Tin chuyên ngành
on Tuesday 28-04-2020 8:34am
Danh mục: Sản khoa & nhi sơ sinh
CNHS Huỳnh Ngọc Kiều - IVFMD Phú Nhuận
Ngày nay khi phụ nữ tham gia nhiều hơn vào công việc, nhu cầu đi lại giữa các khu vực hay vùng lãnh thổ khác nhau để hoàn thành công việc cũng ngày càng nhiều hơn. Đặc biệt đó là đi lại bằng đường hàng không. Vậy làm cách nào để đảm bảo tính an toàn, thoải mái cho phụ nữ mang thai khi đi máy bay là vấn đề được quan tâm nhiều hiện nay.
Đi máy bay liệu có an toàn hay không?
Theo một nghiên cứu gần đây, việc di chuyển bằng máy bay trong thời kỳ mang thai là an toàn đối với thai kỳ khỏe mạnh, không có nguy cơ bệnh lý kèm theo [1]. Việc di chuyển bằng máy bay trong thời kỳ mang thai không làm gia tăng các nguy cơ hay biến chứng thai kỳ và hầu hết các hãng hàng không thương mại cho phép phụ nữ mang thai bay đến 36 tuần tuổi thai [2]. Tuy nhiên di chuyển bằng máy bay thường vẫn không được khuyến khích tại bất kỳ thời điểm thai kỳ nào nếu có các nguy cơ bệnh lý nội khoa và sản khoa. Bởi vì chuyến bay có thể làm nặng thêm tình trạng thai kỳ hoặc có khả năng cần phải cấp cứu.
Những nguy cơ khi di chuyển bằng máy bay đối với phụ nữ mang thai
Ảnh hưởng của tiếng ồn trong quá trình máy bay cất cánh và hạ cánh làm cho nhịp tim thai nhi tăng. Tuy nhiên ảnh hưởng là không đáng kể [2].
Hội đồng quốc gia về bảo vệ và đo lường bức xạ (NCRP) tại Hoa Kỳ và Ủy ban bảo vệ bức xạ quốc tế (ICRP) trên toàn thế giới đã đưa ra khuyến cáo giới hạn bức xạ tối đa phơi nhiễm 1 người/ 1 năm là 1000 mSv (100 rem) trong cộng đồng dân số chung và 1 mSv (0.1 rem) trong suốt 40 tuần thai kỳ. Ngay cả các chuyến bay xuyên lục địa dài nhất, phơi nhiễm bức xạ không quá 15% giới hạn trên, do đó hiếm khi vượt quá phơi nhiễm bức xạ thai. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cần được thông báo về vấn đề này [5].
Trong máy bay các chỉ số áp suất, độ ẩm và nồng độ oxy luôn thay đổi để duy trì áp lực cabin, cùng với những thay đổi của sinh lý thai kỳ sẽ dẫn đến tăng nhịp tim, tăng huyết áp, và giảm đáng kể khả năng thông khí của mẹ và thai nhi đặc biệt là đối với những phụ nữ mang thai có các vấn đề về tim mạch, bệnh lý về thiếu máu [1][2].
Việc ngồi lâu cố định một chỗ và độ ẩm thấp trong khoang máy bay kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ cũng dẫn đến nguy cơ phù chi dưới và huyết khối tĩnh mạch [4].
Tình trạng nghẹt mũi/ ù tai khi đi máy bay vì sự thay đổi áp suất không khí trong máy bay [4].
Tình trạng ốm nghén có thể trở nên tồi tệ hơn khi di chuyển bằng máy bay do sự gia tăng về độ cao, nhiệt độ, và nôn nhiều có thể làm cơ thể mất nước [4].
Những gì cần làm trong chuyến bay
Để giảm nguy cơ huyết khối tĩnh mạch trên những chuyến bay trung bình hoặc đường dài (hơn bốn giờ bay), thai phụ nên: mặc quần áo rộng và đi giày thoải mái, cố gắng ngồi ở lối đi và đi bộ thường xuyên quanh máy bay, tập thể dục tại chỗ cứ sau 30 phút hoặc lâu hơn – hãng hàng không sẽ cung cấp cho bạn thông tin về những điều này, uống nước lọc thường xuyên suốt chuyến bay vì một số trường hợp thai phụ nôn nhiều làm cơ thể mất nước, giảm các loại đồ uống có chứa cồn hoặc caffeine (cà phê, nước uống có ga), mang vớ ngừa dãn tĩnh mạch chân phù hợp với kích cỡ và loại của bạn [4]. Một số trường hợp bạn cần sử dụng thêm thuốc ngừa huyết khối tĩnh mạch vì thế bạn cần liên hệ với bác sĩ của mình [3].
Rối loạn thông khí và nguy cơ chấn thương trong hành trình bay không thể dự đoán trước, do đó bạn cần phải thắt dây an toàn liên tục khi ngồi. Dây an toàn cần được thắt thấp trên xương hông và dưới bụng của bạn [3][4].
Tránh dùng những đồ ăn hay thức uống có mùi và nên dùng thuốc chống nôn để phòng ngừa cho phụ nữ bị nôn hay say máy bay quá mức [3].
Những gì cần chuẩn bị trước chuyến bay
Bạn cần tìm hiểu kỹ về quy định của hãng hàng không đối với phụ nữ mang thai. Và để đảm bảo tốt nhất cho người mang thai, hầu hết các hãng hàng không thương mại trên thế giới cho phép vận chuyển hành khách mang thai cho đến tuổi thai 36 tuần [2]. Tại Việt Nam, các hãng hàng không cũng có những quy định cụ thể về việc vận chuyển hành khách mang thai như sau: [5]
- Dưới 32 tuần: được vận chuyển như hành khách thông thường.
- Từ 32 – 36 tuần: phải có giấy xác nhận sức khỏe trước chuyến bay.
- Trên 36 tuần hoặc có thời gian dự kiến sinh trong vòng 7 ngày, hoặc phụ nữ sau sinh 7 ngày: không được vận chuyển vì sự an toàn về sức khỏe.
- Các trường hợp đặc biệt: không xác định được rõ thời gian mang thai hay thời gian sinh; hoặc đã từng sinh đôi, sinh ba, đa thai…; có những trục trặc trong khi sinh; có thai bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Cần xác nhận sức khỏe trước chuyến bay.
Những vật dụng cần thiết bạn cần mang theo:
- Gối kê cổ.
- Nước uống đóng chai (nếu bay nội địa): di chuyển bằng máy bay có thể làm bạn mất nước nhanh.
- Một số đồ ăn nhẹ như bánh quy rất quan trọng với phụ nữ mang thai đi máy bay vì chúng có thể giúp kiểm soát buồn nôn.
- Mang theo tất cả các loại thuốc cần thiết.
Ngoài ra nếu cần thiết bạn cần tìm hiểu về thời tiết, tình hình dịch bệnh nơi mình sắp đến, trung tâm y tế bệnh viện cần thiết nếu như bạn chuyển dạ sớm.
Tài liệu tham khảo
- Petrikovsky B1, T. M. (2018). Transatlantic Air Travel in the Third Trimester of Pregnancy: Does It Affect the Fetus? 8(2), e71-e73. doi:10.1055/s-0038-1641584.
- Practice, A. C. (2009). ACOG Committee Opinion No. 746: Air Travel During Pregnancy. Obstet Gynecol., 132(2), e64-e66. doi:10.1097/AOG.0000000000002757.
- RANZCOG. (2016). Travelling during Pregnancy. Retrieved from https://ranzcog.edu.au/RANZCOG_SITE/media/RANZCOG-MEDIA/Women%27s%20Health/Patient%20information/Travelling-during-pregnancy-pamphlet.pdf .
- RCOG. (2015). Air travel and pregnancy. Retrieved from https://www.rcog.org.uk/globalassets/documents/patients/patient-information-leaflets/pregnancy/air-travel-pregnancy.pdf.
- https://vietnamairlinesvn.com/quy-dinh-doi-voi-phu-nu-mang-thai-di-may-bay-vietnamairlines.html.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Toxoplasmosis và thai kỳ - Ngày đăng: 22-01-2020
Siêu âm tim thai theo hướng dẫn thực hành ISUOG- AIUM - Ngày đăng: 11-11-2019
Thời điểm khởi phát chuyển dạ trên thai phụ con so không yếu tố nguy cơ: Đã đến lúc thay đổi? - Ngày đăng: 11-11-2019
Song thai một buồng ối- một bánh rau - Ngày đăng: 11-11-2019
Đái tháo đường thai kỳ Việt Nam: thực trạng& giải pháp - Ngày đăng: 11-11-2019
Cá thể hóa điều trị và dự phòng sinh non - Ngày đăng: 11-11-2019
Hồi phục sớm sau phẫu thuật sản phụ khoa - Ngày đăng: 11-11-2019
Cảm – Cúm trong thai kỳ - Ngày đăng: 11-11-2019
Hướng dẫn đánh giá nguy cơ & dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch trong sản phụ khoa - từ Châu Á đến Việt Nam - Ngày đăng: 11-11-2019
Progesterone trong thai kỳ: từ phôi làm tổ đến trẻ sinh sống - Ngày đăng: 11-11-2019
Bằng chứng cập nhật về các lựa chọn hỗ trợ hoàng thể trong hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 11-11-2019
Bệnh dại và thai kỳ - Ngày đăng: 27-09-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK