Rubella (sởi Đức): nhiễm trùng Rubella trong thai kỳ có thể gây những dị tật bẩm sinh nặng và để lại nhiều di chứng lâu dài hoặc thai lưu. Khi chuẩn bị có thai, bạn có thể xét nghiệm kháng thể kháng Rubella trong máu. Nếu đã có kháng thể Rubella IgG thì không cần tiêm ngừa. Nếu chưa, nên tiêm ngừa một mũi duy nhất hoặc tiêm kết hợp với sởi và quai bị. Sau khi tiêm Rubella cần ngừa thai trong vòng một tháng. Cũng có thể xét nghiệm máu để đánh giá nồng độ miễn dịch trước khi quyết định có thai.
Thủy đậu: nhiễm thủy đậu trong thai kỳ, đặc biệt là giai đoạn sớm của thai kỳ, có thể làm tăng nguy cơ thai bị dị tật bẩm sinh. Nhiễm thủy đậu vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ cũng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho thai phụ. Nếu chưa từng tiêm ngừa thủy đậu thì trước khi quyết định có thai, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe và tiến hành xét nghiệm máu để xác định tình trạng miễn dịch với bệnh này. Trường hợp chưa có miễn dịch, có thể tiêm ngừa thủy đậu và ngừa thai trong vòng một tháng, sau tiêm. Trường hợp chưa có miễn dịch với thủy đậu mà lại có tiếp xúc với người bệnh trong khi mang thai, thì nên đến bác sĩ khám càng sớm càng tốt (trong vòng mười ngày) để được tiêm huyết thanh chống thủy đậu, giảm nguy cơ nhiễm và phát bệnh.
Vắc-xin có thể tiêm trong thai kỳ
Hầu hết các vắc-xin có thể tiêm trong thai kỳ cũng có thể tiêm sau khi sinh. Một số loại cần tiêm ngay khi vừa sinh như: bạch hầu, ho gà, uốn ván.
Ho gà: đây là một trong những bệnh lý có thể phòng ngừa bằng vắc-xin. Bệnh do vi khuẩn gây ra, lây truyền dễ dàng từ người sang người, thông qua tiếp xúc trực tiếp, dịch tiết do ho hoặc hắt hơi. Bệnh có thể rất nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh và có thể gây suy hô hấp, ngưng thở. Thai phụ nên tiêm một liều Tdap mỗi khi có thai. Tốt nhất là từ tuần 27 đến tuần 36 của thai kỳ.
Vi rút viêm gan B: có thể gây ra các bệnh lý gan nặng như viêm gan cấp tính, viêm gan mạn tính dẫn đến xơ gan, suy gan, tử vong do hôn mê gan và ung thư gan. Vi rút viêm gan B lây truyền qua đường máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm vi rút viêm gan B có nguy cơ cao bị nhiễm trong quá trình chuyển dạ và sau sinh. Nếu trong gia đình có người bị nhiễm vi rút viêm gan B, nên tiêm ngừa bệnh lý này trước khi có thai hoặc có thể tiêm khi đang mang thai. Số mũi tiêm thường là ba-bốn mũi trong vòng sáu tháng. Việc tiêm ngừa viêm gan B hoàn toàn không ảnh hưởng đến bào thai.
Cúm: tùy theo đặc điểm dịch bệnh hiện tại trong vùng mà thai phụ sẽ được khuyến cáo tiêm ngừa cúm hay không. Những thai phụ mắc bệnh cúm có thể bị những bệnh lý rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến trẻ. Các biến chứng từ nhiễm cúm bao gồm: sinh non, trẻ nhẹ cân so với tuổi thai và tử vong. Thai phụ có thể tiêm ngừa cúm vào bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ.
Đặc biệt, nếu đã có tiền sử viêm gan mạn, thai phụ sẽ được khuyến cáo tiêm ngừa viêm gan A. Nếu thai phụ là nhân viên phòng thí nghiệm hoặc sắp đi du lịch, bác sĩ có thể cho lời khuyên tiêm ngừa não mô cầu…
Tiêm ngừa khi đang mang thai có thể thực hiện an toàn với một số loại vắc-xin, một số khác cần được cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ của việc tiêm ngừa. Một số loại vắc-xin chống chỉ định trong thai kỳ như: lao, vi rút cúm sống, Rubella, MMR, thủy đậu…
Báo PN
ThS Nguyễn Khánh Linh
(BV Quốc tế Phương Châu)
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...