Tin tức
on Tuesday 13-07-2021 9:33pm
Danh mục: Tin quốc tế
NHS. Trần Thị Hoài Thu – IVFMD, Bệnh viện Mỹ Đức
Các yếu tố về lối sống như chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể thao, thói quen sinh hoạt: hút thuốc lá, rượu bia, các chất gây nghiện, làm việc cường độ cao, lao động nặng đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nam giới. Trong các yếu tố nêu trên, việc tiêu thụ sản phẩm bổ sung đạm whey (từ váng sữa) trong luyện tập thể lực ngày càng phổ biến ở nam giới. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, chỉ có một số ít nghiên cứu điều tra về mối tương quan của việc bổ sung whey protein với sức khỏe sinh sản nam với kết quả còn chưa rõ ràng.
Tác giả Ketheeswaran và cộng sự (2020) đã có một nghiên cứu nhằm đánh giá tương quan giữa bổ sung đạm whey và chất lượng tinh trùng cũng như khả năng sinh sản trên chuột đực. Trong nghiên cứu này, chuột được cho ăn chế độ có bổ sung đạm whey liều cao trong ba tháng. Nghiên cứu thực hiện trên 48 con chuột đực và 84 con chuột cái từ 6-7 tuần tuổi. Chuột đực được chia ngẫu nhiên thành các nhóm gồm 6 con/nhóm. Sau đó, chúng được cho ăn với chế độ ăn hoặc bình thường (nhóm chứng) hoặc có được bổ sung đạm whey liều cao hàng ngày (5 ngày/tuần) trong ba tháng liên tục. Lượng whey protein được sử dụng cho nhóm hai được tính tương đương với lượng whey protein cao nhất được đề nghị sử dụng hằng ngày trên con người. Một tuần trước khi hoàn thành nghiên cứu, mỗi con chuột đực được nuôi riêng lẻ với hai con chuột cái, để tiến hành giao phối. Sau đó, ở chuột đực, mẫu máu, tinh hoàn, mào tinh và túi tinh được thu nhận. Chỉ số phân mảnh DNA (DFI) được khảo sát sử dụng phương pháp SDI. Trong khi đó, ở chuột cái, sau khi giao phối, chúng được nuôi thành từng nhóm từ 6-8 con và cho an tử sau 10-14 ngày. Tử cung được thu nhận và đếm số bào thai từ những con chuột cái này.
Về các thông số nền, không có sự khác biệt về trọng lượng cơ thể, túi tinh, tinh hoàn và tỉ số trọng lượng tinh hoàn và mào tinh so với trọng lượng cơ thể giữa hai nhóm. Về kết cục chính, kết quả từ nghiên cứu ghi nhận không có sự khác biệt về số lượng tinh trùng trong mào tinh, khả năng di động, chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng, tình trạng stress oxy hoá, nồng độ testosterone huyết thanh, kích thước và trọng lượng túi tinh, trọng lượng tinh hoàn và mào tinh, hình thái tinh hoàn, số lượng chuột không thụ thai, số lứa chuột con sinh ra. Ngoài ra, không có mối tương quan nào được ghi nhận giữa DFI và nồng độ stress oxy hoá. Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy, không có sự khác biệt nào được tìm thấy giữa các con chuột được nuôi bằng chất bổ sung whey protein và nhóm đối chứng liên quan đến thông số tinh trùng, trọng lượng các cơ quan sinh dục phụ và khả năng sinh sản. Nhiều nghiên cứu khác trên con người đã báo cáo rằng việc bổ sung whey protein trong quá trình luyện tập sức khỏe không ảnh hưởng đến nồng độ LH và testosterone. Tuy nhiên, nghiên cứu của Hameid và cộng sự (2018) ở 12 vận động viên thể thao có tiêu thụ whey protein liều cao hàng ngày, trước và sau khi tập thể dục, cho thấy có giảm nồng độ LH và FSH.
Kết quả nghiên cứu ghi nhận, ở chuột, không có sự ảnh hưởng rõ rệt của việc bổ sung đạm whey liều cao đến chất lượng tinh trùng và khả năng thụ thai. Cần có thêm nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát mối liên hệ này.
Nguồn: Ketheeswaran S, Pors SE, Zuniga Jara LA, Lemser CE, Høj TK, Bøtkjær JA, Christensen P, Humaidan P, Kristensen SG. Effect of whey protein supplementation on sperm quality and fertility in male mice. Food Chem Toxicol. 2020 Jul;141:111366. doi: 10.1016/j.fct.2020.111366. Epub 2020 Apr 18. PMID: 32315685.
Các yếu tố về lối sống như chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể thao, thói quen sinh hoạt: hút thuốc lá, rượu bia, các chất gây nghiện, làm việc cường độ cao, lao động nặng đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nam giới. Trong các yếu tố nêu trên, việc tiêu thụ sản phẩm bổ sung đạm whey (từ váng sữa) trong luyện tập thể lực ngày càng phổ biến ở nam giới. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, chỉ có một số ít nghiên cứu điều tra về mối tương quan của việc bổ sung whey protein với sức khỏe sinh sản nam với kết quả còn chưa rõ ràng.
Tác giả Ketheeswaran và cộng sự (2020) đã có một nghiên cứu nhằm đánh giá tương quan giữa bổ sung đạm whey và chất lượng tinh trùng cũng như khả năng sinh sản trên chuột đực. Trong nghiên cứu này, chuột được cho ăn chế độ có bổ sung đạm whey liều cao trong ba tháng. Nghiên cứu thực hiện trên 48 con chuột đực và 84 con chuột cái từ 6-7 tuần tuổi. Chuột đực được chia ngẫu nhiên thành các nhóm gồm 6 con/nhóm. Sau đó, chúng được cho ăn với chế độ ăn hoặc bình thường (nhóm chứng) hoặc có được bổ sung đạm whey liều cao hàng ngày (5 ngày/tuần) trong ba tháng liên tục. Lượng whey protein được sử dụng cho nhóm hai được tính tương đương với lượng whey protein cao nhất được đề nghị sử dụng hằng ngày trên con người. Một tuần trước khi hoàn thành nghiên cứu, mỗi con chuột đực được nuôi riêng lẻ với hai con chuột cái, để tiến hành giao phối. Sau đó, ở chuột đực, mẫu máu, tinh hoàn, mào tinh và túi tinh được thu nhận. Chỉ số phân mảnh DNA (DFI) được khảo sát sử dụng phương pháp SDI. Trong khi đó, ở chuột cái, sau khi giao phối, chúng được nuôi thành từng nhóm từ 6-8 con và cho an tử sau 10-14 ngày. Tử cung được thu nhận và đếm số bào thai từ những con chuột cái này.
Về các thông số nền, không có sự khác biệt về trọng lượng cơ thể, túi tinh, tinh hoàn và tỉ số trọng lượng tinh hoàn và mào tinh so với trọng lượng cơ thể giữa hai nhóm. Về kết cục chính, kết quả từ nghiên cứu ghi nhận không có sự khác biệt về số lượng tinh trùng trong mào tinh, khả năng di động, chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng, tình trạng stress oxy hoá, nồng độ testosterone huyết thanh, kích thước và trọng lượng túi tinh, trọng lượng tinh hoàn và mào tinh, hình thái tinh hoàn, số lượng chuột không thụ thai, số lứa chuột con sinh ra. Ngoài ra, không có mối tương quan nào được ghi nhận giữa DFI và nồng độ stress oxy hoá. Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy, không có sự khác biệt nào được tìm thấy giữa các con chuột được nuôi bằng chất bổ sung whey protein và nhóm đối chứng liên quan đến thông số tinh trùng, trọng lượng các cơ quan sinh dục phụ và khả năng sinh sản. Nhiều nghiên cứu khác trên con người đã báo cáo rằng việc bổ sung whey protein trong quá trình luyện tập sức khỏe không ảnh hưởng đến nồng độ LH và testosterone. Tuy nhiên, nghiên cứu của Hameid và cộng sự (2018) ở 12 vận động viên thể thao có tiêu thụ whey protein liều cao hàng ngày, trước và sau khi tập thể dục, cho thấy có giảm nồng độ LH và FSH.
Kết quả nghiên cứu ghi nhận, ở chuột, không có sự ảnh hưởng rõ rệt của việc bổ sung đạm whey liều cao đến chất lượng tinh trùng và khả năng thụ thai. Cần có thêm nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát mối liên hệ này.
Nguồn: Ketheeswaran S, Pors SE, Zuniga Jara LA, Lemser CE, Høj TK, Bøtkjær JA, Christensen P, Humaidan P, Kristensen SG. Effect of whey protein supplementation on sperm quality and fertility in male mice. Food Chem Toxicol. 2020 Jul;141:111366. doi: 10.1016/j.fct.2020.111366. Epub 2020 Apr 18. PMID: 32315685.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Nghiên cứu hồi cứu: mối liên hệ giữa độ dày nội mạc tử cung và kết quả thai trong các chu kì chuyển phôi tươi ở các nhóm tuổi bệnh nhân khác nhau - Ngày đăng: 13-07-2021
ẢNH HƯỞNG CỦA VIRUS VIÊM GAN SIÊU VI B, C LÊN CHẤT LƯỢNG TINH TRÙNG - Ngày đăng: 13-07-2021
Tỷ lệ thai lạc chỗ và thai đúng vị trí kết hợp thai lạc chỗ sau chuyển phôi trữ giai đoạn phôi nang và phôi phân chia: Nghiên cứu từ dữ liệu của SART CORS - Ngày đăng: 13-07-2021
Chức năng kháng oxy hóa của HDL dịch nang - Ngày đăng: 13-07-2021
Khả năng sửa chữa phân mảnh DNA tinh trùng của noãn: ảnh hưởng của tuổi mẹ trên kết quả ICSI - Ngày đăng: 12-07-2021
Thuốc chủng ngừa COVID-19 có an toàn trong thai kỳ hay không? - Ngày đăng: 12-07-2021
Sức khoẻ của trẻ 2 tuổi được sinh ra từ noãn thuỷ tinh hoá hiến tặng so với trẻ cùng lứa tuổi được sinh từ noãn tươi hiến tặng - Ngày đăng: 12-07-2021
Ảnh hưởng và cơ chế của nhiễm trùng đường sinh dục lên các thông số stress oxy hoá, phân mảnh DNA tinh trùng và chất lượng tinh dịch ở nam giới vô sinh - Ngày đăng: 12-07-2021
Tư vấn khám bệnh từ xa để chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh trong đại dịch COVID-19: phương pháp hữu hiệu hay con dao hai lưỡi? - Ngày đăng: 12-07-2021
Hội chứng buồng trứng đa nang và trầm cảm sau sinh: một nghiên cứu đoàn hệ dựa trên dân số - Ngày đăng: 07-07-2021
HOẠT ĐỘNG
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK