ThS. Huỳnh Gia Bảo và cộng sự
Đặt vấn đề
Trong nhiều thập kỷ qua, nhiều phát kiến và cải tiến đã được ứng dụng nhằm nâng cao hiệu quả thành công của một chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường hợp bệnh nhân vẫn không thành công sau nhiều lần chuyển phôi. Những trường hợp này thường được biết đến với chẩn đoán thất bại làm tổ liên tiếp (recurrent implantation failure – RIF).
Bên cạnh việc làm ảnh hưởng về tâm lý và tinh thần của các cặp vợ chồng hiếm muộn-vô sinh sau nhiều chu kỳ điều trị thất bại, RIF còn làm cho chi phí điều trị tăng đáng kể.
Sự làm tổ của phôi vào niêm mạc tử cung là một quá trình phức tạp, nhìn chung phụ thuộc vào 3 yếu tố chính là chất lượng phôi được chuyển, sự chấp nhận của niêm mạc tử cung (NMTC) và hệ thống miễn dịch của cơ thể người phụ nữ. GM-CSF là một cytokine có tầm quan trọng trong các đáp ứng miễn dịch (kháng nguyên tế bào T, G-CSF hay CSF3, chu trình chết tế bào…). Ngoài ra, GM-CSF còn có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và làm tổ của phôi, thường được tìm thấy ở NMTC, vòi trứng, tế bào vỏ của nang noãn vượt trội, dịch nang noãn cũng như trong nhau thai.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả của GM-CSF dựa trên tỉ lệ có thai lâm sàng đến 12 tuần và tỉ lệ làm tổ của phôi của những trường hợp RIF.
Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Đây là đề tài nghiên cứu do CGRH, Khoa Y, Đại học Quốc gia TPHCM thực hiện, việc thu thập số liệu được tiến hành tại Đơn vị IVFAS, Bệnh viện An Sinh. Báo cáo loạt ca các trường hợp RIF (với ít nhất 3 lần chuyển phôi và có ít nhất 6 phôi chất lượng tốt) được điều trị TTTON sử dụng môi trường có bổ sung GM-CSF nuôi cấy phôi đến ngày 2 tại Đơn vị IVFAS, Bệnh viện An Sinh 08/2012-06/2013.
Kết quả
Tổng cộng có 60 cặp vợ chồng vô sinh do thất bại làm tổ liên tiếp điều trị tại IVFAS được nhận vào nghiên cứu. Bảng 1 mô tả các đặc điểm của nhóm bệnh nhân tham gia nghiên cứu.
Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân
Tuổi |
35,77 ± 4,61 |
Số lần điều trị TTTON thất bại |
4,20 ± 1,25 |
Số phôi chuyển |
3,55 ± 0,97 |
Số phôi tốt |
1,70 ± 1,98 |
Độ dày niêm mạc tử cung |
11,43 ± 1,39 |
Bảng 2. Kết quả của các thông số nghiên cứu
Các chỉ số nghiên cứu |
Tỉ lệ (n = 60) |
Tỉ lệ thụ tinh |
77,5% |
Tỉ lệ phôi tốt |
24,2% |
Tỉ lệ thai lâm sàng |
33,3% (20/60) |
Tỉ lệ thai lâm sàng diễn tiến tới 12 tuần |
30,0% (18/60) |
Tỉ lệ làm tổ của phôi |
14,1% (30/213) |
Ở bảng 2, tỉ lệ thụ tinh ở các trường hợp được sử dụng môi trường có bổ sung GM-CSF trong nghiên cứu của chúng tôi là 77,5%, tỉ lệ này tương đương với tỉ lệ thụ tinh trung bình tại IVFAS. Tuy nhiên, tỉ lệ phôi tốt ở nhóm bệnh nhân này trong nghiên cứu chỉ đạt 24,2%. Đặc điểm phôi ghi nhận được trong tất cả các trường hợp tham gia nghiên cứu là tốc độ phát triển chậm, do đó làm cho tỉ lệ phôi tốt thấp hơn so với tỉ lệ phôi tốt trung bình tại trung tâm của chúng tôi.
Đối với những trường hợp RIF, tỉ lệ thai lâm sàng đạt được dưới 20% nếu như chỉ thực hiện qui trình TTTON một cách bình thường. Trong nghiên cứu này, tỉ lệ thai lâm sàng diễn tiến tới 12 tuần của những bệnh nhân RIF đạt được là 30,0%. Ngoài ra, do tỉ lệ phôi tốt đối với từng trường hợp không cao, chúng tôi tiến hành chuyển nhiều phôi hơn so với những trường hợp điều trị TTTON từ các chỉ định khác. Đây là nguyên nhân khiến cho tỉ lệ làm tổ của phôi thấp hơn so với tỉ lệ hiện có tại trung tâm của chúng tôi, chỉ đạt 14,1%.
Kết luận
Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam nhằm cải thiện tỉ lệ thành công trên những đối tượng RIF. Mặc dù, có nhiều nguyên nhân gây ra RIF nhưng kết quả nghiên cứu đã cho thấy việc sử dụng môi trường có bổ sung GM-CSF khi nuôi cấy phôi ở giai đoạn phân chia có thể giúp làm tăng tỉ lệ thai lâm sàng ở những đối tượng này. Cần thêm nhiều nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng nữa để xác định vai trò của GM-CSF trong môi trường nuôi cấy phôi.
Tài liệu tham khảo
1. Chin PY, Macpherson AM, Thompson JG, Lane M, Robertson SA (2009). Stress response genes are suppressed in mouse preimplantation embryos by granulocyte-macrophage colony-stimulating factor (GM-CSF). Hum Reprod; 24:2997-3009.2. Das M, Holzer H (2012). Recurrent implantation failure: gamete and embryo factors. Fertil Steril; 97(5): 1021-1027.
3. Giacomini G, Tabibzadeh SS, Satyaswaroop PG, Bonsi L, Vitale L, Bagnara GP, Strippoli P, Jasonni VM (1995). Epithelial cells are the major source of biologically active granulocyte macrophage colony-stimulating factor in human endometrium. Hum Reprod; 10(12):3259-3263.
4. Kim D, Kim M, Kang, Lee H, Park W, Kwon H (2001). The supplementation of granulocyte-macrophage colony-stimulating factor (GM-CSF) in culture medium improves the pregnancy rate in human ART programs. Fertil Steril; 76(3): S6.5. Macklon NS, Geraedts JPM, Fauser BCJM (2002). Conception to ongoing pregnancy: the ‘black box’ of early pregnancy loss. Human Reproduction Update; 8:333-343.
6. Margalioth EJ, Ben-Chetrit A, Gal M, Eldar-Geva T (2006). Investigation and treatment of repeated implantation failure following IVF – ET. Hum Reprod; 21:3036-3043.7. Papayannis M (2006). Effect of granulocyte-macrophage colony stimulating factor on growth, resistance to freezing and thawing and re-expansion of murine blastocysts. RBMOnline; 14(1):96-101.
8. Robertson SA (2007). GM-CSF Regulation of Embryo Development and Pregnancy. Cytokine Growth Factor Reviews; 18:287-298.9. Robertson SA, Sjoblom C, Jasper MJ, Norman RJ, Seamark RF (2001). Granulocyte-macrophage colony-stimulating factor promotes glucose transport and blastomere viability in murine preimplantation embryos. Biol Reprod; 64:1206-1215.
10. Shapiro S, Richter KS, Daneshmand ST, Quinn P, Behr B (2003). Granulocyte-macrophage colony-stimulating factor enhances human embryo development to the blastocyst stage: a randomized study. Fertil Steril; 79:15-16.11. Sjoblom C, Roberts CT, Wikland M, Robertson SA (2005). Granulocyte-Macrophage Colony-Stimulating Factor Alleviates Adverse Consequences of Embryo Culture on Fetal Growth Trajectory and Placental Morphogenesis. Endocrinol; 146(5):2142-2153.
12. Tan BK, Vandekerckhove P, Kennedy R, Keay SD (2005). Investigation and current management of recurrent IVF treatment failure in the UK. BJOG; 112(6):773-780.13. Zhao Y, Rong H, Chegini N (1995). Expression and selective cellular localization of granulocyte-macrophage colony-stimulating factor (GM-CSF) and GM-CSF alpha and beta-receptor messenger ribonucleic acid and protein in human ovarian tissue. Biol Reprod; 53:923-930.
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ