Tin tức
on Wednesday 02-05-2018 2:43pm
Danh mục: Tin trong nước
Chiều ngày 21/4/2018, Hội nội tiết sinh sản và Vô sinh Tp.HCM đã tổ chức Hội thảo thực hành SGART lần XI với chủ đề “ỨNG DỤNG PGS/PGD TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG” tại khách sạn The Reverie Saigon, Tp.HCM. Hội thảo thu hút được sự quan tâm của hơn một trăm bác sĩ lâm sàng và chuyên viên phôi học trên khắp cả nước với mục đích cập nhật kiến thức, nghiên cứu mới về kỹ thuật PGS/PGD cũng như ứng dụng của kỹ thuật này trong điều trị hiếm muộn.
PGS/ PGD là kỹ thuật tầm soát/ chẩn đoán di truyền tiền làm tổ để phát hiện những bất thường nhiễm sắc thể của phôi (thực hiện IVF/ICSI) trước khi chuyển vào cơ thể mẹ. Kỹ thuật PGS dùng để tầm soát những phôi lệch bội trên bố mẹ mang nhiễm sắc thể thường trong khi kỹ thuật PGD dùng để chẩn đoán những bất thường di truyền đã biết trước ở một trong hai hoặc cả bố và mẹ. Hiện nay, 2 loại xét nghiệm di truyền này được gọi chung là PGTs.
Mở đầu hội thảo, ThS Huỳnh Gia Bảo đã trình bày tổng quan về PGS/PGD cung cấp những kiến thức cơ bản đồng thời nêu lên một số tiêu chí được quan tâm trong kỹ thuật này. Điểm nổi bật của hội thảo là bài trình bày “Ca lâm sàng: cách cho chỉ định dựa trên hồ sơ bệnh án, cách đọc kết quả di truyền, lựa chọn phôi chuyển” của ThS. Nguyễn Ngọc Quỳnh và ThS. Mã Phạm Quế Mai. Bài trình bày đã cung cấp thông tin chi tiết về qui trình thực hiện PGS/PGD trên một số trường hợp bệnh cụ thể từ việc chỉ định kỹ thuật dựa trên bệnh án của bệnh nhân, cách đọc kết quả sau xét nghiệm di truyền đến kết quả của bệnh nhân sau khi chuyển phôi. Bên cạnh đó, hội thảo còn cung cấp thêm kiến thức xoay quanh kỹ thuật PGS/PGD như kỹ thuật sinh thiết phôi ngày 4, ngày 5; những vấn đề cần lưu ý trong quá trình sinh thiết; kết quả cũng như giải pháp chẩn đoán bất thường di truyền bằng kỹ thuật giải trình tự thế hệ mới tại Việt Nam.
Hai buổi thảo luận cuối hai phiên hội thảo diễn ra sôi nổi với nhiều câu hỏi và câu trả lời ấn tượng. Hội thảo đã kết thúc thành công tốt đẹp với nhiều thông tin bổ ích và thiết thực cùng với sự quan tâm của quý đồng nghiệp đến tham dự. Hội thảo đã cung cấp thêm thông tin về kỹ thuật PGS/PGD và mở ra hy vọng lựa chọn phôi chuyển mang số lượng nhiễm sắc thể bình thường cho bệnh nhân và góp phần loại trừ các kiểu gen xấu khỏi cộng đồng.
PGS/ PGD là kỹ thuật tầm soát/ chẩn đoán di truyền tiền làm tổ để phát hiện những bất thường nhiễm sắc thể của phôi (thực hiện IVF/ICSI) trước khi chuyển vào cơ thể mẹ. Kỹ thuật PGS dùng để tầm soát những phôi lệch bội trên bố mẹ mang nhiễm sắc thể thường trong khi kỹ thuật PGD dùng để chẩn đoán những bất thường di truyền đã biết trước ở một trong hai hoặc cả bố và mẹ. Hiện nay, 2 loại xét nghiệm di truyền này được gọi chung là PGTs.
Mở đầu hội thảo, ThS Huỳnh Gia Bảo đã trình bày tổng quan về PGS/PGD cung cấp những kiến thức cơ bản đồng thời nêu lên một số tiêu chí được quan tâm trong kỹ thuật này. Điểm nổi bật của hội thảo là bài trình bày “Ca lâm sàng: cách cho chỉ định dựa trên hồ sơ bệnh án, cách đọc kết quả di truyền, lựa chọn phôi chuyển” của ThS. Nguyễn Ngọc Quỳnh và ThS. Mã Phạm Quế Mai. Bài trình bày đã cung cấp thông tin chi tiết về qui trình thực hiện PGS/PGD trên một số trường hợp bệnh cụ thể từ việc chỉ định kỹ thuật dựa trên bệnh án của bệnh nhân, cách đọc kết quả sau xét nghiệm di truyền đến kết quả của bệnh nhân sau khi chuyển phôi. Bên cạnh đó, hội thảo còn cung cấp thêm kiến thức xoay quanh kỹ thuật PGS/PGD như kỹ thuật sinh thiết phôi ngày 4, ngày 5; những vấn đề cần lưu ý trong quá trình sinh thiết; kết quả cũng như giải pháp chẩn đoán bất thường di truyền bằng kỹ thuật giải trình tự thế hệ mới tại Việt Nam.
Hai buổi thảo luận cuối hai phiên hội thảo diễn ra sôi nổi với nhiều câu hỏi và câu trả lời ấn tượng. Hội thảo đã kết thúc thành công tốt đẹp với nhiều thông tin bổ ích và thiết thực cùng với sự quan tâm của quý đồng nghiệp đến tham dự. Hội thảo đã cung cấp thêm thông tin về kỹ thuật PGS/PGD và mở ra hy vọng lựa chọn phôi chuyển mang số lượng nhiễm sắc thể bình thường cho bệnh nhân và góp phần loại trừ các kiểu gen xấu khỏi cộng đồng.
CN. Lê Thị Bích Phượng - IVFMD
Các tin khác cùng chuyên mục:
Sau 20 năm 3 em bé ống nghiệm đầu tiên chào đời, y học Việt Nam chạm cột mốc mới - Ngày đăng: 02-05-2018
Hành trình 20 năm của những đứa trẻ thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 02-05-2018
Ba 'em bé' thụ tinh ống nghiệm đầu tiên ở VN tròn 20 tuổi - Ngày đăng: 01-05-2018
Phụ nữ ngày càng khó có con - Ngày đăng: 01-05-2018
Phái mạnh đang... yếu dần - Ngày đăng: 10-04-2018
Mối tương quan giữa các dạng phân cắt phôi sớm với sự phát triển in vitro và sự làm tổ của phôi - Ngày đăng: 01-03-2018
Tác động của phôi bào đa nhân lên tiềm năng phát triển, động học hình thái và sự lệch bội của phôi - Ngày đăng: 01-03-2018
Hội nghị mãn kinh lần VI - Ngày đăng: 23-01-2018
Một nghiên cứu trong lĩnh vực Sản Phụ khoa thực hiện tại Việt Nam được công bố trên tạp chí New England Journal of Medicine - Ngày đăng: 14-01-2018
Hỏi đáp Bác sĩ - ThS.BS Hồ Mạnh Tường: Vươn ra biển lớn - Ngày đăng: 27-12-2017
PreCongress Hội nghị Khoa học thường niên HOSREM lần XVIII - Ngày đăng: 06-12-2017
Hội nghị khoa học thường niên lần XIII - Ngày đăng: 06-12-2017
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK