Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Thursday 06-06-2013 1:49am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin cộng đồng

New_Picture_141 Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ có sức đề kháng rất kém. Điều này dẫn đến việc thai phụ dễ nhiễm các loại bệnh như: Cảm cúm, ho, sổ mũi, và sốt. Theo ước tính sốt khi mang thai gặp khoảng 15% các trường hợp, nhiều bà mẹ quá lo lắng và không biết hệ lụy của vấn đề trên.


Nguyên nhân nào gây nên sốt?

Thông thường sốt là một phản ứng của cơ thể với một quá trình bệnh lý. Nhiệt độ cơ thể sẽ tăng hơn so với bình thường (trên 37 độ C), ngay cả lúc nghỉ ngơi ở môi trường bình thường được gọi là sốt. Có rất nhiều nguyên nhân gây sốt trong đó thường gặp là nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virut, ký sinh trùng…) xâm nhập vào cơ thể đường tiểu, hô hấp, tiêu hoá hoặc đường máu…

… và những ảnh hưởng

Tuỳ theo nguyên nhân gây sốt và mức độ sốt cao hoặc thấp có thể nguy hiểm đến mẹ và con. Nếu ở mức độ nhẹ (hơi sốt 37,5 độ) có thể không hoặc ít khi ảnh hưởng đến thai nhi, nhưng sốt kéo dài và  sốt cao (38 độ trở lên)  thì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi và mẹ như: sảy thai, đẻ non, nhiễm khuẩn huyết thai kỳ, thai chết lưu, hoặc để lại di chứng về sau cho bé… Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố cơ địa của người mẹ.

Cần làm gì?

Đối với người bình thường, việc điều trị sẽ đơn giản do không có nhiều nguy cơ. Nhưng đối với thai phụ khi bị sốt nếu ung thuốc không đúng mục đích (ngay cả thuốc Đông y) cũng có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, nếu nghi ngờ sốt thai phụ cần nhanh chóng biết chính xác nhiệt độ cơ thể khi sốt là bao nhiêu. Nếu sốt cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị. Tuyệt đối không được tự ý ung thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Có thể phòng tránh

Việc phòng tránh lây nhiễm các bệnh đối với phụ nữ mang thai là vô cùng quan trọng.

Về mùa đông cần giữ ấm tránh để nhiễm lạnh. Mùa hè tránh ra nắng gắt giữa trưa sẽ cảm nắng. Giữ vệ sinh cá nhân tốt. Trong quá trình chăn nuôi thai phụ tránh tiếp xúc trực tiếp với gia súc, gia cầm nghi ngờ mắc bệnh. Không ăn các thức ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tránh gây ngộ độc, lây bệnh từ gia cầm, gia súc…

Ngoài ra, thai phụ cần khám thai đúng lịch để phát hiện những bất thường đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Nguồn: Báo Sức Khỏe và Đời Sống

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Giữ thai - Ngày đăng: 22-04-2013
Sinh mổ dễ nhiễm trùng - Ngày đăng: 07-04-2013
Mẹ ít sữa - nỗi lo không có thật - Ngày đăng: 29-03-2013
Tránh thai bằng vòng nội tiết - Ngày đăng: 29-03-2013
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK