Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Thursday 29-10-2020 6:20pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

Lê Thị Bích Phượng- Chuyên viên phôi học- IVFMD Phú Nhuận

Trong điều kiện phát triển in vivo, bên cạnh các yếu tố cần cho sự chuyển hoá năng lượng thì cytokine và nhân tố tăng trưởng cũng góp một vai trò không nhỏ trong sự phát triển và làm tổ của phôi cũng như tối ưu hoá sự phát triển của thai và nhau thai. GM-CSF là cytokine cần thiết cho sự phát triển bình thường của phôi ở động vật hữu nhũ. Với những lợi ích đã được chứng minh trong một số nghiên cứu thì gần đây GM-CSF đã được bổ sung vào môi trường nuôi cấy với nồng độ là 2ng/ml. Trong quá trình phát triển của phôi người, GM-CSF đóng vai trò quan trọng trong việc giảm apoptosis, hỗ trợ sự phát triển phôi, cải thiện tỉ lệ hình thành phôi nang và chất lượng phôi. Bên cạnh đó, lợi ích to lớn của môi trường nuôi cấy có GM-CSF được quan sát thấy ở những phụ nữ có tiền căn sẩy thai nhiều lần. Tuy nhiên, môi trường có bổ sung GM-CSF được báo cáo là không giúp cải thiện tỉ lệ thai và tỉ lệ sinh sống ở phụ nữ >35 tuổi. Trong nghiên cứu này, Ryan D. Rose và cộng sự thực hiện đánh giá vai trò của GM-CSF trên những bệnh nhân có tiền căn làm tổ kém, sẩy thai hoặc có phôi chất lượng kém mà cụ thể là so sánh tỉ lệ sinh sống ở môi trường có bổ sung GM-CSF với môi trường nuôi cấy thông thường trên nhóm bệnh nhân này.

Nghiên cứu RCT trên 100 bệnh nhân thực hiện IVF/ICSI từ tháng 11/2014 đến tháng 06/2017. Phôi của bệnh nhân được chia ngẫu nhiên, nuôi cấy trong 2 loại môi trường và được chia thành 2 nhóm: Nuôi cấy trong môi trường có chứa GM-CSF (nhóm 1) và môi trường nuôi cấy thông thường (nhóm 2).

Độ tuổi trung bình và BMI tương đương giữa 2 nhóm. Số lượng bệnh nhân thực hiện ICSI ở nhóm 1 cao hơn nhóm 2 (74% với 58%). Tỉ lệ sinh sống không có sự khác biệt giữa 2 nhóm (22% với 34%; OR 0,55 95% CI 0,22 – 1,32; P = 0,18). Tỉ lệ phôi ngày 3 cao hơn ở nhóm 1 tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê (73,7% với 65,7%; RR 1,10 95% CI 0,93- 1,35; P = 0,33). Tỉ lệ hình thành phôi nang (RR 0,66 95% CI 0,49 – 0,89; P = 0,006) và tỉ lệ phôi chất lượng tốt (OR 0,34; 95% CI 0,16- 0,74; P = 0,006) ở nhóm 1 thấp hơn nhóm 2 đáng kể.

Kết quả nghiên cứu này cho thấy không có sự khác biệt về kết quả phôi học ngày 5 và kết quả thai khi sử dụng môi trường có hoặc không có bổ sung GM-CSF. Tuy nhiên nhược điểm của nghiên cứu này là thực hiện trên cỡ mẫu nhỏ do đó cần có nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để có tính chính xác hơn.

Nguồn: The BlastGen study: a randomized controlled trial of blastocyst media supplemented with granulocyte–macrophage colony-stimulating factor. RBMOnline. 10.1016/j.rbmo.2020.01.011

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK