Tin chuyên ngành
on Tuesday 26-10-2021 4:59pm
Danh mục: Sản khoa & nhi sơ sinh
ĐD. Hoàng Thị Thanh - IVAS
Ngày nay, phụ nữ mang thai ngoài việc chăm lo sức khỏe của thai nhi như việc khám thai thường xuyên, làm các xét nghiệm tiền sản… thì họ có xu hướng quan tâm hơn đến bản thân, chẳng hạn như thể chất và tinh thần trong cả quá trình mang thai và sau khi sinh. Cùng với sự phát triển hiện đại, việc người phụ nữ mang thai cập nhật các kiến thức về sức khỏe ngày càng dễ dàng. Chế độ ăn uống của mẹ bầu cũng ảnh hưởng đến tình trạng tăng cân béo phì và các bệnh lý phát triển trong thai kỳ như tăng huyết áp thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ... Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, các mẹ bầu còn lựa chọn cho mình một môn thể thao phù hợp với sở thích hoặc theo thể trạng cơ thể. Tập yoga, thể dục nhịp điệu dưới nước, đi bộ nhanh, đạp xe tại chỗ hoặc tập các động tác nhẹ nhàng… được các mẹ bầu lựa chọn vì những lợi ích mà hoạt động thể chất mang lại [1].
Lợi ích của việc tập thể dục
Hiện nay, có rất nhiều phát hiện đã chứng minh tác dụng bảo vệ của tập thể dục chống lại nguy cơ đái tháo đường thai kỳ và giảm tăng cân khi mang thai ở những người tham gia có cân nặng bình thường. Quan trọng nhất, nghiên cứu này chỉ ra rằng tham gia tập thể dục khi mang thai có lợi cho tất cả phụ nữ, không chỉ những người có nguy cơ cao bất kể thời gian bắt đầu tập thể dục, cường độ và tần suất [2], [3].
Việc tập thể dục trong thời kỳ đầu mang thai ghi nhận giảm 21% tỷ lệ mắc đái tháo đường. Trong khi đó, tập thể dục trước khi mang thai được chứng minh là làm giảm 30% tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ. Nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ thấp nhất được tìm thấy ở những người tham gia tập thể dục cả trước và trong khi mang thai (RR: 0,31, KTC 95%: 0,12–0,79). Ngoài ra, hoạt động thể chất trong thời gian nhàn rỗi trước khi mang thai với thời gian 90 phút mỗi tuần được phân tích làm giảm 46% tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ [4].
Một nghiên cứu khác cũng ghi nhận, với 600 phút mỗi tuần tập thể dục cường độ vừa phải được phát hiện là có tác dụng bảo vệ phụ nữ mang thai, giảm 25% tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ. Lợi ích sẽ đạt được khi tập thể dục ít nhất 25 phút mỗi buổi với tần suất 2,1 ngày mỗi tuần.[1]
Lợi ích của bơi lội đối với thai kỳ
Trong các hoạt động thể chất, bơi lội cũng được nhiều phụ nữ mang thai quan tâm. Vậy liệu việc bơi lội đem đến những lợi ích gì cho mẹ bầu và thai nhi?
Quá trình mang thai của người phụ nữ thật không dễ dàng. Cũng vì đó mà các mẹ bầu luôn có những căng thẳng, lo lắng thậm chí là sợ hãi. Điều này có thể dẫn đến những ảnh hưởng trong quá trình mang thai hoặc trầm cảm sau sinh của của người phụ nữ. Để cải thiện tình trạng này thì hoạt động bơi trong nước lạnh ngày càng được chú ý vì những lợi ích mà nó mang lại như cải thiện tâm trạng, tạo năng lượng và phục hồi sức khỏe. Theo một nghiên cứu, những người bơi trong nước lạnh ít gặp phải căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày. Việc bơi trong nước lạnh thường xuyên được dự đoán có thể cải thiện kết quả sinh nở của người phụ nữ vì lợi ích như làm giảm cảm giác tiêu cực ở họ [5].
Thật bất ngờ với kết quả nghiên cứu của Yoshihara và cộng sự, các hoạt động đi bộ trong bể bơi có thể cải thiện chức năng thận trong thời gian ngắn. Tác dụng lâu dài của hoạt động đi bộ trong bể bơi là cải thiện tưới máu tuần hoàn nhờ áp suất thủy tĩnh. Đây có thể là một chỉ dẫn đầy hứa hẹn để phòng ngừa tiền sản giật [6].
Đối với phụ nữ mang thai có thừa cân, béo phì được chứng minh là có ảnh hưởng đến chỉ số khối cơ thể và những bất lợi trong quá trình trao đổi chất của thai nhi và sự phát triển của trẻ sau này như đường huyết lúc đói hay độ nhạy của insulin. Ngoài ra, béo phì ở người mẹ có thể tăng sự hình thành lipid và các dấu hiệu có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ. Nhưng khi người mẹ có hoạt động thể chất như bơi lội có khả năng mang đến rất nhiều lợi ích. Trong thời kỳ mang thai, bơi lội có thể làm tăng chuyển hóa năng lượng giúp giảm cân nặng cho người mẹ. Hơn thế nữa, người phụ nữ mang thai có hoạt động bơi lội trong thai kỳ cho thấy tình trạng nhiễm mỡ tại gan giảm và khả năng tự động bảo vệ gan tăng. Không chỉ ảnh hưởng tích cực đến người mẹ mà hoạt động bơi lội của mẹ cũng mang lại nhiều lợi ích cho con như hạn chế sự hình thành của lipid ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa lipid của con giúp giảm béo phì cho con cái sau này [7].
Sự lo lắng của người làm cha làm mẹ không dừng lại ở trong quá trình mang thai mà ngay cả khi đứa trẻ ra đời và cả quá trình phát triển sau này của đứa trẻ. Tình trạng thiếu oxy - thiếu máu cục bộ ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân chính gây suy giảm nhận thức ở trẻ sơ sinh. Nó gây ra suy giảm năng lượng sớm, giảm hoạt động của enzym trong chuỗi vận chuyển điện tử, tăng sản xuất các loại oxy hóa phản ứng có thể có tác động độc hại đối với tế bào trong vỏ não và hồi hải mã cũng như gây rối loạn chức năng chuyển hóa glucose ở não và suy giảm nhận thức muộn. Sanches và cộng sự thực hiện thực nghiệm trên mô hình chuột mang thai. Những con chuột mang thai bơi lội 20 phút bơi mỗi ngày và trong suốt quá trình mang thai. Kết quả cho thấy, việc bơi lội khi mang thai có tác động rất lớn đến sự phát triển trí não của thai nhi. Việc tập thể dục của người mẹ tạo ra phản ứng điều hòa tình trạng thiếu oxy - thiếu máu cục bộ ở trẻ sơ sinh, chủ yếu thông qua việc bảo tồn chức năng ty thể sớm, ngăn ngừa suy giảm nhận thức do thiếu oxy - thiếu máu cục bộ ở trẻ sơ sinh gây ra ở tuổi trưởng thành. Việc bơi lội khi mang thai có tác động rất lớn đến sự phát triển trí não của thai nhi. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn để thiết lập cường độ cũng như chu kỳ bơi lội hợp lý trong thai kỳ [8].
Những cân nhắc khi bơi lội trong thai kỳ
Trong thai kỳ, người phụ nữ có thể có các bệnh lý đi kèm như cao huyết áp, đái tháo đường, tuyến giáp, béo phì, các bệnh lý liên quan đến tim mạch đã có trước đó hoặc một số bệnh lý phát sinh trong quá trình mang thai. Đây là những đối tượng được quan tâm đặc biệt vì những yếu tố bệnh lý trên góp phần làm cho quá trình mang thai càng thêm khó khăn và nguy hiểm. Việc cải thiện tình trạng bệnh lý trong quá trình mang thai được bác sĩ sản khoa và bản thân họ rất quan tâm và cẩn trọng. Do đó, ngoài việc điều trị bằng các loại thuốc chuyên khoa thì việc cải thiện sức khỏe bằng giải pháp khác như chế độ ăn uống hợp lý hay việc tập thể dục cũng là một lựa chọn hỗ trợ. Tuy việc bơi lội trong thai kỳ có rất nhiều lợi ích nhưng không phải tất cả các bà mẹ mang thai đều có thể thực hiện. Những phụ nữ mang thai có tình trạng động thai, nhau tiền đạo, đa thai, tiền sản giật … là những đối tượng chống chỉ định tuyệt đối với các hoạt động thể chất kể cả bơi lội [9].
Đối với phụ nữ mang thai có tăng huyết áp thì việc tập thể dục thường xuyên có lợi cho sức khỏe của họ. Tuy nhiên, việc này có lợi cho thai nhi của họ hay không thì phải cần có những bằng chứng chứng minh. Vì vậy, Sene và cộng sự đã làm một nghiên cứu để đánh giá tác động của tập thể dục bắt đầu trước khi mang thai hoặc trong khi mang thai đối với huyết áp lên kết quả sinh sản của bà mẹ và sự phát triển của thai nhi. Đây là một nghiên cứu trên mô hình chuột với ba nhóm thử nghiệm: nhóm 1 (nhóm đối chứng) không tập thể dục, nhóm 2 tập thể dục với bơi lội từ ngày 0 đến ngày thứ 20 của thai kỳ và nhóm 3 bơi lội trước và trong khi mang thai. Kết quả cho thấy, huyết áp giảm ở cuối thai kỳ ở mỗi nhóm và làm giảm trọng lượng thai nhi thai đủ tháng, với tỷ lệ thai nhi nhỏ hơn so với tuổi thai. Phát hiện này như một lời nhắc nhở về việc bơi lội ở phụ nữ mang thai có tăng huyết áp sẽ làm giảm sự phát triển của thai nhi, gây ra tình trạng thai nhỏ hơn so với tuổi thai và dị tật thai nhi. Vì vậy, chỉ định tập thể dục phải được xác định rất cẩn thận, vì nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi [10].
Cũng giống như tăng huyết áp trong thai kỳ, đái tháo đường trong thai kỳ cũng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Một nghiên cứu khác của Soares và cộng thực hiện mô hình nghiên cứu trên chuột cho thấy, việc tập luyện bơi lội cường độ cao trong thời kỳ mang thai làm suy giảm tác động trao đổi chất của chuột mẹ, góp phần hạn chế sự phát triển trong tử cung và dị tật hệ xương của thai nhi [11].
Mặc dù có nhiều nghiên cứu cho thấy tác dụng có lợi của việc tập thể dục trong thai kỳ [1],[2],[3], những phát hiện về những hạn chế với các đối tượng có bệnh lý như tăng huyết áp hay đái tháo đường thai kỳ cũng cần được lưu ý hơn để tránh những bất lợi không mong muốn. Việc tập thể dục thể chất nói chung hay bơi lội nói riêng nên có chế độ tập luyện thích hợp để đạt được kết quả tốt nhất.
Kết luận
Mang thai là một trải nghiệm của những người làm cha, làm mẹ và hành trình này kéo dài hơn chín tháng. Trong thời gian này, người phụ nữ trải qua nhiều cảm xúc, có vui vẻ, có căng thẳng, lo lắng. Những lo lắng của người phụ nữ mang thai chủ yếu là sức khỏe của thai nhi. Vì vậy, để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn, ngoài việc theo dõi thai định kỳ thì các hoạt động thể chất cũng rất quan trọng. Việc tập thể dục thể chất hợp lý sẽ mang đến nhiều lợi ích cho cả người mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không phải thai phụ nào cũng có thể tham gia các hoạt động thể dục và thế chất. Do vậy, việc tham gia một hoạt động thể chất nên có sự lựa chon và cân nhắc kỹ cả về chế độ, tần suất và môn thể thao trước khi tham gia để đạt được những lợi ích tốt nhất. Ngoài ra, rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng việc tập thể dục trước khi mang thai cũng đem lại nhiều lợi ích cho quá trình mang thai sau này.
Tài liệu tham khảo
Ngày nay, phụ nữ mang thai ngoài việc chăm lo sức khỏe của thai nhi như việc khám thai thường xuyên, làm các xét nghiệm tiền sản… thì họ có xu hướng quan tâm hơn đến bản thân, chẳng hạn như thể chất và tinh thần trong cả quá trình mang thai và sau khi sinh. Cùng với sự phát triển hiện đại, việc người phụ nữ mang thai cập nhật các kiến thức về sức khỏe ngày càng dễ dàng. Chế độ ăn uống của mẹ bầu cũng ảnh hưởng đến tình trạng tăng cân béo phì và các bệnh lý phát triển trong thai kỳ như tăng huyết áp thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ... Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, các mẹ bầu còn lựa chọn cho mình một môn thể thao phù hợp với sở thích hoặc theo thể trạng cơ thể. Tập yoga, thể dục nhịp điệu dưới nước, đi bộ nhanh, đạp xe tại chỗ hoặc tập các động tác nhẹ nhàng… được các mẹ bầu lựa chọn vì những lợi ích mà hoạt động thể chất mang lại [1].
Lợi ích của việc tập thể dục
Hiện nay, có rất nhiều phát hiện đã chứng minh tác dụng bảo vệ của tập thể dục chống lại nguy cơ đái tháo đường thai kỳ và giảm tăng cân khi mang thai ở những người tham gia có cân nặng bình thường. Quan trọng nhất, nghiên cứu này chỉ ra rằng tham gia tập thể dục khi mang thai có lợi cho tất cả phụ nữ, không chỉ những người có nguy cơ cao bất kể thời gian bắt đầu tập thể dục, cường độ và tần suất [2], [3].
Việc tập thể dục trong thời kỳ đầu mang thai ghi nhận giảm 21% tỷ lệ mắc đái tháo đường. Trong khi đó, tập thể dục trước khi mang thai được chứng minh là làm giảm 30% tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ. Nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ thấp nhất được tìm thấy ở những người tham gia tập thể dục cả trước và trong khi mang thai (RR: 0,31, KTC 95%: 0,12–0,79). Ngoài ra, hoạt động thể chất trong thời gian nhàn rỗi trước khi mang thai với thời gian 90 phút mỗi tuần được phân tích làm giảm 46% tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ [4].
Một nghiên cứu khác cũng ghi nhận, với 600 phút mỗi tuần tập thể dục cường độ vừa phải được phát hiện là có tác dụng bảo vệ phụ nữ mang thai, giảm 25% tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ. Lợi ích sẽ đạt được khi tập thể dục ít nhất 25 phút mỗi buổi với tần suất 2,1 ngày mỗi tuần.[1]
Lợi ích của bơi lội đối với thai kỳ
Trong các hoạt động thể chất, bơi lội cũng được nhiều phụ nữ mang thai quan tâm. Vậy liệu việc bơi lội đem đến những lợi ích gì cho mẹ bầu và thai nhi?
Quá trình mang thai của người phụ nữ thật không dễ dàng. Cũng vì đó mà các mẹ bầu luôn có những căng thẳng, lo lắng thậm chí là sợ hãi. Điều này có thể dẫn đến những ảnh hưởng trong quá trình mang thai hoặc trầm cảm sau sinh của của người phụ nữ. Để cải thiện tình trạng này thì hoạt động bơi trong nước lạnh ngày càng được chú ý vì những lợi ích mà nó mang lại như cải thiện tâm trạng, tạo năng lượng và phục hồi sức khỏe. Theo một nghiên cứu, những người bơi trong nước lạnh ít gặp phải căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày. Việc bơi trong nước lạnh thường xuyên được dự đoán có thể cải thiện kết quả sinh nở của người phụ nữ vì lợi ích như làm giảm cảm giác tiêu cực ở họ [5].
Thật bất ngờ với kết quả nghiên cứu của Yoshihara và cộng sự, các hoạt động đi bộ trong bể bơi có thể cải thiện chức năng thận trong thời gian ngắn. Tác dụng lâu dài của hoạt động đi bộ trong bể bơi là cải thiện tưới máu tuần hoàn nhờ áp suất thủy tĩnh. Đây có thể là một chỉ dẫn đầy hứa hẹn để phòng ngừa tiền sản giật [6].
Đối với phụ nữ mang thai có thừa cân, béo phì được chứng minh là có ảnh hưởng đến chỉ số khối cơ thể và những bất lợi trong quá trình trao đổi chất của thai nhi và sự phát triển của trẻ sau này như đường huyết lúc đói hay độ nhạy của insulin. Ngoài ra, béo phì ở người mẹ có thể tăng sự hình thành lipid và các dấu hiệu có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ. Nhưng khi người mẹ có hoạt động thể chất như bơi lội có khả năng mang đến rất nhiều lợi ích. Trong thời kỳ mang thai, bơi lội có thể làm tăng chuyển hóa năng lượng giúp giảm cân nặng cho người mẹ. Hơn thế nữa, người phụ nữ mang thai có hoạt động bơi lội trong thai kỳ cho thấy tình trạng nhiễm mỡ tại gan giảm và khả năng tự động bảo vệ gan tăng. Không chỉ ảnh hưởng tích cực đến người mẹ mà hoạt động bơi lội của mẹ cũng mang lại nhiều lợi ích cho con như hạn chế sự hình thành của lipid ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa lipid của con giúp giảm béo phì cho con cái sau này [7].
Sự lo lắng của người làm cha làm mẹ không dừng lại ở trong quá trình mang thai mà ngay cả khi đứa trẻ ra đời và cả quá trình phát triển sau này của đứa trẻ. Tình trạng thiếu oxy - thiếu máu cục bộ ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân chính gây suy giảm nhận thức ở trẻ sơ sinh. Nó gây ra suy giảm năng lượng sớm, giảm hoạt động của enzym trong chuỗi vận chuyển điện tử, tăng sản xuất các loại oxy hóa phản ứng có thể có tác động độc hại đối với tế bào trong vỏ não và hồi hải mã cũng như gây rối loạn chức năng chuyển hóa glucose ở não và suy giảm nhận thức muộn. Sanches và cộng sự thực hiện thực nghiệm trên mô hình chuột mang thai. Những con chuột mang thai bơi lội 20 phút bơi mỗi ngày và trong suốt quá trình mang thai. Kết quả cho thấy, việc bơi lội khi mang thai có tác động rất lớn đến sự phát triển trí não của thai nhi. Việc tập thể dục của người mẹ tạo ra phản ứng điều hòa tình trạng thiếu oxy - thiếu máu cục bộ ở trẻ sơ sinh, chủ yếu thông qua việc bảo tồn chức năng ty thể sớm, ngăn ngừa suy giảm nhận thức do thiếu oxy - thiếu máu cục bộ ở trẻ sơ sinh gây ra ở tuổi trưởng thành. Việc bơi lội khi mang thai có tác động rất lớn đến sự phát triển trí não của thai nhi. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn để thiết lập cường độ cũng như chu kỳ bơi lội hợp lý trong thai kỳ [8].
Những cân nhắc khi bơi lội trong thai kỳ
Trong thai kỳ, người phụ nữ có thể có các bệnh lý đi kèm như cao huyết áp, đái tháo đường, tuyến giáp, béo phì, các bệnh lý liên quan đến tim mạch đã có trước đó hoặc một số bệnh lý phát sinh trong quá trình mang thai. Đây là những đối tượng được quan tâm đặc biệt vì những yếu tố bệnh lý trên góp phần làm cho quá trình mang thai càng thêm khó khăn và nguy hiểm. Việc cải thiện tình trạng bệnh lý trong quá trình mang thai được bác sĩ sản khoa và bản thân họ rất quan tâm và cẩn trọng. Do đó, ngoài việc điều trị bằng các loại thuốc chuyên khoa thì việc cải thiện sức khỏe bằng giải pháp khác như chế độ ăn uống hợp lý hay việc tập thể dục cũng là một lựa chọn hỗ trợ. Tuy việc bơi lội trong thai kỳ có rất nhiều lợi ích nhưng không phải tất cả các bà mẹ mang thai đều có thể thực hiện. Những phụ nữ mang thai có tình trạng động thai, nhau tiền đạo, đa thai, tiền sản giật … là những đối tượng chống chỉ định tuyệt đối với các hoạt động thể chất kể cả bơi lội [9].
Đối với phụ nữ mang thai có tăng huyết áp thì việc tập thể dục thường xuyên có lợi cho sức khỏe của họ. Tuy nhiên, việc này có lợi cho thai nhi của họ hay không thì phải cần có những bằng chứng chứng minh. Vì vậy, Sene và cộng sự đã làm một nghiên cứu để đánh giá tác động của tập thể dục bắt đầu trước khi mang thai hoặc trong khi mang thai đối với huyết áp lên kết quả sinh sản của bà mẹ và sự phát triển của thai nhi. Đây là một nghiên cứu trên mô hình chuột với ba nhóm thử nghiệm: nhóm 1 (nhóm đối chứng) không tập thể dục, nhóm 2 tập thể dục với bơi lội từ ngày 0 đến ngày thứ 20 của thai kỳ và nhóm 3 bơi lội trước và trong khi mang thai. Kết quả cho thấy, huyết áp giảm ở cuối thai kỳ ở mỗi nhóm và làm giảm trọng lượng thai nhi thai đủ tháng, với tỷ lệ thai nhi nhỏ hơn so với tuổi thai. Phát hiện này như một lời nhắc nhở về việc bơi lội ở phụ nữ mang thai có tăng huyết áp sẽ làm giảm sự phát triển của thai nhi, gây ra tình trạng thai nhỏ hơn so với tuổi thai và dị tật thai nhi. Vì vậy, chỉ định tập thể dục phải được xác định rất cẩn thận, vì nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi [10].
Cũng giống như tăng huyết áp trong thai kỳ, đái tháo đường trong thai kỳ cũng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Một nghiên cứu khác của Soares và cộng thực hiện mô hình nghiên cứu trên chuột cho thấy, việc tập luyện bơi lội cường độ cao trong thời kỳ mang thai làm suy giảm tác động trao đổi chất của chuột mẹ, góp phần hạn chế sự phát triển trong tử cung và dị tật hệ xương của thai nhi [11].
Mặc dù có nhiều nghiên cứu cho thấy tác dụng có lợi của việc tập thể dục trong thai kỳ [1],[2],[3], những phát hiện về những hạn chế với các đối tượng có bệnh lý như tăng huyết áp hay đái tháo đường thai kỳ cũng cần được lưu ý hơn để tránh những bất lợi không mong muốn. Việc tập thể dục thể chất nói chung hay bơi lội nói riêng nên có chế độ tập luyện thích hợp để đạt được kết quả tốt nhất.
Kết luận
Mang thai là một trải nghiệm của những người làm cha, làm mẹ và hành trình này kéo dài hơn chín tháng. Trong thời gian này, người phụ nữ trải qua nhiều cảm xúc, có vui vẻ, có căng thẳng, lo lắng. Những lo lắng của người phụ nữ mang thai chủ yếu là sức khỏe của thai nhi. Vì vậy, để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn, ngoài việc theo dõi thai định kỳ thì các hoạt động thể chất cũng rất quan trọng. Việc tập thể dục thể chất hợp lý sẽ mang đến nhiều lợi ích cho cả người mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không phải thai phụ nào cũng có thể tham gia các hoạt động thể dục và thế chất. Do vậy, việc tham gia một hoạt động thể chất nên có sự lựa chon và cân nhắc kỹ cả về chế độ, tần suất và môn thể thao trước khi tham gia để đạt được những lợi ích tốt nhất. Ngoài ra, rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng việc tập thể dục trước khi mang thai cũng đem lại nhiều lợi ích cho quá trình mang thai sau này.
Tài liệu tham khảo
- Davenport MH, Ruchat SM, Poitras VJ, et al. Prenatal exercise for the prevention of gestational diabetes mellitus and hypertensive disorders of pregnancy: a systematic review and meta-analysis. Br J Sports Med. 2018;52:1367–75. doi: 10.1136/bjsports-2018-099355
- Ming WK, Ding W, Zhang CJP, et al. The effect of exercise during pregnancy on gestational diabetes mellitus in normal-weight women: a systematic review and meta-analysis. BMC Pregnancy Childbirth. 2018;18(1):440. doi: 10.1186/s12884-018-2068-7
- Griffith RJ, Alsweiler J, Moore AE, et al. Interventions to prevent women from developing gestational diabetes mellitus: an overview of Cochrane Reviews. Cochrane Database Syst Rev. 2020;6(6):CD012394.
- Mijatovic-Vukas, Jovana, et al. "Associations of diet and physical activity with risk for gestational diabetes mellitus: a systematic review and meta-analysis." Nutrients 10.6 (2018): 698.
- Gundle, Leo, and Amelia Atkinson. "Pregnancy, cold water swimming and cortisol: The effect of cold water swimming on obstetric outcomes." Medical hypotheses 144 (2020): 109977.
- Yoshihara, Tatsuya, et al. "Pool walking may improve renal function by suppressing the renin-angiotensin-aldosterone system in healthy pregnant women." Scientific reports 10.1 (2020): 1-7.
- Tarevnic, Renata, et al. "Maternal swimming mitigates liver damage caused by paternal obesity." Nutrition 86 (2021): 111168.
- Sanches, E. F., et al. "Pregnancy swimming prevents early brain mitochondrial dysfunction and causes sex-related long-term neuroprotection following neonatal hypoxia-ischemia in rats." Experimental Neurology 339 (2021): 113623
- Bianchi, Cristina, et al. "Exercise during pregnancy: how much active are pregnant women at risk of gestational diabetes despite few contraindications?." Gynecological Endocrinology 37.2 (2021): 101-104.
- Sene, Letícia de B., et al. "Influence of Swimming Program on the Blood Pressure of Pregnant Hypertensive Rats and Their Fetuses." Reproductive Sciences (2021): 1-8.
- Soares, Thaigra S., et al. "Maternal‐fetal outcomes of exercise applied in rats with mild hyperglycemia after embryonic implantation." Birth Defects Research 113.3 (2021): 287-298.
Từ khóa: Ảnh hưởng của bơi lội đến thai kỳ
Các tin khác cùng chuyên mục:
Có nên dừng lo lắng về độ dày nội mạc tử cung? - Ngày đăng: 01-10-2021
Nhiễm nấm Candida âm đạo trong thai kỳ - Ngày đăng: 27-09-2021
Herpes sinh dục trong thai kỳ - Ngày đăng: 26-03-2021
Tiêm chủng và thai kỳ - Ngày đăng: 19-11-2020
Suy giáp và thai kỳ - Ngày đăng: 19-11-2020
Chảy máu cam trong thai kỳ - Ngày đăng: 25-09-2020
Tập thể dục trong thai kỳ và sau sinh - Ngày đăng: 07-07-2020
Làm thế nào để giảm nguy cơ đái tháo đường thai kỳ? - Ngày đăng: 26-06-2020
Táo bón trong thai kỳ - Ngày đăng: 22-06-2020
Hướng dẫn tạm thời của hiệp hội sản phụ khoa thế giới về COVID 19 trong thai kỳ và chu sinh: Thông tin dành cho nhân viên y tế - Ngày đăng: 29-04-2020
Làm thế nào để giảm nghén khi mang thai - Ngày đăng: 28-04-2020
Phụ nữ mang thai đi máy bay liệu có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? - Ngày đăng: 28-04-2020
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK