Khảo sát phạm vi bảo vệ chống ung thư vú do phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng dự phòng trên người mang đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2
Nghiên cứu khẳng định rằng cắt bỏ buồng trứng hai bên đem lại sự bảo vệ có ý nghĩa chống lại sự phát triển ung thư vú.
Nhóm nghiên cứu, dưới sự chỉ đạo của Steven Narod ở Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Phụ nữ tại Toronto, Canada, tin rằng thủ thuật này cũng đem lại lợi ích đáng kể cho bệnh nhân có đột biến BRCA2. mặc dù kết quả này không đat mức có ý nghĩa thống kê.
Toàn bộ số liệu từ 1439 bệnh nhân ung thư vú và 1866 phụ nữ không có bệnh, khớp với nhau về độ tuổi, quốc tịch, và đột biến BRCA, được so sánh đối chiếu với nhau.
Sau khi hiệu chỉnh với số lần mang thai và việc sử dung viên tránh thai, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng tiền sử cắt bỏ buồng trứng kết hợp với giảm 56% nguy cơ ung thư vú đối với người mang gen BRCA1. Trên bệnh nhân có đột biến BRCA2, phát hiện được một tỉ lệ giảm không có ý nghĩa là 42%.
Đáng lưu ý là mức giảm nguy cơ đặc biệt rõ rệt đối với người mang gen BRCA1 đã được cắt bỏ buồng trứng trước 40 tuổi so với người được phẫu thuật muộn hơn (tỉ suất chênh = 0,36 so với 0,53).
Các tác giả cho biết tác dụng bảo vệ do việc cắt bỏ buồng trứng đem lại vẫn tiếp diễn đến 15 năm sau khi mổ, với tỉ suất chênh ung thư vú có BRCA1 trong khoảng thời gian này là 0,38 so với 1,27 ở sau thời khoảng này.
Narod và cộng sự kết luận: “Dựa trên tuổi khởi phát điển hình của ung thư vú di truyền, chúng tôi khuyến nghị nên xem xét phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng dự phòng cho phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có đột biến BRCA1 hoặc BRCA2.
Nguồn: Journal of Clinical Oncology 2005; 23:7491-6
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...