Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Thursday 07-04-2016 10:53am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin cộng đồng
Ngày 2/2/2016, WHO đã ban bố Tình trạng Y tế khẩn cấp về virut Zika, được đặt trong cùng hạng mục với Ebola. Sáng ngày 5/4/2016, Việt Nam chính thức công bố 2 trường hợp dương tính với virut Zika tại Khánh Hòa và Thành phố Hồ Chí Mình. Đây là hồi chuông cảnh báo cho tình hình sức khỏe của mỗi chúng ta, nhất là vào thời điểm chuyển mùa thất thường này.
 
Sử dụng cây trồng quen thuộc để chống lại muỗi truyền dịch Zika - Ảnh 1.

 

Con đường lây nhiễm của virut Zika chủ yếu thông qua muỗi là trung gian truyền bệnh. Tránh bị muỗi đốt là cách tốt nhất để bảo vệ cơ thể khỏi lây nhiễm. Bên cạnh việc sử dụng sản phẩm hóa học như các loại hương, thuốc xịt muỗi, bạn cũng có thể lựa chọn phương pháp thân thiện với sức khỏe hơn. Đó là trồng các loại cây chống muỗi trong nhà.

Tham khảo 6 loại cây dưới đây để có lựa chọn vừa "đẹp nhà", vừa "khỏe thân" nhé!

Cây sả

Sử dụng cây trồng quen thuộc để chống lại muỗi truyền dịch Zika - Ảnh 2.

 

Sả là một loại cây khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Nguyên liệu chính để sản xuất đa số các loại thuốc trừ muỗi đều được chiết xuất từ sả. Mùi hương này khiến muỗi khó chịu và mất định hướng, khiến chúng không thể lại gần bạn.

Loại cây này phát triển rất nhanh khi có đủ độ ẩm. Để ươm mầm chúng, bạn có thể để chúng trong bình nước vài ngày ở nơi có ánh sáng mặt trời. Khi rễ sả đã đủ dài, chuyển cây sang chậu đất. Chỉ cần chăm chỉ tưới nước hàng ngày là bạn sẽ nhanh chóng có một chậu sả cảnh xanh tốt đem lại hiệu quả đuổi muỗi bất ngờ.

Cây húng thơm

Sử dụng cây trồng quen thuộc để chống lại muỗi truyền dịch Zika - Ảnh 3.

 

Húng thơm là một loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe. Bên cạnh việc xua đuổi muỗi, chúng còn giúp ngăn ngừa ong, gián, kiến sinh sôi trong nhà.

Húng thơm phát triển ngay cả trong bóng râm. Bạn cũng có thể vò nát húng thơm, cho vào túi vải treo ở góc nhà hoặc đặt trên nóc tủ, bệ cửa sổ vào buổi đêm sẽ ngăn ngừa muỗi vào phòng trong suốt ngày hôm sau.

Hoa oải hương

Sử dụng cây trồng quen thuộc để chống lại muỗi truyền dịch Zika - Ảnh 4.

 

Không chỉ có sắc tím hút hồn, hoa oải hương còn sở hữu mùi hương quyến rũ giúp thư giãn thần kinh. Tuy nhiên, muỗi lại không hề thích thú với mùi này.

Bạn có thể đặt những chậu hoa oải hương gần cửa sổ để cung cấp đủ ánh sáng cho loại hoa này. Chúng sẽ vừa trang trí cho căn phòng của bạn, vừa đem lại lợi ích cho sức khỏe cho bạn. Ngoài ra, nếu có thời gian hãy phơi khô vài bông hoa oải hương để làm trà thảo dược. Chúng sẽ giúp bạn chống lại chứng suy nhược, đau đầu, cảm nắng,…

Cây bạc hà

Sử dụng cây trồng quen thuộc để chống lại muỗi truyền dịch Zika - Ảnh 5.

 

Nhắc đến các loại cây có tác dụng đuổi muỗi, không thể không kể đến cây bạc hà, đặc biệt là bạc hà mèo. Trong thành phần tinh dầu bạc hà mèo có chứa nepetalactone – một loại hóa chất khiến muỗi tê liệt.

Việc trồng vài khóm bạc hà quanh sân và hiên nhà là cách đuổi muỗi đơn giản và hiệu quả hơn nhiều so với dùng các loại thuốc đuổi muỗi thông thường. Bạn cũng có thể sử dụng dầu bạc hà xịt vào các góc khuất trong nhà như các loại thuốc xịt muỗi.

Cúc vạn thọ

Sử dụng cây trồng quen thuộc để chống lại muỗi truyền dịch Zika - Ảnh 6.

 

Cúc vạn thọ là một trong những loại cây khắc tinh của muỗi và các loại côn trùng gây hại cho con người, điển hình là rệp vừng.

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những chậu cúc vạn thọ tại các chợ hoa. Hãy chú ý tưới nước thường xuyên và xới nhẹ đất để cung cấp đủ nước và không khí cho cây nhé!

Các tin khác cùng chuyên mục:
Sàng lọc sơ sinh - Ngày đăng: 04-03-2016
Những sự cố thai kỳ thường gặp - Ngày đăng: 23-02-2016
Cử động thai - Ngày đăng: 19-01-2016
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK