Tin tức
on Wednesday 12-01-2022 11:32pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Khổng Tiết Mây Như – IVFMD
Lạc nội mạc tử cung là một thách thức lớn đối với sức khỏe cộng đồng vì ảnh hưởng đến 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và lên đến 40-50% ở phụ nữ hiếm muộn. Các phác đồ kích thích buồng trứng ngày càng phát triển và mới đây là mồi progestin (progestin primed ovarian stimulation - PPOS) sử dụng progesterone ngoại sinh để thay thế GnRH đồng vận hoặc đối vận. Mục đích của nghiên cứu là so sánh 2 phác đồ đối vận và PPOS về kết quả bảo tồn sinh sản ở phụ nữ lạc nội mạc tử cung và hiệu quả chi phí.
Đây là một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu trên 108 phụ nữ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung và được chỉ định bảo tồn sinh sản từ 07/2015 – 10/2018. Mỗi bệnh nhân có thể chọn phác đồ điều trị trong một chu kỳ, cụ thể là đối với phác đồ đối vận thì phải dừng uống progestin (thuốc điều trị nội tiết) và bắt đầu phác đồ này vào ngày 1-2 của chu kỳ tự nhiên. Ngược lại, bệnh nhân chọn PPOS vẫn có thể tiếp tục dùng progestin dài hạn và có thể bắt đầu phác đồ bất kì lúc nào. Cả hai nhóm đều được tiêm FSH hoặc hMG kèm theo xét nghiệm LH, Estradiol và huyết thanh progesterone. Bệnh nhân sẽ được chọc hút noãn và đông lạnh bằng phương pháp thủy tinh hóa. Các chi phí y tế liên quan đến quy trình bảo tồn sinh sản được ghi nhận như là liều điều trị, số lần tư vấn, xét nghiệm máu và siêu âm bơm nước buồng tử cung dựa trên quy trình quốc gia (2018).
Trong 196 phụ nữ được chỉ định bảo tồn sinh sản với tuổi trung bình là 30,3 tuổi, mức AMH trung bình là 2,0 ng/ml và AFC là 11,3; 70,4% phụ nữ có tiền sử mắc bệnh lạc nội mạc tử cung và trước khi kích thích lại có khoảng 82,2% bệnh nhân từng điều trị nội tiết (progestin). Kết quả cho thấy:
- Không có sự khác biệt đáng kể giữa hai phác đồ đối vận và PPOS về liều GnRH, thời gian điều trị, phương pháp kích thích, mức estradiol và progestin cũng như số lần tư vấn, xét nghiệm máu và siêu âm bơm nước buồng tử cung trong giai đoạn kích thích buồng trứng.
- Kết quả bảo tồn sinh sản giữa hai phác đồ là như nhau: số noãn thu được sau điều trị phác đồ đối vận và PPOS lần lượt là 7,9 ± 7,4 và 8,2 ± 5,6 (P = 0,78) trong khi số noãn đông lạnh bằng phương pháp thủy tinh hóa giữa hai phác đồ là tương đương 6,4±6,4 và 6,4±4,7 (P = 1).
- Sự chênh lệch về chi phí điều trị giữa hai phác đồ, cụ thể là đối với nhóm đối vận, thời gian trung bình cho điều trị GnRH đối vận là 6,4 ngày (€34/ngày) và tổng số ngày điều trị là 341 ngày tương đương với tổng phí €11.600 tức là khoảng €215 mỗi bệnh nhân. Đối với nhóm PPOS, thời gian trung bình cho điều trị progestin là 13,2 ngày (€0,31/ngày) và tổng số ngày điều trị là 713 ngày với tổng phí €319 tức là mỗi bệnh nhân chỉ khoảng €6.
- Số tuổi, phẫu thuật buồng trứng trước đó và mức AMH có liên quan đến số noãn thu được. Sự hiện diện của lạc nội mạc tử cung sâu, vị trí của lạc nội mạc tử cung, sự hiện diện và kích thước của u nội mạc tử cung không có liên quan đến số noãn thu được (P > 0.05).
Bài nghiên cứu đã chỉ ra được hiệu quả của phác đồ PPOS trong điều trị IVF cho phụ nữ vô sinh do lạc nội mạc tử cung vượt trội hơn hẳn những phác đồ khác với đa dạng lợi ích như là số lần tiêm ít hơn nên thân thiện hơn cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, phụ nữ lạc nội mạc tử cung vẫn có thể kết hợp đồng thời điều trị progestin và phác đồ PPOS. Phương pháp kích thích buồng trứng này giúp cho cả bác sĩ và bệnh nhân dễ dàng lên kế hoạch điều trị hơn và chi phí cũng thấp hơn đáng kể. Hơn nữa, với 6,4 số noãn thủy tinh hóa thì tỷ lệ sống sau rã là 85,2% nên sẽ cần ít nhất 8-10 noãn MII để có cơ hội đậu thai nhưng hầu hết bệnh nhân sẽ cần ít nhất hai chu kỳ kích thích buồng để bảo tồn sinh sản hiệu quả. Vì vậy, phác đồ PPOS chiếm ưu thế hơn phác đồ đối vận. Cần thêm nhiều nghiên cứu hơn, dữ liệu rõ hơn về chỉ định bảo tồn khả năng sinh sản cho các trường hợp lạc nội mạc tử cung, giảm chi phí khám cần thiết và cải thiện kết quả, lợi ích bảo tồn sinh sản trong bệnh lạc nội mạc tử cung.
Tuy nhiên, bài nghiên cứu có một số hạn chế vì đây không phải là một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng và các phác đồ dựa trên sự lựa chọn của bệnh nhân. Bên cạnh đó, 80% bệnh nhân từ ban đầu đang điều trị nội tiết (progestin) và một số báo cáo cho thấy progestin có xu hướng làm giảm mức AMH. Hơn nữa, kết quả đo lường dựa trên số noãn thu được và noãn thủy tinh hóa đã được chọn lọc chứ không có dữ liệu về chất lượng noãn hoặc kết quả thai sau thụ tinh. Các chi phí y tế và sản xuất trong bài được giả định là không vì không có ước tính hay dữ liệu nào có trong cơ sở dữ liệu và tài liệu.
Tóm lại, nghiên cứu muốn xác nhận rằng các thủ thuật bảo tồn khả năng sinh sản là có khả thi và hiệu quả đối với bệnh nhân lạc nội mạc tử cung. Các quy trình đối vận và PPOS đều cho ra kết quả tương tự về số noãn thu được và noãn thủy tinh hóa nhưng PPOS lại vượt trội hơn về nhiều mặt. Vì vậy, các dữ liệu cần được thu thập để làm rõ thêm các chỉ định cho bảo tồn sinh sản trong lạc nội mạc tử cung và cân nhắc về gánh nặng kinh tế cũng như tỉ lệ thành công.
Nguồn: Emmanuelle M.D, Clément F, Chrysoula Z và cộng sự. Outcomes of fertility preservation in women with endometriosis: comparison of progestin-primed ovarian stimulation versus antagonist protocols. Journal of Ovarian Research. 2020 Feb 13.
Lạc nội mạc tử cung là một thách thức lớn đối với sức khỏe cộng đồng vì ảnh hưởng đến 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và lên đến 40-50% ở phụ nữ hiếm muộn. Các phác đồ kích thích buồng trứng ngày càng phát triển và mới đây là mồi progestin (progestin primed ovarian stimulation - PPOS) sử dụng progesterone ngoại sinh để thay thế GnRH đồng vận hoặc đối vận. Mục đích của nghiên cứu là so sánh 2 phác đồ đối vận và PPOS về kết quả bảo tồn sinh sản ở phụ nữ lạc nội mạc tử cung và hiệu quả chi phí.
Đây là một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu trên 108 phụ nữ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung và được chỉ định bảo tồn sinh sản từ 07/2015 – 10/2018. Mỗi bệnh nhân có thể chọn phác đồ điều trị trong một chu kỳ, cụ thể là đối với phác đồ đối vận thì phải dừng uống progestin (thuốc điều trị nội tiết) và bắt đầu phác đồ này vào ngày 1-2 của chu kỳ tự nhiên. Ngược lại, bệnh nhân chọn PPOS vẫn có thể tiếp tục dùng progestin dài hạn và có thể bắt đầu phác đồ bất kì lúc nào. Cả hai nhóm đều được tiêm FSH hoặc hMG kèm theo xét nghiệm LH, Estradiol và huyết thanh progesterone. Bệnh nhân sẽ được chọc hút noãn và đông lạnh bằng phương pháp thủy tinh hóa. Các chi phí y tế liên quan đến quy trình bảo tồn sinh sản được ghi nhận như là liều điều trị, số lần tư vấn, xét nghiệm máu và siêu âm bơm nước buồng tử cung dựa trên quy trình quốc gia (2018).
Trong 196 phụ nữ được chỉ định bảo tồn sinh sản với tuổi trung bình là 30,3 tuổi, mức AMH trung bình là 2,0 ng/ml và AFC là 11,3; 70,4% phụ nữ có tiền sử mắc bệnh lạc nội mạc tử cung và trước khi kích thích lại có khoảng 82,2% bệnh nhân từng điều trị nội tiết (progestin). Kết quả cho thấy:
- Không có sự khác biệt đáng kể giữa hai phác đồ đối vận và PPOS về liều GnRH, thời gian điều trị, phương pháp kích thích, mức estradiol và progestin cũng như số lần tư vấn, xét nghiệm máu và siêu âm bơm nước buồng tử cung trong giai đoạn kích thích buồng trứng.
- Kết quả bảo tồn sinh sản giữa hai phác đồ là như nhau: số noãn thu được sau điều trị phác đồ đối vận và PPOS lần lượt là 7,9 ± 7,4 và 8,2 ± 5,6 (P = 0,78) trong khi số noãn đông lạnh bằng phương pháp thủy tinh hóa giữa hai phác đồ là tương đương 6,4±6,4 và 6,4±4,7 (P = 1).
- Sự chênh lệch về chi phí điều trị giữa hai phác đồ, cụ thể là đối với nhóm đối vận, thời gian trung bình cho điều trị GnRH đối vận là 6,4 ngày (€34/ngày) và tổng số ngày điều trị là 341 ngày tương đương với tổng phí €11.600 tức là khoảng €215 mỗi bệnh nhân. Đối với nhóm PPOS, thời gian trung bình cho điều trị progestin là 13,2 ngày (€0,31/ngày) và tổng số ngày điều trị là 713 ngày với tổng phí €319 tức là mỗi bệnh nhân chỉ khoảng €6.
- Số tuổi, phẫu thuật buồng trứng trước đó và mức AMH có liên quan đến số noãn thu được. Sự hiện diện của lạc nội mạc tử cung sâu, vị trí của lạc nội mạc tử cung, sự hiện diện và kích thước của u nội mạc tử cung không có liên quan đến số noãn thu được (P > 0.05).
Bài nghiên cứu đã chỉ ra được hiệu quả của phác đồ PPOS trong điều trị IVF cho phụ nữ vô sinh do lạc nội mạc tử cung vượt trội hơn hẳn những phác đồ khác với đa dạng lợi ích như là số lần tiêm ít hơn nên thân thiện hơn cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, phụ nữ lạc nội mạc tử cung vẫn có thể kết hợp đồng thời điều trị progestin và phác đồ PPOS. Phương pháp kích thích buồng trứng này giúp cho cả bác sĩ và bệnh nhân dễ dàng lên kế hoạch điều trị hơn và chi phí cũng thấp hơn đáng kể. Hơn nữa, với 6,4 số noãn thủy tinh hóa thì tỷ lệ sống sau rã là 85,2% nên sẽ cần ít nhất 8-10 noãn MII để có cơ hội đậu thai nhưng hầu hết bệnh nhân sẽ cần ít nhất hai chu kỳ kích thích buồng để bảo tồn sinh sản hiệu quả. Vì vậy, phác đồ PPOS chiếm ưu thế hơn phác đồ đối vận. Cần thêm nhiều nghiên cứu hơn, dữ liệu rõ hơn về chỉ định bảo tồn khả năng sinh sản cho các trường hợp lạc nội mạc tử cung, giảm chi phí khám cần thiết và cải thiện kết quả, lợi ích bảo tồn sinh sản trong bệnh lạc nội mạc tử cung.
Tuy nhiên, bài nghiên cứu có một số hạn chế vì đây không phải là một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng và các phác đồ dựa trên sự lựa chọn của bệnh nhân. Bên cạnh đó, 80% bệnh nhân từ ban đầu đang điều trị nội tiết (progestin) và một số báo cáo cho thấy progestin có xu hướng làm giảm mức AMH. Hơn nữa, kết quả đo lường dựa trên số noãn thu được và noãn thủy tinh hóa đã được chọn lọc chứ không có dữ liệu về chất lượng noãn hoặc kết quả thai sau thụ tinh. Các chi phí y tế và sản xuất trong bài được giả định là không vì không có ước tính hay dữ liệu nào có trong cơ sở dữ liệu và tài liệu.
Tóm lại, nghiên cứu muốn xác nhận rằng các thủ thuật bảo tồn khả năng sinh sản là có khả thi và hiệu quả đối với bệnh nhân lạc nội mạc tử cung. Các quy trình đối vận và PPOS đều cho ra kết quả tương tự về số noãn thu được và noãn thủy tinh hóa nhưng PPOS lại vượt trội hơn về nhiều mặt. Vì vậy, các dữ liệu cần được thu thập để làm rõ thêm các chỉ định cho bảo tồn sinh sản trong lạc nội mạc tử cung và cân nhắc về gánh nặng kinh tế cũng như tỉ lệ thành công.
Nguồn: Emmanuelle M.D, Clément F, Chrysoula Z và cộng sự. Outcomes of fertility preservation in women with endometriosis: comparison of progestin-primed ovarian stimulation versus antagonist protocols. Journal of Ovarian Research. 2020 Feb 13.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Dự đoán số lượng phôi nang có thể dùng để chuyển trong những trường hợp dự định thực hiện PGT-A - Ngày đăng: 10-01-2022
THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM VÀ RỐI LOẠN DI TRUYỀN: 4 HỘI CHỨNG IN DẤU DI TRUYỀN CÓ LIÊN QUAN - Ngày đăng: 08-01-2022
Tác động tiêu cực của sự hiện diện vi-rút HPV và sự tăng phân mảnh DNA tinh trùng đến kết quả điều trị IUI - Ngày đăng: 07-01-2022
Tiến bộ trong khoa học sinh sản cấy ghép: cấy ghép mô tinh hoàn và nuôi cấy tinh trùng trong ống nghiệm - Ngày đăng: 07-01-2022
So sánh hiệu quả điều trị của việc chuyển đơn phôi nang chất lượng tốt giữa bệnh nhân bị hội chứng buồng trứng đa nang và bệnh nhân có chức năng phóng noãn bình thường - Ngày đăng: 06-01-2022
So sánh tác dụng của hai nhóm chất gây mê Propofol và Dexmedetomidine trong quá trình chọc hút noãn lên kết quả thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) - Ngày đăng: 06-01-2022
Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh sống sau chu kỳ chuyển phôi tươi ở phụ nữ hiếm muộn sau phẫu thuật bóc u nội mạc tử cung - Ngày đăng: 06-01-2022
Lạc nội mạc tử cung ở bệnh nhân thất bại làm tổ liên tiếp ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh sống tích lũy ở chu kỳ IVF/ICSI - Ngày đăng: 06-01-2022
Thời gian kiêng xuất tinh ngắn ở nam giới bình thường (Normozoospermic) có liên quan đến tỷ lệ thai lâm sàng cao hơn ở các cặp vợ chồng hiếm muộn được thực hiện ICSI: Phân tích hồi cứu 1691 chu kỳ - Ngày đăng: 02-01-2022
Kiêng xuất tinh trong thời gian rất ngắn có cải thiện kết quả của công nghệ hỗ trợ sinh sản ở bệnh nhân vô sinh Oligo-Asthenozoospermia nặng không? - Ngày đăng: 02-01-2022
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK