Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 09-12-2011 2:13pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin cộng đồng

dau lungTriệu chứng thường gặp của của bệnh xương khớp với người phụ nữ sau tuổi 40 chính là đau nhức các khớp xương. Cùng với đó là nguy cơ gãy xương do quá trình giảm mật độ xương tự nhiên và bị đẩy nhanh trong giai đoạn này.


Năm có bốn mùa, thì đời người cũng thế, cũng có những giai đoạn phải trải qua dù muốn hay không: tuổi thanh niên phơi phới xuân thì, tuổi sung mãn như mùa hạ rực lửa, tuổi trung niên man mác thu buồn, và tuổi già buồn bã như mùa đông…

Chị em phụ nữ còn thiệt thòi hơn nam giới rất nhiều khi mùa thu của họ chính là giai đoạn suy giảm sinh lý với rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Trong đó, các bệnh xương khớp chính là một phần đáng lo ngại góp phần không nhỏ làm giảm chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của người phụ nữ.

Trong đó, các bệnh xương khớp chính là một phần đáng lo ngại góp phần không nhỏ làm giảm chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của người phụ nữ.

Triệu chứng thường gặp của bệnh xương khớp trong giai đoạn này chính là đau nhức các khớp xương. Các cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội hơn khi thời tiết thay đổi, vận động bất ngờ vv… Nguyên nhân do tình trạng lão hóa của cơ thể, khiến các khớp xương bị thoái hóa, mà điển hình nhất là thoái hóa khớp gối khiến cho bệnh nhân đi đứng khó khăn, khớp sưng to, gây đau nhức, ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động và làm giảm sút chất lượng cuộc sống. Chưa kể, bệnh nhân phải điều trị gần như suốt đời.

Con số thống kê cho thấy gần 1/3 phụ nữ sau mãn kinh bị giảm mật độ xương, và trong cả cuộc đời, họ sẽ mất khoảng 35% xương đặc và 50% xương xốp. Tạo hóa dường như không công bằng, vì nam giới chỉ mất khoảng 2/3 khối lượng nói trên.  Đây chính là nguyên nhân giải thích vì sao phụ nữ dễ bị gãy xương hơn đàn ông, trong đó nguy hiểm nhất là gãy cổ xương đùi, gãy xương sống. Nếu bị gãy xương, việc điều trị trở nên rất khó khăn vì tốc độ phục hồi lúc này rất chậm. Khi bị nhẹ, xương không còn độ rắn chắc như giai đoạn xuân thì, trở nên giòn hơn, đốt xống xẹp đi, lưng còng xuống…

Thực ra, tình trạng giảm mật dộ xương vốn đã bắt đầu từ sớm và chỉ diễn ra nhanh hơn rất nhiều trong thời kì tiền mãn kinh – mãn kinh, dưới tác động của suy giảm sinh lý. Nguyên nhân chính là do sự suy giảm chức năng của não bộ, tuyến yên và buồng trứng trong giai đoạn này dẫn đến rối loạn nội tiết, khiến cho cơ thể khó hấp thụ canxi và tạo xương. Tình trạng này như một kẻ thù vô hình chẳng thể “trông mặt mà bắt hình dong”. Bệnh cứ âm thầm diễn tiến, âm thầm gây hại cho khổ chủ mà chẳng ai hay biết, cho đến một ngày đột ngột phát hiện qua đợt kiểm tra sức khỏe. Như vậy là vẫn còn may, vì nhiều người chỉ biết mình bị giảm xương, loãng xương khi đã bị gãy xương và khó lòng hồi phục.

Do vậy, người phụ nữ không chỉ cần cố gắng “lắng nghe cơ thể mình, hiểu cơ thể mình”, mà còn phải chủ động trong việc phòng ngừa bệnh xương khớp cũng như các bệnh khác khi bước vào giai đoạn suy giảm sinh lý. Nên duy trì lối sống lành mạnh, rèn luyện tinh thần, tập thể dục thể thao thường xuyên kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp, có thể dùng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe như Lepidium Meyenii, thường xuyên khám định kỳ để sớm phát hiện và điều trị các bệnh lý.

Nguồn: Báo Dân Trí

 


Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Lưu ý dinh dưỡng kỳ đèn đỏ! - Ngày đăng: 09-12-2011
Gel chống ung thư vú - Ngày đăng: 04-12-2011
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK