Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin chuyên ngành
on Tuesday 02-01-2018 5:09pm
Viết bởi: Administrator
BS. LÊ TIỂU MY
 
Nguồn: Francesco D’Antonio, Anthony O. Odibo, Federico Prefumo, Asma Khalil, Danilo Buca, Maria Elena Flacco, Marco Liberati, Lamberto Manzoli, Ganesh Achary. Weight discordance and perinatal mortality in twin pregnancies: a systematic review and meta-analysis, Ultrasound in Obstetric and Gynecology, Acccepted article, Dec. 2017.
 
Bất tương xứng cân nặng hai thai trên thai kỳ song thai là một trong những yếu tố chính của kết cục chu sinh, bất kể số bánh nhau. Mặc dù sự khác biệt về cân nặng có thể chỉ là sinh lý bình thường, nhưng nếu chênh lệch cân nặng quá nhiều có thể làm tăng tỷ lệ bệnh và tử vong chu sinh. Đến nay, những nghiên cứu về vấn đề bất tương xứng cân nặng thai và tử vong chu sinh vẫn còn được bàn cãi do kết quả trái chiều.

Một bài tổng quan hệ thống và phân tích gộp về khác biệt cân nặng thai nhi và tử lệ tử vong chu sinh vừa được công bố. Tỷ lệ tử vong chu sinh (PND) bao gồm thai lưu trong tử cung (IUD – được định nghĩa là ít nhất 1 thai chết lưu trong tử cung từ 20 tuần trở lên) và tử vong sơ sinh (NND - trẻ sơ sinh tử vong trong vòng 28 ngày sau sinh). Mức chênh lệch cân nặng hai thai được phân tích ở các mốc >= 15%, >=20%, >= 25% và >=30%. Tổng quan còn đánh giá tỷ lệ tử vong chu sinh theo tuổi thai và cân nặng thai nhi lúc sinh.
 

Nguồn: Obimages.net
 
KẾT QUẢ:
Tổng cộng có 22 nghiên cứu được tổng hợp, gồm 10877 thai kỳ song thai.

Đối với thai kỳ song thai hai bánh nhau, nguy cơ thai lưu trong tử cung tăng cao nếu cân nặng hai thai chênh lệch, lần lượt là >= 15% (OR: 9,8, 95% CI, 3,9 – 29,4), >=20% (OR 7,0, 95% CI 4,15 – 11,8), >= 25% (OR: 17,4, 95% CI 4,15 – 11,8) và >= 30% (OR: 22,9, 95% CI 10,2 – 51,6) so với nhóm chứng. Đối với mỗi điểm cắt, nguy cơ thai nhỏ tử vong đều cao hơn thai lớn. Nguy cơ IUD nhưng nguy cơ tử vong sau sơ sinh lại không tăng so với nhóm chứng.

Đối với thai kỳ song thai một bánh nhau, bất tương xứng cân nặng, nguy cơ thai lưu tăng nếu >= 20% (OR 2,8, 95% CI 1,3 - 5,8), hoặc >= 25% (OR 3,2, 95% CI 1,49 – 6,67) so với nhóm chứng, đã loại trừ những ca hội chứng truyền máu song thai. Nếu hai thai chênh lệch cân nặng >= 30%, nguy cơ tử vong sơ sinh tăng với OR 6,67, 95% CI 2,25 – 20,4. Nguy cơ tử vong tăng hơn nếu có một thai cân nặng dưới bách phân vị 10 theo tuổi thai.

Bài báo kết luận thai kỳ song thai dù một bánh nhau hay hai bánh nhau thì tỷ lệ thai lưu trong tử cung đều tăng cao nếu hai thai có cân nặng chênh lệch, và nguy cơ thai chết lưu trong tử cung càng cao hơn nếu có một thai nhỏ so với tuổi thai.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Sàng lọc lệch bội - Ngày đăng: 06-07-2017
Tật đầu nhỏ ở trẻ - Ngày đăng: 03-02-2017
ZIKA: những điều cần biết - Ngày đăng: 14-11-2016
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Y học sinh sản tập 57, Qúy I/2021 - Thai lạc chỗ

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK