Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 13-07-2021 9:35pm
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
NHS. Nguyễn Thị Ngọc Nữ - Đơn vị HTSS, Bệnh viện Mỹ Đức

Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) là phương pháp thụ tinh nhân tạo với mục đích đưa số lượng lớn tinh trùng di động vào tử cung của người nữ quanh thời điểm phóng noãn. Đây là phương pháp lựa chọn đầu tay, ít tốn kém về chi phí, ít xâm lấn khi thực hiện điều trị hiếm muộn.

Một số nghiên cứu trước đây đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của IUI như: nguyên nhân vô sinh, độ tuổi nữ giới, thời gian vô sinh, phương pháp kích thích buồng trứng, số chu kỳ điều trị, thời gian thụ tinh và số nang noãn phát triển. Tuy nhiên, yếu tố về các thông số tinh dịch vẫn chưa được khám phá đầy đủ. Chính vì vậy, tác giả Akhil Muthigi và cộng sự tiến hành nghiên cứu nhằm làm rõ ảnh hưởng của tổng số tinh trùng di động sau lọc rửa (TMSC) đến tỷ lệ thai lâm sàng sau thực hiện IUI.
Đây là một nghiên cứu hồi cứu dựa trên cơ sở dữ liệu tất cả bệnh nhân đã thực hiện IUI bằng tinh trùng tươi hoặc tinh trùng trữ đông tại một cơ sở điều trị hiếm muộn lớn từ năm 2002 đến năm 2018. Phân tích phương trình ước tính tổng quát được sử dụng để tính kết quả trên nhiều chu kỳ của bệnh nhân và để điều chỉnh theo tuổi của nữ giới, chỉ số khối cơ thể, và phương pháp kích thích buồng trứng. Có 92.471 chu kỳ IUI được thực hiện từ 37.553 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thống kê theo Mô hình ước lượng tổng quát các biểu thức (Generalized Estimate Equation - GEE) nhằm đánh giá mối tương quan giữa tỷ lệ thai lâm sàng và TMSC sau khi đã hiệu chỉnh các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cục như tuổi, phác đồ kích thích buồng trứng, … Có tổng cộng 62.758 chu kỳ ở 26.995 bệnh nhân có đủ dữ kiện để đưa vào phân tích GEE.

Kết quả phân tích trên dân số tổng cho thấy TMSC trung bình là 16*106. Tỷ lệ thai lâm sàng có sự khác biệt nhau giữa các nhóm tuổi (<35 tuổi: 18,5%; 35-37 tuổi: 15,0%; 38-40 tuổi: 13,4% và >40 tuổi: 11,9%), nhưng không khác biệt giữa các mức BMI và tương đương nhau trong 3 chu kỳ đầu tiên (Hình 1).

So sánh giữa các phác đồ, phác đồ KTBT với FSH cho tỷ lệ thai lâm sàng cao nhất (19%) và thấp nhất là nhóm phối hợp FSH và CC (15,2%).

Khi đưa vào phân tích GEE, ở nhóm TMSC ≥9*106, TMSC không liên quan đến tỷ lệ thai lâm sàng (p = 0,46), tuy nhiên, ở nhóm TMSC <9*106, TMSC có tương quan đến tỷ lệ thai lâm sàng với mối tương quan thuận. Có sự giảm tuyến tính về tỷ lệ thai lâm sàng ở nhóm có TMSC <0,25*106 (4,18%).

Từ kết quả trên có thể kết luận rằng tỷ lệ thai lâm sàng sau IUI được tối ưu hóa với TMSC ≥9*106, và tỷ lệ giảm dần nếu dưới mức đó. Tuy hiếm, nhưng đã có trường hợp thành công với TMSC< 0,25*106. Vì tỷ lệ thai lâm sàng giảm từ từ và liên tục, nên sẽ không có mức giới hạn trên nào của TMSC được đưa ra để thực hiện IUI, thay vào đó, những dự đoán định lượng này có thể giúp nhiều hơn để được sử dụng trong quá trình tư vấn và hướng dẫn đưa ra quyết định lâm sàng cho bác sĩ và bệnh nhân.


Hình 1: Tỷ lệ thai lâm sàng phân bố theo: nhóm tuổi, nhóm BMI, phác đồ KTBT và số chu kỳ điều trị.

Nguồn: Muthigi A, Jahandideh S, Bishop LA, Naeemi FK, Shipley SK, O'Brien JE, Shin PR, Devine K, Tanrikut C. Clarifying the relationship between total motile sperm counts and intrauterine insemination pregnancy rates. Fertil Steril. 2021 Jun;115(6):1454-1460. doi: 10.1016/j.fertnstert.2021.01.014. Epub 2021 Feb 18. PMID: 33610321.

Các tin khác cùng chuyên mục:
HOẠT ĐỘNG
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK