Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Saturday 23-08-2014 4:13am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin cộng đồng

New_Picture_45 Do bẩm sinh hoặc nạo phá thai nhiều lần, rách tử cung ở lần sinh trước… có thể khiến thai phụ hở eo tử cung, dẫn đến sinh non - nguyên nhân của khoảng 50% trường hợp tử vong ở trẻ sơ sinh.

 


Bà mẹ từng sẩy thai do hở eo tử cung trong lần mang thai sau thường sẩy thai sớm hơn lần mang thai trước. Nếu không phát hiện kịp thời, từ khoảng tuần thứ 16 trở đi, thai dễ bị sẩy, sinh non do áp lực ối tăng, đè dãn cổ tử cung, gây vỡ ối.

Quá trình chuyển dạ sinh non do vỡ ối vì hở eo cổ tử cung thường không có triệu chứng, diễn ra rất nhanh, không kèm theo chảy máu hoặc đau đớn. Các chuyên gia sản khoa khuyến cáo, để phòng ngừa sinh non, sẩy thai do hở eo tử cung, thai phụ cần đi khám thai sớm, thông báo tiền sử sẩy thai cho bác sĩ sản khoa. Nếu thai nhi vẫn sống và phát triển bình thường ở tuổi thai từ 16 - 18 tuần, không xảy ra các cơn chuyển dạ, sản phụ có thể được chỉ định khâu eo tử cung. Sau khi khâu, sản phụ phải nằm nghỉ và được theo dõi tại bệnh viện (BV) 48 giờ, sử dụng các loại thuốc giảm gò tử cung. Sau khi xuất viện, thai phụ cần hạn chế làm việc nặng và đi lại.

Hiện nay, phương pháp dùng vòng nâng eo tử cung bước đầu được áp dụng để giữ thai trong bụng mẹ. Bác sĩ (BS) Lê Văn Hiền, Phó giám đốc BV Phụ sản Mê Kông TP.HCM, cho biết: BV Phụ sản Mê Kông đã áp dụng phương pháp này thành công cho sản phụ Nguyễn T.H.M. (1983, TP.HCM), người có tiền sử sinh non.

Lần mang thai thứ hai này, cổ tử cung của chị M. được phát hiện bị hở khi thai 25 tuần, quá trễ đối với chỉ định khâu eo tử cung. Vì vậy, các BS đã tư vấn phương pháp đặt vòng nâng tử cung. Sau khi đặt vòng nâng, chị M. vẫn đi lại và sinh hoạt bình thường, tái khám theo chỉ định của BS. Đến khi thai nhi 36 tuần tuổi, chị M. chuyển dạ và được các BS tháo bỏ vòng nâng, giúp chị sinh thường.

Theo BS Hiền, phương pháp khâu eo tử cung tuy đơn giản nhưng vẫn là một kỹ thuật xâm lấn. Vì vậy, sản phụ cần phải gây tê, gây mê tùy tình huống, và có thể sẽ gặp những biến chứng không mong muốn như chảy máu, nhiễm trùng, thậm chí là rỉ ối, sinh non… BS Hiền cho biết thêm: “Vòng nâng bằng silicon được đặt chặn trên cổ tử cung, nâng đỡ tử cung và thai nhi, giúp thai không lọt ra khỏi tử cung. Phương pháp này hoàn toàn không xâm lấn và không cần gây tê, tùy trường hợp có thể kết hợp với phương pháp khâu eo tử cung. Qua theo dõi, sản phụ sau khi đặt vòng nâng không bị ra huyết trắng, không có bất cứ khó chịu nào”.

Để phòng ngừa sinh non hoặc sẩy thai, những bà mẹ có nguy cơ cao cần phải có chế độ ăn giàu sắt, bổ sung axit folic; tránh đi lại và khiêng vác nặng; không sinh hoạt vợ chồng suốt thời gian mang thai.

Nguồn: Báo Phụ Nữ Online

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ai dễ gặp nhau tiền đạo? - Ngày đăng: 23-08-2014
Tư thế ngủ đúng khi mang thai - Ngày đăng: 30-07-2014
Tư thế ngủ đúng khi mang thai - Ngày đăng: 30-07-2014
Thức khuya khó thụ thai - Ngày đăng: 30-07-2014
Bệnh lý về rốn trẻ sơ sinh - Ngày đăng: 15-07-2014
Điều trị và dự phòng ối vỡ non - Ngày đăng: 15-07-2014
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK