Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 20-08-2013 9:53am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin cộng đồng

New_Picture_52 Nhiễm trùng đường sinh dục hay do vi khuẩn, đôi khi do bệnh Chlamydia hoặc bệnh lậu, chúng đều là những nguyên nhân gây đau tinh hoàn trong nhiều giờ hoặc thậm chí vài ngày.

 


Bác sĩ chuyên khoa tiết niệu và rối loạn chức năng sinh dục nam E. Douglas Whitehead (Mỹ) cho biết: "Bất kỳ sự tấn công nào của vi khuẩn đều có thể là một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu và dẫn đến đau tinh hoàn”.

Phát hiện thủ phạm

Theo giáo sư bác sĩ chuyên khoa đường tiết niệu nam giới Bruce H. Blank, trường ĐH Y khoa Oregon (Ba Lan): "Nguyên nhân gây đau tinh hoàn tùy thuộc vào tuổi tác. Nam giới trưởng thành bị đau tinh hoàn có thể là do nhiễm trùng vi khuẩn ở mào tinh hoàn, là ống nhỏ quấn vào phần sau của tinh hoàn bên trong bìu dương vật. Nó không chỉ gây đau ở bìu mà còn có cảm giác mào tinh hoàn như bị phồng lên hoặc có bướu”.

Đau tinh hoàn có thể do mắc bệnh quai bị hoặc do tác nhân trực tiếp gây đau như nghẽn dây thần kinh ở lưng, bệnh sỏi thận hoặc giãn tĩnh mạch trong dây tinh hoàn. Cũng theo bác sĩ Blank: "Nếu tinh hoàn bị xoắn, bệnh nhân sẽ gặp khó khăn về thở do máu không cung cấp đủ cho tinh hoàn. Cho dù xoắn tinh hoàn, xoắn phần phụ của tinh hoàn, mào tinh hoàn hoặc thoát vị không thể cứu giúp được gì, những triệu chứng đau đều giống nhau nên việc chẩn đoán có thể gặp khó khăn ngay cả đối với bác sĩ chuyên khoa.

Khi bị cơn đau buốt ở bìu cần đến bác sĩ ngay, bởi vì bạn có thể mất tinh hoàn nếu không có giải pháp chữa trị kịp thời chỉ trong vài giờ đồng hồ. Trường hợp này, bác sĩ có thể không cần dùng phẫu thuật để xoắn dây tinh hoàn, vì rất đau đớn. Thay vào đó, bác sĩ có thể tháo tinh hoàn ra, sau đó khâu tinh hoàn lại vào những phần trong bìu đề phòng có thể bị xoắn lại sau này. Nếu không can thiệp bằng phẫu thuật, bác sĩ có thể sẽ phẫu thuật hỗ trợ để kiểm tra bên trong bìu”.

Đau mào tinh hoàn

Khi mắc bệnh, trong bìu sẽ xuất hiện khối u có thể gây đỏ và có cảm giác nóng khi sờ vào nó. Bạn có thể mắc tiểu nhiều gấp hai lần bình thường hoặc phát hiện dương vật bị chảy mủ. Bác sĩ Blank cho biết thêm: "Đau mào tinh hoàn không phải là bệnh lý nguy kịch như xoắn tinh hoàn, nhưng buộc bạn phải đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt và có thể được kê toa uống kháng sinh”.

Theo bác sĩ Whitehead: "Khi mắc bệnh đau mào tinh hoàn, bạn cần tranh thủ nghỉ ngơi trên giường vì tư thế nâng cao bìu sẽ giảm nhẹ cơn đau. Hãy tắm bồn hoặc tắm nước ấm để làm dịu chỗ phồng và cơn đau, cũng như để kích thích tuần hoàn máu. Đắp nước đá cũng giúp giảm sưng phồng và viêm tấy”.

Ung thư tinh hoàn

Bác sĩ người Anh Hilary Jones cho biết: "Ung thư tinh hoàn hiếm khi gây đau và có cảm giác khó chịu. Bệnh thường xảy ra ở nam giới tuổi từ 18 đến 35 và trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn trì hoãn hoặc không muốn điều trị. Bất kỳ những khối u nào mới xuất hiện trong bìu và có biểu hiện bất thường đều cần đến bác sĩ ngay. Ngày nay, tỉ lệ mắc bệnh ung thư tinh hoàn có thể chữa trị chiếm khoảng 99% nhờ phát hiện và có giải pháp chữa trị kịp thời”.

Theo bác sĩ Melissa Conrad Stoppler (Mỹ): "Mỗi năm, tại Mỹ có từ 7.000 đến 8.000 trường hợp bị ung thư tinh hoàn và khoảng 400 người tử vong. Bác sĩ không thể xác định nguyên nhân chính xác của ung thư tinh hoàn, nhưng những yếu tố gây nguy cơ phát triển bệnh đã được nhận diện. Đàn ông da trắng mắc bệnh nhiều hơn đàn ông thuộc chủng tộc khác, mặc dù bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và theo chủng tộc, kể cả trẻ em. Đàn ông bị xệ tinh hoàn, tức tinh hoàn ẩn, ngay cả nếu can thiệp bằng phẫu thuật điều trị cũng gia tăng nguy cơ phát triển ung thư tinh hoàn. Yếu tố gây nguy cơ khác gồm có bệnh lý về di truyền như hội chứng Klinefelter, sự phát triển bất thường của tinh hoàn và có liên quan đến bệnh ung thư tinh hoàn”.

Nguồn: Báo Tiền Phong Online

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Thai non, thai già - Ngày đăng: 07-08-2013
Tránh xa sát thủ vô hình - Ngày đăng: 07-08-2013
Tuổi tác và chất lượng sinh sản - Ngày đăng: 07-08-2013
300.000 ca nạo phá thai/năm - Ngày đăng: 07-08-2013
U xơ tử cung - Ngày đăng: 16-07-2013
Vì sao thai lưu? - Ngày đăng: 16-07-2013
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK