Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 29-05-2012 1:30pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin cộng đồng

New Picture (31) Trong một bài blog trên trang mạng xã hội Sina Weibo ngày 17.5, chuyên gia môi trường Trung Quốc, ông Đổng Lương Kiệt cho rằng nước máy ở Trung Quốc chứa một hàm lượng rất cao estrogen có nguy cơ gây vô sinh, khiến hàng ngàn cư dân mạng ở Trung Quốc hoang mang.


Trên trang Sina Weibo, ông Đổng Lương Kiệt viết: “Các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện 23 mẫu nước ở đồng bằng châu thổ sông Dương Tử có chứa hàm lượng chất estrogen, cao hơn rất nhiều so với các nước khác như Đức, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Mỹ, Úc và Hàn Quốc. Đây là vấn đề đáng lo ngại cho sức khỏe con người”.

Thông tin trên được trích dẫn từ Nghiên cứu của ông Đổng Lương Kiệt cùng 6 nhà khoa học khác có tựa đề “Đánh giá mức độ ô nhiễm estrogen trong nước máy ở Trung Quốc” đăng trên tạp chí khoa học môi trường Environmental Sciences, số 24, ấn bản 2, tháng 2.2012 (trang 320-328).

Trước đó, vào năm 2009, các nhà khoa học Trung Quốc cũng phát hiện một lượng cao estrogen trong các mẫu nước tại ba con sông ở Thiên Tân, Trung Quốc.

Có hơn 1.300 thành viên bình luận trên Sina Weibo về thông tin trên và họ lo ngại rằng việc sử dụng nước máy ở Trung Quốc sẽ gây vô sinh.

Tuy nhiên, tờ Modern Express của Trung Quốc ngày 18.5 dẫn lời một số chuyên gia môi trường học cho biết estrogen trong môi trường nước là rất ít, không đáng kể, và chưa có nghiên cứu nào có thể khẳng định estrogen trong nước gây vô sinh ở người.

Không chỉ riêng ở Trung Quốc, tờ New York Times đã đưa tin một nghiên cứu năm 2009 của các nhà khoa học Mỹ phát hiện khoảng 80% trong số 139 con sông ở Mỹ có chứa hàm lượng estrogen rất cao, và nước từ các con sông này được xử lý thành nước máy cho người dân Mỹ sử dụng.

Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Pittsburgh (Mỹ) năm 2007 đã kết luận rằng estrogen hàm lượng cao trong nước có thể làm suy giảm tinh trùng ở người và gây vô sinh, sau khi phát hiện các loài cá ở các con sông Pittsburgh không thể sinh sản được, đó là chưa kể đến việc biến đổi giới tính nếu hàm lượng estrogen cực cao.

Các nhà khoa học Mỹ cho hay sở dĩ estrogen có trong nước là do nguồn nước bị ô nhiễm bởi nhiều tác nhân như nước thải từ các khu công nghiệp, phân người và gia súc.

Theo ý kiến nhiều nhà khoa học trên thế giới, nguồn nước bị ô nhiễm chứa nhiều chất độc hại khác nhau, có thể gây vô sinh ở cả nam lẫn nữ. Tuy nhiên, estrogen chưa hẳn là chất duy nhất có trong nước, và cũng chưa chắc estrogen trong nước là thủ phạm duy nhất gây vô sinh.

Estrogen là một loại hormon do một số cơ quan sinh dục nữ tiết ra. Còn Estrogen trong môi trường có thể hòa tan trong nước, giống như muối hòa tan trong nước đun sôi, và rất khó tách estrogen ra khỏi nước trong quá trình xử lý nước máy.

Để tách estrogen ra khỏi nước lấy từ sông trong quá trình xử lý nước cần phải có công nghệ tiên tiến và phức tạp. Như vậy, thậm chí uống nước bị nhiễm estrogen đã được đun sôi cũng có khả năng hấp thụ estrogen vào cơ thể, theo ông Đổng Lương Kiệt.

Trong khi đó, nhiều quốc gia trên thế giới lại không quy định loại bỏ estrogen trong nước máy.

Theo trang mạng về dược phẩm và sức khỏe EmedicineHealth.com, các chuyên gia y tế Mỹ cho biết có ba loại thuốc ngừa thai trên thị trường: một là thuốc có chứa estrogen, hai là có chứa progesterone, ba là chứa cả hai chất này.

Phụ nữ sử dụng thường xuyên thuốc ngừa thai chứa estrogen có nguy cơ cao bị bệnh máu đông, ung thư vú, ung thư cổ tử cung, và tiểu đường, EmedicineHealth.com dẫn lời cảnh báo các chuyên gia y tế Mỹ.

Nguồn: Báo Thanh Niên

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Thế hệ tương lai bị đánh cắp - Ngày đăng: 29-05-2012
Bất thường ở phần phụ của thai - Ngày đăng: 04-05-2013
Xóa tan mệt mỏi trong kỳ thai nghén - Ngày đăng: 14-05-2012
Thuốc mới trị ốm nghén - Ngày đăng: 22-04-2013
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK