Tin chuyên ngành
on Tuesday 07-07-2020 5:09pm
Danh mục: Sản khoa & nhi sơ sinh
NHS Lê Thị Thu Trâm – IVFMD Phú Nhuận
Bên cạnh việc cung cấp các chất dinh dưỡng, thực phẩm thiết yếu trong suốt thai kỳ thì việc vận động thể chất khi mang thai đem lại các hiệu quả tích cực về mặt sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Có nên tập thể dục trong thai kỳ?
Không hoạt động thể chất là yếu tố nguy cơ hàng đầu thứ tư gây tử vong sớm trên toàn thế giới. Trong thai kỳ, việc không vận động và tăng cân quá mức được xem là yếu tố gây nên béo phì và các biến chứng thai kỳ khác, đặc biệt là nguy cơ bệnh lý đái tháo đường. Một số quan điểm thể hiện rằng việc vận động trong thai kỳ có thể gây nên các nguy cơ như sẩy thai, thai nhi phát triển kém, chấn thương cơ xương hoặc sinh non,... tuy nhiên các quan ngại này được chứng minh là an toàn cho phụ nữ mang thai khi không có biến chứng kèm theo. Trong trường hợp không có biến chứng sản khoa hoặc chống chỉ định đặc biệt thì hoạt động thể chất ở phụ nữ mang thai được khuyến khích nên tiếp tục hoặc bắt đầu các hoạt động thể chất an toàn1.
Bản cập nhật năm 2018 của Hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) về hướng dẫn hoạt động thể chất khuyến nghị các thai phụ nên hoạt động thể chất ít nhất 150 phút mỗi tuần trong thai kỳ và thời kỳ hậu sản1. Theo hướng dẫn này, những phụ nữ thường xuyên tham gia vào các hoạt động aerobic cường độ mạnh hoặc những người từng tập luyện thể thao trước khi mang thai vẫn có thể tiếp tục hoạt động này trong thời kỳ mang thai và hậu sản.
Lợi ích của việc tập thể dục trong thai kỳ:
Các nghiên cứu quan sát cho thấy việc tập thể dục khi mang thai được chứng minh là có lợi, một số tác dụng có thể liệt kê như2:
- Tăng khả năng sinh ngả âm đạo
- Giảm tăng cân quá mức khi mang thai
- Giảm nguy cơ đái tháo đường thai kỳ
- Giảm tỉ lệ sinh non và mổ lấy thai
- Giảm nguy cơ trẻ nhẹ cân sau sinh
Một bài tập được coi là an toàn trong thai kỳ khi đảm bảo:
Thời điểm bắt đầu | Ba tháng đầu thai kỳ |
Thời lượng buổi tập | 30-60 phút |
Số lần tập luyện mỗi tuần | Ít nhất 3-4 lần/ tuần (sau đó là mỗi ngày) |
Cường độ | Nhịp tim thấp hơn 60-80% nhịp tim tối đa so với tuổi (*) |
Môi trường | Thông thoáng khí, tránh tiếp xúc lâu ở nhiệt độ cao |
Bảng tự báo cáo cường độ tập luyện (Thang điểm Borg) | Cường độ vừa phải (Mức 12-14 trong Thang điểm Borg) |
Người giám sát | Khuyến khích, nếu có thể |
Thời điểm kết thúc | Đến khi sinh xong (Tùy sức chịu đựng) |
(*): Luôn không vượt quá 140 lần/phút
Các dấu hiệu cảnh báo cần ngưng tập luyện ngay:
Các dấu hiệu cảnh báo cần ngưng tập luyện ngay:
- Ra huyết âm đạo
- Đau bụng
- Các cơn đau co thắt thường xuyên
- Rỉ ối
- Khó thở trước khi gắng sức
- Chóng mặt
- Đau đầu
- Đau ngực
- Yếu cơ ảnh hưởng đến sự cân bằng
- Đau bắp chân hoặc sưng
Thời điểm nào có thể bắt đầu tập thể dục lại sau khi sinh?
Thời kỳ hậu sản được tính từ sau khi sinh và kéo dài đến 6 tuần (42 ngày) sau sinh. Một số báo cáo cho thấy mức độ tham gia các chương trình tập luyện của phụ nữ thường có xu hướng giảm dần sau khi sinh con, đây cũng được xem là nguyên nhân gây nên vấn đề thừa cân và béo phì. Tiếp tục tập thể dục hoặc kết hợp các thói quen tập thể dục mới sau sinh rất quan trọng trong việc hỗ trợ các thói quen lành mạnh. Thời điểm an toàn để sản phụ bắt đầu tập luyện trở lại là vài ngày sau sinh hoặc khi cảm thấy đã sẵn sàng. Nếu mổ lấy thai hoặc có kèm theo các biến chứng trước đó thì các sản phụ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để có hướng tập luyện đúng mức.
Các lợi ích của việc tập thể dục sau sinh3:
Thời kỳ hậu sản được tính từ sau khi sinh và kéo dài đến 6 tuần (42 ngày) sau sinh. Một số báo cáo cho thấy mức độ tham gia các chương trình tập luyện của phụ nữ thường có xu hướng giảm dần sau khi sinh con, đây cũng được xem là nguyên nhân gây nên vấn đề thừa cân và béo phì. Tiếp tục tập thể dục hoặc kết hợp các thói quen tập thể dục mới sau sinh rất quan trọng trong việc hỗ trợ các thói quen lành mạnh. Thời điểm an toàn để sản phụ bắt đầu tập luyện trở lại là vài ngày sau sinh hoặc khi cảm thấy đã sẵn sàng. Nếu mổ lấy thai hoặc có kèm theo các biến chứng trước đó thì các sản phụ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để có hướng tập luyện đúng mức.
Các lợi ích của việc tập thể dục sau sinh3:
- Tăng cường và làm săn chắc cơ bụng
- Cung cấp thêm năng lượng làm việc
- Ngăn ngừa trầm cảm sau sinh hiệu quả
- Giảm căng thẳng, giúp ngủ sâu và ngon giấc hơn
- Giảm cân nặng đã tăng trong quá trình mang thai
- Cải thiện chức năng tim mạch của mẹ mà không ảnh hưởng đến thành phần, quá trình sản xuất sữa và sự phát triển của trẻ sơ sinh.
Khi đã chắc chắn sẵn sàng cho việc tập luyện sau sinh, phụ nữ nên bắt đầu từ các bài tập đơn giản giúp tăng cường các nhóm cơ chính như cơ lưng, cơ bụng và cố gắng đặt mục tiêu duy trì việc tập luyện ít nhất từ 20 đến 30 phút mỗi ngày. Dần dần hãy cố gắng chuyển sang các bài tập hoạt động thể lực với cường độ vừa phải để tăng nhịp tim như đi bộ nhanh hoặc đạp xe trên bề mặt phẳng. Các bài tập tăng cường cơ bụng bao gồm các bài gập bụng và bài tập Drawing-in (một động tác làm tăng áp lực cơ bụng bằng cách co kéo cơ bụng) được chứng minh là giảm thiểu tỷ lệ sa trực tràng ở phụ nữ sau sinh 1.
Ngoài ra còn có một số bài tập giúp tăng cường cơ bắp, đẩy mạnh hoạt động các nhóm cơ của cơ thể như chân, cánh tay, sàn chậu và hông như: Yoga, Pilates, nâng tạ, chống đẩy, gập bụng, Kegel, ...
Một số lời khuyên cho sản phụ khi sẵn sàng tập luyện:
- Mặc một chiếc áo ngực vừa vặn và nâng đỡ tốt để bảo vệ ngực.
- Nếu còn đang cho bé bú nên cho con bú hoặc vắt sữa trước khi tập luyện để tránh sự căng tức khó chịu.
- Lựa chọn quần áo rộng rãi, chất liệu thoáng mát.
- Luôn có sẵn chai nước và đảm bảo bản thân luôn được cấp nước đầy đủ trong quá trình tập luyện.
- Sử dụng các phần mềm tập luyện trên điện thoại và các ứng dụng sẵn có để duy trì động lực tập luyện hằng ngày.
- Nếu không thể sắp xếp để ra phòng tập được thì có thể lựa chọn tập luyện tại nhà với các chương trình trực tuyến được thiết kế riêng cho phụ nữ vừa sinh con.
Tài liệu tham khảo:
1. Physical Activity and Exercise During Pregnancy and the Postpartum Period. Accessed June 28, 2020. https://www.acog.org/en/Clinical/Clinical Guidance/Committee Opinion/Articles/2020/04/Physical Activity and Exercise During Pregnancy and the Postpartum Period
2. Berghella V, Saccone G. Exercise in pregnancy! Am J Obstet Gynecol. 2017;216(4):335-337. doi:10.1016/j.ajog.2017.01.023
3. Information NC for B, Pike USNL of M 8600 R, MD B, Usa 20894. WHO Technical Consultation on Postpartum Care. World Health Organization; 2010. Accessed June 28, 2020. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK310595/
Các tin khác cùng chuyên mục:
Làm thế nào để giảm nguy cơ đái tháo đường thai kỳ? - Ngày đăng: 26-06-2020
Táo bón trong thai kỳ - Ngày đăng: 22-06-2020
Hướng dẫn tạm thời của hiệp hội sản phụ khoa thế giới về COVID 19 trong thai kỳ và chu sinh: Thông tin dành cho nhân viên y tế - Ngày đăng: 29-04-2020
Làm thế nào để giảm nghén khi mang thai - Ngày đăng: 28-04-2020
Phụ nữ mang thai đi máy bay liệu có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? - Ngày đăng: 28-04-2020
Toxoplasmosis và thai kỳ - Ngày đăng: 22-01-2020
Siêu âm tim thai theo hướng dẫn thực hành ISUOG- AIUM - Ngày đăng: 11-11-2019
Thời điểm khởi phát chuyển dạ trên thai phụ con so không yếu tố nguy cơ: Đã đến lúc thay đổi? - Ngày đăng: 11-11-2019
Song thai một buồng ối- một bánh rau - Ngày đăng: 11-11-2019
Đái tháo đường thai kỳ Việt Nam: thực trạng& giải pháp - Ngày đăng: 11-11-2019
Cá thể hóa điều trị và dự phòng sinh non - Ngày đăng: 11-11-2019
Hồi phục sớm sau phẫu thuật sản phụ khoa - Ngày đăng: 11-11-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK