Tin chuyên ngành
on Wednesday 22-01-2020 11:25am
Danh mục: Sản khoa & nhi sơ sinh
NHS. Nguyễn Thị Ngọc Nữ - IVFMD, Bệnh viện Mỹ Đức Tân Bình
1. Tổng quan và dịch tễ
Toxoplasmosis là vấn đề sức khỏe toàn cầu, phổ biến ở các nước đang phát triển và cả các quốc gia phát triển. Tại Hoa Kỳ, ước tính 11% dân số từ 6 tuổi trở lên có nhiễm Toxoplasma. Ở nhiều nơi khác trên thế giới, báo cáo cho thấy hơn 60% ở một số quần thể dân số bị nhiễm Toxoplasma [7]. Toxoplasmosis không có giới hạn về ranh giới hoặc chủng tộc vì tầm quan trọng của bệnh đã được báo cáo ở nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm Hoa Kỳ (11%), Anh (9%), Singapore (17%), Chile (39%), Trung Quốc (11%), Brazil (50%), Nepal (55%) và Nigeria (78%) [1]. Nhiễm trùng này thường cao nhất ở các khu vực trên thế giới có khí hậu nóng ẩm và độ cao thấp hơn, bởi vì các nang trứng sống sót tốt hơn trong các môi trường này [7].
2. Con đường lây truyền
Toxoplasma gondii là loại ký sinh trùng đơn bào gây nhiễm hầu hết các động vật máu nóng, bao gồm cả con người, và được coi là một trong những mầm bệnh sinh vật nhân thực phổ biến nhất [5]. Toxoplasmosis không truyền từ người sang người, chủ yếu từ thực phẩm và từ động vật sang người, ngoại trừ trường hợp từ mẹ sang con (bẩm sinh) hoặc trường hợp hiếm như truyền máu, ghép tạng [7].
Toxoplasmosis là vấn đề sức khỏe toàn cầu, phổ biến ở các nước đang phát triển và cả các quốc gia phát triển. Tại Hoa Kỳ, ước tính 11% dân số từ 6 tuổi trở lên có nhiễm Toxoplasma. Ở nhiều nơi khác trên thế giới, báo cáo cho thấy hơn 60% ở một số quần thể dân số bị nhiễm Toxoplasma [7]. Toxoplasmosis không có giới hạn về ranh giới hoặc chủng tộc vì tầm quan trọng của bệnh đã được báo cáo ở nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm Hoa Kỳ (11%), Anh (9%), Singapore (17%), Chile (39%), Trung Quốc (11%), Brazil (50%), Nepal (55%) và Nigeria (78%) [1]. Nhiễm trùng này thường cao nhất ở các khu vực trên thế giới có khí hậu nóng ẩm và độ cao thấp hơn, bởi vì các nang trứng sống sót tốt hơn trong các môi trường này [7].
2. Con đường lây truyền
Toxoplasma gondii là loại ký sinh trùng đơn bào gây nhiễm hầu hết các động vật máu nóng, bao gồm cả con người, và được coi là một trong những mầm bệnh sinh vật nhân thực phổ biến nhất [5]. Toxoplasmosis không truyền từ người sang người, chủ yếu từ thực phẩm và từ động vật sang người, ngoại trừ trường hợp từ mẹ sang con (bẩm sinh) hoặc trường hợp hiếm như truyền máu, ghép tạng [7].
a. Trong con đường lây truyền từ thức ăn, dạng mô của ký sinh trùng (một nang siêu nhỏ bao gồm các bradyzoite) có thể truyền sang người bởi:
- Ăn thịt chưa nấu chín, thịt bị ô nhiễm (đặc biệt là thịt lợn, thịt cừu và thịt nai) hoặc động vật có vỏ (như hàu, sò và trai).
- Vô tình ăn phải thịt chưa nấu chín, thịt bị ô nhiễm hoặc động vật có vỏ sau khi xử lý và không rửa tay kỹ (Toxoplasma có thể được hấp thụ qua da nguyên vẹn).
- Ăn thực phẩm bị ô nhiễm bởi dao, dụng cụ, thớt hoặc các thực phẩm khác có tiếp xúc với thịt hoặc động vật có vỏ sống, bị ô nhiễm.
- Uống sữa dê chưa tiệt trùng (tachyzoites) [7]
b. Trong con đường lây truyền từ động vật:
- Mèo đóng vai trò quan trọng trong sự lan truyền của bệnh Toxoplasmosis. Chúng bị nhiễm bệnh do ăn động vật gặm nhấm, chim hoặc động vật nhỏ khác. Ký sinh trùng sau đó được truyền qua phân mèo ở dạng nang trứng, với kích thước rất nhỏ. Mèo con và mèo trưởng thành có thể thải ra hàng triệu nang trứng trong phân trong vòng 3 tuần sau khi bị nhiễm bệnh. Chúng ta sẽ vô tình bị nhiễm khi làm vệ sinh hộp cát của mèo.
- Vô tình nuốt phải nang trứng sau khi chạm hoặc ăn bất cứ thứ gì đã tiếp xúc với phân mèo có chứa Toxoplasma.
- Vô tình nuốt phải các nang trứng trong đất bị ô nhiễm (ví dụ: không rửa tay sau khi làm vườn hoặc ăn trái cây hoặc rau quả chưa rửa từ vườn).
- Nước uống bị nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma.
3. Ảnh hưởng của Toxoplasmosis lên thai kỳ và trẻ sinh ra
Ký sinh trùng Toxoplasma có thể tồn tại trong thời gian dài trong cơ thể người (và các động vật khác), thậm chí có thể suốt đời. Tuy nhiên, trong số những người bị nhiễm bệnh, rất ít người có triệu chứng vì hệ thống miễn dịch của một người khỏe mạnh thường kiểm soát để ký sinh trùng không gây bệnh. Nhưng ở phụ nữ mang thai và các đối tượng có vấn đề về hệ miễn dịch cần thận trọng vì nhiễm trùng Toxoplasma có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng [2]. Bệnh nhân suy giảm miễn dịch thường mắc bệnh hệ thần kinh trung ương (CNS) nhưng có thể bị viêm võng mạc, viêm phổi hoặc bệnh hệ thống khác [6].
Toxoplasma gondii là một trong số ít mầm bệnh có thể đi qua nhau thai [3]. Thông thường, nếu một phụ nữ đã bị nhiễm bệnh trước khi mang thai, thai nhi sẽ được bảo vệ vì người mẹ đã tạo miễn dịch. Tuy nhiên, nếu nhiễm trùng mắc phải trong thai kỳ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng cho thai nhi như sẩy thai, thai chết lưu, sinh non, dị tật và rối loạn thần kinh và/hoặc mắt ở trẻ sơ sinh [5,6]. Tần suất và mức độ nghiêm trọng của sự lây truyền thay đổi theo tuổi thai. Theo một số nghiên cứu, trong hai tam cá nguyệt đầu tiên, nhiễm toxoplasmosis cấp tính được đặc trưng bởi các triệu chứng nhiễm trùng, gan lách to, giảm tiểu cầu, tăng bilirubin máu, và nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương. Thể thứ hai thường đặc trưng bởi viêm màng não kết hợp với viêm võng mạc, tràn dịch não, vôi hóa nội sọ, microphthalmia và microcephaly, cũng như vôi hóa hoại tử phát triển từ phản ứng viêm, đến mức sẩy thai tự nhiên [3]. Ngược lại, phần lớn thai nhi bị nhiễm bệnh trong tam cá nguyệt thứ ba thường ít bệnh lý khi sinh. Tuy nhiên, khoảng 30 -70% số trẻ sinh ra có bất thường lâm sàng và không được phát hiện ban đầu, những đứa trẻ này thường bị viêm màng đệm, giảm thính lực, chậm phát triển trí tuệ về sau trong cuộc sống [4].
4. Điều trị và dự phòng bệnh Toxoplasmosis
a. Điều trị:
- Hầu hết người khỏe mạnh tự phục hồi mà không cần điều trị. Những người có chỉ định điều trị được kết hợp các loại thuốc như pyrimethamine và sulfadiazine, và acid folinic [8].
- Đối với phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ dưới 7 tuổi có thể được điều trị nhưng không loại bỏ hoàn toàn [8].
b. Dự phòng:
- Về thực phẩm:
- Nấu chín.
- Gọt vỏ hoặc rửa trái cây và rau quả kỹ trước khi ăn.
- Rửa thớt, bát đĩa, quầy, dụng cụ và tay bằng nước xà phòng sau khi tiếp xúc với thịt sống, thịt gia cầm, hải sản, hoặc trái cây hoặc rau quả chưa rửa.
- Tránh uống nước chưa được khử trùng.
- Không uống sữa dê chưa tiệt trùng.
- Không ăn hàu sống, trai hoặc sò chưa nấu chín (những thứ này có thể bị nhiễm Toxoplasma đã rửa trôi vào nước biển).
- Về thú nuôi (mèo):
- Tránh thay đổi mèo.
- Cần thay đổi hộp cát hàng ngày vì ký sinh trùng Toxoplasma có thể lây nhiễm cho người trong vòng từ 1 đến 5 ngày sau khi nó được thải ra trong phân mèo.
- Cho mèo ăn thức ăn khô hoặc đóng hộp, chế biến sẵn, không cho ăn thịt sống hoặc nấu chưa chín.
- Giữ mèo trong nhà.
- Tránh để mèo đi lạc, đặc biệt là mèo con. Không nên nuôi mèo mới trong khi bạn đang mang thai.
- Che đậy hoặc bao phủ những hộp cát để ngoài.
- Mang găng tay khi làm vườn và trong khi tiếp xúc với đất hoặc cát vì bạn có thể bị nhiễm phân mèo có chứa Toxoplasma. Rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi làm vườn hoặc tiếp xúc với đất hoặc cát [9].
TẢI LIỆU THAM KHẢO
[1] Oyeyemi OT, Oyeyemi IT, Adesina IA, Tiamiyu AM, Oluwafemi YD, Nwuba RI, Grenfell RFQ. Toxoplasmosis in pregnancy: a neglected bane but a serious threat in Nigeria. Parasitology. 2019 Nov 6:1-8
[2] Centers for Disease Control anh Prevention. https://www.cdc.gov/parasites/toxoplasmosis/gen_info/faqs.html. Last accessed on September 28, 2018
[3] Pfaff AW, Candolfi E. New insights in toxoplasmosis immunology during pregnancy. Perspective for vaccine prevention. Parassitologia. 2008 Jun;50(1-2):55-8
[4] Lange AE, Thyrian JR, Wetzka S, et al. The impact of socioeconomic factors on the efficiency of voluntary toxoplasmosis screening during pregnancy: a population-based study. BMC Pregnancy Childbirth. 2016;16(1):197. Published 2016 Jul 29.
[5] Liu Q, Wang ZD, Huang SY, Zhu XQ. Diagnosis of toxoplasmosis and typing of Toxoplasma gondii. Parasit Vectors. 2015;8:292. Published 2015 May 28.
[6] da Silva RJ, Gomes AO, Franco PS, et al. Enrofloxacin and Toltrazuril Are Able to Reduce Toxoplasma gondii Growth in Human BeWo Trophoblastic Cells and Villous Explants from Human Third Trimester Pregnancy. Front Cell Infect Microbiol. 2017;7:340. Published 2017 Jul 26.
[7] Centers for Disease Control anh Prevention. https://www.cdc.gov/parasites/toxoplasmosis/epi.html. Last accessed on September 4, 2018.
[8] Centers for Disease Control anh Prevention. ttps://www.cdc.gov/parasites/toxoplasmosis/treatment.html. Last accessed on September 4, 2018
[9] Centers for Disease Control anh Prevention https://www.cdc.gov/parasites/toxoplasmosis/prevent.html. Last accessed on September 27, 2018
[2] Centers for Disease Control anh Prevention. https://www.cdc.gov/parasites/toxoplasmosis/gen_info/faqs.html. Last accessed on September 28, 2018
[3] Pfaff AW, Candolfi E. New insights in toxoplasmosis immunology during pregnancy. Perspective for vaccine prevention. Parassitologia. 2008 Jun;50(1-2):55-8
[4] Lange AE, Thyrian JR, Wetzka S, et al. The impact of socioeconomic factors on the efficiency of voluntary toxoplasmosis screening during pregnancy: a population-based study. BMC Pregnancy Childbirth. 2016;16(1):197. Published 2016 Jul 29.
[5] Liu Q, Wang ZD, Huang SY, Zhu XQ. Diagnosis of toxoplasmosis and typing of Toxoplasma gondii. Parasit Vectors. 2015;8:292. Published 2015 May 28.
[6] da Silva RJ, Gomes AO, Franco PS, et al. Enrofloxacin and Toltrazuril Are Able to Reduce Toxoplasma gondii Growth in Human BeWo Trophoblastic Cells and Villous Explants from Human Third Trimester Pregnancy. Front Cell Infect Microbiol. 2017;7:340. Published 2017 Jul 26.
[7] Centers for Disease Control anh Prevention. https://www.cdc.gov/parasites/toxoplasmosis/epi.html. Last accessed on September 4, 2018.
[8] Centers for Disease Control anh Prevention. ttps://www.cdc.gov/parasites/toxoplasmosis/treatment.html. Last accessed on September 4, 2018
[9] Centers for Disease Control anh Prevention https://www.cdc.gov/parasites/toxoplasmosis/prevent.html. Last accessed on September 27, 2018
Từ khóa: Toxoplasmosis và thai kỳ
Các tin khác cùng chuyên mục:
Siêu âm tim thai theo hướng dẫn thực hành ISUOG- AIUM - Ngày đăng: 11-11-2019
Thời điểm khởi phát chuyển dạ trên thai phụ con so không yếu tố nguy cơ: Đã đến lúc thay đổi? - Ngày đăng: 11-11-2019
Song thai một buồng ối- một bánh rau - Ngày đăng: 11-11-2019
Đái tháo đường thai kỳ Việt Nam: thực trạng& giải pháp - Ngày đăng: 11-11-2019
Cá thể hóa điều trị và dự phòng sinh non - Ngày đăng: 11-11-2019
Hồi phục sớm sau phẫu thuật sản phụ khoa - Ngày đăng: 11-11-2019
Cảm – Cúm trong thai kỳ - Ngày đăng: 11-11-2019
Hướng dẫn đánh giá nguy cơ & dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch trong sản phụ khoa - từ Châu Á đến Việt Nam - Ngày đăng: 11-11-2019
Progesterone trong thai kỳ: từ phôi làm tổ đến trẻ sinh sống - Ngày đăng: 11-11-2019
Bằng chứng cập nhật về các lựa chọn hỗ trợ hoàng thể trong hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 11-11-2019
Bệnh dại và thai kỳ - Ngày đăng: 27-09-2019
Bổ sung vitamin nào tốt nhất trước khi sinh - Ngày đăng: 25-09-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK