Tới giai đoạn thứ ba của thai kỳ, tức là vào những tháng 7, 8, 9, em bé của bạn đã có được đầy đủ những khả năng nghe, nhìn, cảm nhận âm thanh, ánh sáng qua bụng mẹ. Hãy chơi với bé ngay từ giai đoạn này, đáp lại những hành động của bé, để bé cảm nhận được tình thương yêu của bạn càng sớm càng tốt nhé.
Nói chuyện với bé
Khi làm những việc có liên quan đến bé, như đi shopping sắm đồ cho bé, chuẩn bị phòng, chỗ ngủ, giặt quần áo, tự tay làm những món đồ chơi… hãy nói chuyện với bé về những việc đó. Cả những việc vui buồn hàng ngày, kể cho bé nghe về các thành viên trong gia đình, có thể bé chưa thực sự hiểu nội dung của từng lời nói, nhưng bé sẽ nghe và quen với giọng nói của bạn, cách nói chuyện mà bạn dành cho bé. Đừng quên “rủ rê” bố của bé nói chuyện với bé nữa nhé. Các nhà khoa học cho rằng, ngoài việc tạo sợi dây kết nối để bé cảm thấy quen thuộc khi nghe giọng nói của mẹ khi ra đời, đây còn là cách để bé tự xây dựng tư duy ngôn ngữ ngay từ trong bụng mẹ.
Đáp lại những “cú đạp” và cựa mình của bé
Ở giai đoạn ba của thai kỳ, bé cựa mình và đạp khá nhiều. Mỗi lần như vậy, bạn hoặc chồng của bạn hãy cùng bé chơi trò “trốn - tìm” bằng cách chạm ấn nhẹ vào chỗ bé vừa đạp, nếu bé tiếp tục đạp ở một vị trí khác, tiếp tục lại ấn nhẹ vào đó. Hoặc đơn giản hơn là xoa bụng và nói những câu nói cưng nựng bé kiểu như: “A! Mẹ thấy cái chân bé xíu đây rồi nhé!” hay “Cú đấm này mạnh đây, bé của mẹ thích thể dục quá ha!” Chơi với bé kiểu như vậy sẽ giúp bé phát triển tư duy, đẩy mạnh các hoạt động của não bộ ngay từ khi bé còn chưa chào đời. Và chắc chắn bạn cũng sẽ thấy gần gũi với bé hơn rất nhiều đấy!
“Mở rộng” thực đơn với những món ăn mới
Cùng bé làm quen với những món ăn mới có thể hạn chế phần nào phản ứng của cơ thể bé sau này với món ăn đó, kiểu phản ứng mà chúng ta hay gọi là dị ứng. Và bạn biết không, biết được nhiều mùi vị của các món ăn khác nhau qua nhau thai cũng giúp bé không quá kén chọn các món ăn, và ăn uống dễ dàng hơn sau này. Thậm chí, bạn cũng sẽ cảm nhận được bé thể hiện việc thích hay không thích các món ăn theo những cách rất khác nhau.
Viết nhật ký cho bé
Về những lần đi khám thai, siêu âm và bạn nhìn thấy bé. Hay những món quà và câu chuyện về bé mà mọi người nhắc đến. Bất kỳ điều gì liên quan đến bé mà bạn muốn ghi lại, hãy viết vào một cuốn sổ, hoặc blog để sau này bạn có cơ hội kể cho bé nghe về việc bé đã lớn lên trong bụng mẹ và ra đời như thế nào.
Thư giãn và ngồi nghĩ về bé
Một lúc nào đó trong ngày, ngồi thư giãn, nhắm mắt lại, đặt tay lên bụng, hít thở sâu và nghĩ về bé. Tưởng tượng những hành động mà bé đang làm, ví dụ như tưởng tượng bé đang mút tay, mắt tròn xoe mỉm cười nhìn bạn, hay đang mếu máo vì không được bế ẵm… Xây dựng sợi dây kết nối giữa bạn và bé ngay từ bây giờ bằng cách để bé cảm nhận được tình thương yêu, sự yên bình khi ở bên bạn và gia đình.
Đọc cho bé nghe những cuốn truyện cổ tích mà trẻ em yêu thích
Một vài nghiên cứu về việc mang thai và các bé mới sinh đã cho thấy rằng, các bé sẽ nhớ và thích những câu chuyện cổ tích mang tính gia đình nhiều hơn những câu chuyện khác nếu được thường xuyên nghe chúng ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Hãy chọn những cuốn truyện đơn giản, dễ đọc, dễ hiểu và đọc cho bé nghe hàng ngày nhé. Sau này khi bé ra đời, đừng quên tập cho bé thói quen đọc sách bằng chính những quyển truyện đó ngay từ khi bé biết phản ứng với màu sắc, việc này sẽ giúp não bộ của bé phát triển tốt hơn và tư duy ngôn ngữ cũng nhanh hơn.
Nguồn: Báo Sài Gòn Tiếp Thị
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...