Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 12-09-2008 3:23am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin cộng đồng

thaiSử dụng thuốc khi mang thai sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi. Ngay cả loại thuốc từ thiên nhiên cũng vậy.


Thai phụ nên giữ sức khỏe để không mắc bệnh, đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu mắc các bệnh như: cảm cúm, sốt, ho, bệnh về da... bạn phải làm sao?

Trên nguyên tắc, thai phụ phải đến bác sĩ để được kê toa hoặc có phương pháp điều trị thích hợp. Nếu bạn có thói quen tự kê toa cho mình, hãy chú ý đến những thông tin sau đây.

Ảnh hưởng của thuốc lên thai nhi

Thông thường, khi thai phụ dùng thuốc, chúng sẽ đi qua bánh nhau và gây ảnh hưởng đến thai nhi. Mức độ ảnh hưởng của thuốc tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của bào thai, loại thuốc và liều lượng. Nếu người mẹ uống thuốc trong giai đoạn thai nhi hình thành và phát triển các cơ quan nội tạng (tuần thứ 3 - 8), thai nhi có thể bị ảnh hưởng, gây sẩy thai hoặc dị tật thai nhi. Nhiều loại thuốc gây ra tình trạng quá tải, chẳng hạn như khi dùng vitamin A quá liều. Có thuốc gây mất sữa, co bóp tử cung...

Những nhóm thuốc gây ảnh hưởng lên thai nhi gồm:

- Thuốc kháng sinh: Gây vàng da, thai chết lưu, tổn thương não, dị tật, làm cho răng và xương vàng...

- Thuốc trị bệnh về da: Có thể gây dị tật thai, bệnh tim mạch, bệnh về tai hoặc não úng thủy.

- Thuốc điều trị các bệnh về tuyến giáp: Gây nguy cơ cường giáp, nhược giáp hoặc suy giáp.

- Các loại thuốc kháng viêm không chứa treroid khi dùng liều cao có thể làm chậm quá trình chuyển dạ, thai nhi bị tổn thương não, thiếu nước ối, thai phụ bị xuất huyết nhiều sau khi sinh, làm cho thận, gan của trẻ bị suy ngay từ trong bụng mẹ... Ngoài ra, các loại thuốc khác như nhóm streptomycin, an thần, giảm đau, tim mạch, động kinh... cũng gây ra nhiều nguy cơ cho thai nhi.

Một số thai phụ chọn cách tự chữa bệnh bằng những loại thảo dược từ thiên nhiên. Đây là một lựa chọn đáng cân nhắc nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ như: ngộ độc, nhiễm độc thai hoặc sẩy thai.

Sử dụng thảo dược cũng cần lưu ý

- Gừng: Chứa chất kháng viêm và chất chống ô-xy hóa, được dùng để chữa chứng khó tiêu, ợ, cảm cúm, xoa dịu tình trạng nôn nghén. Thế nhưng, việc dùng quá nhiều gia vị này có thể ảnh hưởng đến màng nhầy của tử cung, gây sẩy thai.

- Cúc dại (Echinacea): Ngăn ngừa cảm cúm, nhiễm khuẩn và tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

- Lô hội: Có tác dụng nhuận tràng và giúp thai phụ giải tỏa được sự khó chịu của chứng táo bón.

Nhiều loại thảo mộc khác cũng có ích cho sức khỏe thai phụ. Dù vậy, trước khi dùng bất kỳ thảo dược nào, thai phụ cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Theo tiepthi.gif

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Đừng nghĩ oan cho thuốc ngừa thai! - Ngày đăng: 09-09-2008
Bệnh tiểu đường và thai kỳ - Ngày đăng: 09-09-2008
Trẻ bú mẹ có trái tim khỏe - Ngày đăng: 09-09-2008
Đẩy lùi chứng đau lưng sau sinh - Ngày đăng: 09-09-2008
Cách chăm sóc da cho bà bầu - Ngày đăng: 21-08-2007
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

Năm 2020

Khách sạn Caravelle Saigon, Chủ nhật 21.1.2024 (9:00 - 11:15)

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Y học sinh sản số 68 ra mắt ngày 25 . 12 . 2023 và gửi đến quý ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK