Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 17-07-2012 2:13pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin cộng đồng

mebe Mặc dù không ai phủ nhận những đứa trẻ bú sữa mẹ thông minh hơn những đứa trẻ bú sữa bình, nhưng nguyên nhân chính cho sự tương quan này là ở não của người mẹ chứ không phải ở bầu sữa.

 


Một bà mẹ người Mỹ có chỉ số IQ là 15, cao hơn người hàng xóm, thì khả năng cho con bú nhiều hơn gấp hai lần. Phụ nữ cho con bú cũng thường được giáo dục nhiều hơn và ít hút thuốc hơn. Cha mẹ thông minh sẽ truyền lại gene của họ và tạo một môi trường kích thích hơn, hai lợi thế cho sự phát triển của một em bé. Trong ngắn hạn, những bà mẹ thông minh sẽ sinh những đứa con thông minh.

Một nhân tố chính trong sự phát triển là tình trạng kinh tế xã hội của gia đình, bao gồm thu nhập, nghề nghiệp và giáo dục. Để đo ảnh hưởng của môi trường, người ta đã tiến hành nghiên cứu sự khác nhau giữa các cặp song sinh cùng trứng và cả khác trứng. Kết quả là ở các gia đình trung lưu, đủ điều kiện để hầu hết trẻ em phát triển những gene di truyền tiềm năng của chúng.

Còn trong các gia đình có tình trạng kinh tế xã hội thấp, chỉ số IQ của cha mẹ chỉ ảnh hưởng đến chỉ số IQ của bé trong hai năm đầu. Trong tuổi thứ 7, chỉ có 10% IQ biến thiên ở trẻ em có điều kiện thấp là do gene. Nói cách khác, một môi trường nghèo nàn có thể “quét sạch” các lợi thế di truyền.

Địa vị xã hội thấp cũng thường dẫn đến mất an ninh kinh tế, khu dân cư và hộ gia đình không an toàn và thường xuyên có tình trạng hỗn loạn. Điều này làm tăng tiết hormone căng thẳng ở trẻ. Ở độ tuổi 10, tình trạng trẻ em có điều kiện gia đình kém, hormone căng thẳng trong máu cao gấp đôi so với trẻ em có điều kiện tốt hơn. Căng thẳng mãn tính làm giảm khối lượng của vùng Hippocampus, một vùng não liên quan đến học tập, dẫn đến vấn đề về bộ nhớ. Nó cũng cản trở sự phát triển của vỏ não phía trước, ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch, tổ chức hành vi và tự kiểm soát.

Tất nhiên, cho con bú là một điều lành mạnh. Điều này tăng cường hệ thống miễn dịch của bé, và xây dựng mối tương quan giữa mẹ và bé. Tuy nhiên, áp lực xã hội lên các bà mẹ trong đời sống hàng ngày có thể gây hại cho bé. Kích thích tố căng thẳng có thể được truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai và cho con bú.

Nghiên cứu liên quan đến 900 cặp mẹ-trẻ sơ sinh cho thấy rằng đào tạo hành vi ngắn hạn cho các bà mẹ để tăng cường độ nhạy cảm cũng làm cho trẻ em nhiều khả năng phát triển trí tuệ. Đứa trẻ hình thành một liên kết tình cảm mạnh mẽ với những người chăm sóc chúng trong suốt thời thơ ấu và những liên kết này theo chúng suốt đời.

Không có “Một cách đúng đắn nào” dạy người phụ nữ trở thành một người mẹ nhưng con người vẫn đã nuôi dưỡng con cái thành công trong hàng ngàn năm qua. Tạo ra áp lực hoặc buộc người phụ nữ tuân theo một quy cách nào đó không phù hợp với cuộc sống của họ có thể làm phản tác dụng. Thay vào đó, việc hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp các bậc cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái tốt hơn trong điều kiện cao hay thấp.

Nguồn: Báo Sài Gòn Tiếp Thị

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK