Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 29-04-2015 4:19pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin cộng đồng
BS Lê Thị Kiều Trang 

Một thử nghiệm trên diện rộng mới cho thấy nhiều gen của mã DNA có thể giúp dự đoán nguy cơ của một người phụ nữ mắc bệnh ung thư vú.

Một nhóm nghiên cứu, dẫn đầu bởi các nhà khoa học của Đại học Cambridge và Viện nghiên cứu ung thư tìm hiểu 77 gen di truyền đã được xác định là ảnh hưởng đến nguy cơ mắc ung thư vú của một người phụ nữ.

77 gen này đã từng được xác định là "gen nguy cơ" – nếu từng gen hoạt động độc lập thì nó có ảnh hưởng thấp đến nguy cơ ung thư, nhưng nếu chúng kết hợp với nhau thì có tác động mạnh hơn rất nhiều. Thông qua phân tích các gen này, các nhà khoa học đã có thể tính toán nguy cơ của một cá nhân phát triển bệnh ung thư vú.


Nghiên cứu hệ gen của 65.000 phụ nữ, các nhà nghiên cứu đã phát minh ra một “thang điểm nguy cơ đa gen" (PRS) dựa trên sự xuất hiện của những đột biến trong mỗi 77 gen. Sử dụng dữ liệu từ một trong các ngân hàng di truyền lớn nhất của thế giới, Hội Ung thư học – nghiên cứu môi trường (COGS), các nhà nghiên cứu đã có thể tìm thấy sự liên quan giữa các lỗi di truyền và nguy cơ của một người phụ nữ mắc bệnh ung thư vú. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia.

Một phụ nữ có PRS thuộc nhóm một phần trăm cao nhất có nhiều khả năng phát triển ung thư vú gấp khoảng ba lần so với nhóm có PRS trung bình. Trong số những phụ nữ không có tiền sử gia đình ung thư vú, những người có thang điểm ở nhóm cao thứ năm có khả năng 16,6% phát triển ung thư vú, trong khi đó những người có thang điểm ở nhóm thấp nhất thứ năm chỉ có khả năng khỏang 5,2% phát triển bệnh.

Nell Barrie, giám đốc truyền thông khoa học cao cấp tại Viện nghiên cứu ung thư Anh, cho biết: "Nghiên cứu này cho thấy cách thức bản đồ di truyền của bệnh ung thư vú mà các nhà khoa học đã xây dựng trong những năm qua có thể được sử dụng để xác định phụ nữ có nguy cơ cao nhất, vì vậy chúng tôi có thể thực hiện các bước để giảm nguy cơ phát triển bệnh hoặc ngăn nó ở giai đoạn sớm nhất có thể."

Một trong những người đứng đầu của cuộc nghiên cứu, Giáo sư Douglas Easton từ Đại học Cambridge, cho biết: "Vẫn còn việc cần làm để xác định cách thức các xét nghiệm như thế này có thể bổ sung các yếu tố nguy cơ khác như tuổi tác, lối sống và tiền sử gia đình, nhưng đó là một bước tiến quan trọng mà hy vọng sẽ dự báo nguy cơ di truyền, trở thành xét nghiệm tầm soát vú thường quy trong những năm tới."

Nghiên cứu các marker di truyền khác cho ung thư vú đang được tiến hành trên toàn cầu. Các nhà khoa học Úc vừa công bố công trình về một protein liên kết với DNA được gọi là chất ức chế biệt hóa 4 (ID4). Nồng độ cao của ID4 ở chuột dường như có liên quan với hầu hết các hình thức ác tính nhất của bệnh – thường gọi là ung thư vú "bộ ba âm tính” - và điều này chỉ ra rằng việc ngăn chặn ID4 có thể dừng các tế bào ung thư vú phân chia. Họ hy vọng rằng thuốc có thể được phát triển để ngăn chặn protein này ở người, dẫn đến phương pháp điều trị cho các hình thức chống ung thư vú.

Nguồn: http://www.bionews.org.uk/page_515557.asp

Các tin khác cùng chuyên mục:
Từ ngày 15/3 cho phép mang thai hộ - Ngày đăng: 17-03-2015
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK