GS.BS. Nguyễn Thị Ngọc Phượng
Chủ Tịch Hội Nội Tiết – Sinh Sản – Vô Sinh TP.HCM
Viêm âm hộ âm đạo mãn tính do nấm
Một số ít các phụ nữ sẽ chuyển sang viêm âm hộ âm đạo do nấm mãn tính và tái phát. Các phụ nữ này bị kích thích ngứa kéo dài ở tiền đình và âm hộ. Cảm giác nóng rát sẽ thay thế cảm giác ngứa và là triệu chứng nổi bật ở những bệnh nhân bị viêm âm hộ âm đạo do nấm mãn tính. Chẩn đoán xác định cần được tiến hành bằng cách soi trực tiếp dưới kính hiển vi chất tiết âm đạo và cấy nấm.
Nhiều phụ nữ bị viêm âm đạo mãn tính thường được cho là bị nhiễm nấm mãn tính, trong khi thực sự không phải bị nhiễm nấm. Nhiều người trong số họ bị viêm da mãn tính hay viêm teo da.
Điều trị các bệnh nhân bị viêm mãn tính âm hộ âm đạo bao gồm các biện pháp làm giảm các triệu chứng mãn tính bằng cách sử dụng ketoconazole 400mg/ngày mỗi ngày hay fluconazole 200mg/ngày mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng khỏi hẳn. Sau đó, bệnh nhân được duy trì liều dự phòng với các thuốc ketoconazole 100mg; fluconazole 150mg mỗi tuần trong 6 tháng.
Viêm âm hộ âm đạo do nấm ở các phụ nữ mang thai
Môi trường acid của âm đạo phụ nữ mang thai rất thích hợp cho sự phát triển của nấm trên tỷ lệ viêm âm đạo do nấm trong thai kỳ thường tăng cao (phụ nữ bình thường có tỷ lệ viêm âm đạo do nấm khoảng 5% và phụ nữ mang thai có thể có tỷ lệ này tăng đến 30%). Tỷ lệ này thường tăng lên trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Nghiên cứu ở bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ (tháng 7/2000) trên 537 phụ nữ đến khám thai:
3 tháng đầu của thai kỳ: tỷ lệ viêm âm đạo do nấm là 16,3%
3 tháng giữa của thai kỳ: tỷ lệ viêm âm đạo do nấm là 14,6%
3 tháng cuối của thai kỳ: tỷ lệ viêm âm đạo do nấm là 13,8%
(các tỷ lệ này không đại diện cho toàn thể phụ nữ mang thai ở Việt
Bé sơ sinh của người mẹ bị viêm âm đạo do nấm, khi sổ thai ngang qua âm đạo, có thể bị dính nấm vào niêm mạc miệng gây viêm niêm mạc miệng (đẹn) hoặc viêm da do nấm. Nếu bé đã bị suy dinh dưỡng trong tử cung hoặc sanh non tháng, đề kháng yếu, có thể gây viêm phổi do nấm, nhưng hiếm gặp.
VIÊM CỔ TỬ CUNG
Biểu mô cổ tử cung được cấu tạo bởi 2 loại tế bào khác nhau: tế bào gai và tế bào tuyến. Nguyên nhân gây viêm cổ tử cung tùy thuộc vào loại biểu mô nào bị ảnh hưởng. Biểu mô cổ ngoài cổ tử cung có thể bị viêm do cùng tác nhân với tác nhân gây viêm âm đạo. Thực tê, biểu mô lát cổ ngoài cổ tử cung là một sự trải rộng và liên tục với biểu mô âm đạo. Trichomonas vaginalis, Candida và Herpes simplex virus có thể gây viêm cổ tử cung ngoài. Ngược lại, Neisseria gonorrhea và Chlamydia trachomatis gây nhiễm chỉ ở biểu mô tuyến và gây viêm cổ trong cổ tử cung nhầy mủ (mucopurulent endocervicitis).
Chẩn đoán
Chẩn đoán viêm cổ tử cung nhầy mủ dựa trên các dấu hiệu: huyết trắng mủ từ cổ trong cổ tử cung, màu vàng xanh giống như “nhầy mủ”.
1. Sau khi lau sạch chất tiết từ cổ ngoài cổ tử cung, lấy một miếng gòn nhỏ đặt vào kênh cổ tử cung và lấy chất nhầy từ cổ trong cổ tử cung. Miếng gòn được phết lên một nền trăng hay đen để phát hiện màu xanh hay vàng nhầy mủ của huyết trắng. Ngoài ra, còn có thể quan sát thấy các vùng đỏ, phù nề của biểu mô tuyến lạc chỗ.
2. Nhuộm gram chất nhầy mủ của cổ tử cung thấy có sự gia tăng các bạch cầu đa nhân trung tính (> 30 trong vi trường có độ phóng đại cao). Sự hiện diện của các song cầu gram âm bên trong tế bào cho chẩn đoán viêm cổ tử cung do lậu cầu trùng. Nếu kết quả nhuộm gram cho kết quả âm tính đối với lậu cầu trùng, chẩn đoán được nghĩ đến là viêm cổ tử cung do Chlamydia.
3. Các test chẩn đoán cho cả lậu cầu trùng (cấy trên môi trường Thayer-Martin) và Chlamydia như cấy tế bào, miễn dịch liên kết men (ELISA) hay kháng thể huỳnh quang trực tiếp (MicroTrak) cần được tiến hành.
Điều trị
Điều trị viêm cổ tử cung nhầy mủ gồm các phác đồ sử dụng kháng sinh để điều trị các viêm nhiễm đường dinh dục dưới với cả lậu cầu trùng và Chlamydia.
Cần nhấn mạnh việc điều trị cho cả người phối ngẫu với cùng một phác đồ điều trị kháng sinh.
Bảng 2. Các phác đồ điều trị nhiễm Gonococci và Chlamydia
Viêm cổ tử cung do Neisseria gonorrheaCeftriaxone 125mg liều duy nhất tiêm bắp, hay Ofloxacin 400mg liều duy nhất uống, hay Cefixime 400mg liều duy nhất uống, hay Ciprofloxacin 500mg liều duy nhất uống |
Viêm cổ tử cung do Chlamydia trachomatisDoxycycline 100mg uống ngày 2 lần trong 7 ngày, hay Azithromycin 1g uống liều duy nhất, hay Ofloxacin 300mg uống ngày 2 lần trong 7 ngày, hay Erythromycin 500mg uống ngày 4 lần trong 7 ngày, hay Erythromycin ethylsuccinate 800mg uống ngày 4 lần trong 7 ngày |
Morbidity and Mortality Weekly Report. Centers for Disease Control and Prevention. MMWR 1998.
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...