

ID và IDA rất thường gặp ở trẻ em, đặc biệt ở những nước đang phát triển. Tuy vậy, phương pháp phòng tránh khá đơn giản, tập trung vào việc khuyến khích cho trẻ bú mẹ kèm cho ăn dặm sớm từ tháng thứ 4 với khẩu phần đầy đủ chất theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Nếu không thể bú mẹ, nên thay thế bằng chế phẩm sữa có bổ sung sắt, đồng thời xem xét việc bổ sung sắt đường uống.

(Nguồn: Indian Journal of Pathology and Microbiology, 04/2009)

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK