Một nghiên cứu cho thấy việc phơi nhiễm với nồng độ cao các phần tử trong không khí có đường kính khoảng 2,5 mcm (PM 2.5) có liên quan đến việc giảm độ di động của tinh trùng trong 2-3 tháng sau.
Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy phơi nhiễm với không khí ô nhiễm làm suy yếu các chỉ số của tinh trùng. Ahmad Hammoud và các cộng sự (thuộc đại học Utah, thành phố Salt Lake, Mỹ) phát hiện ra PM là một chỉ số đáng quan tâm vì chúng có thể mang nhiều nguyên tố chỉ điểm và các hydrocarbon vòng thơm chịu trách nhiệm cho các rối loạn nội tiết.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích hàng tháng độ PM 2,5 trung bình trong vòng 5 năm và mối liên quan giữa độ trung bình này và các chỉ số của tinh trùng từ 1699 mẫu tinh dịch và 877 mẫu lọc rửa bơm ở nam giới với độ tuổi trung bình là 32,8 tuổi.
Sau khi đã điều chỉnh các sai số do khí hậu và theo mùa, các tác giả đã phát hiện độ di động của tinh trùng tỷ lệ nghịch với nồng độ PM 2,5 trong 2-3 tháng trước khảo sát. Tuy nhiên, không có mối liên hệ nào được tìm thấy giữa hình dạng và nồng độ tinh trùng với mức độ PM 2,5 trong 2 tháng trước khảo sát và mức độ PM 2,5 hiện tại khi khảo sát. Các tác giả cũng tìm ra rằng sự tăng nồng độ PM 2,5 lên đến 10 mcg/m3 làm giảm độ di động của tinh trùng xuống 3,4% sau 2 tháng phơi nhiễm và 2,7% sau 3 tháng phơi nhiễm.
Dựa vào kết quả này, các tác giả khuyến cáo cần quan tâm đến cả sức khoẻ sinh sản chứ không chỉ là vấn đề hô hấp trước tình trạng ô nhiễm không khí như hiện nay.
Nguồn: Fertility and Sterility 2009; Advance online publication
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ