Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Sunday 08-05-2011 1:52pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin cộng đồng

thai k y

 

Thai to bất thường là yếu tố chính hay gặp ở tiểu đường thai kỳ.

 


Nhiều nguyên nhân gây bệnh

Tiểu đường thai kỳ được gọi theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới đó là tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết dẫn đến tăng lượng đường huyết trong thời kỳ chị em phụ nữ mang thai. Tại hội nghị Sản phụ khoa Việt - Pháp - châu Á Thái Bình Dương hằng năm diễn ra cuối tháng 4 ở TP.HCM, tham luận của các nhà chuyên môn cho biết, có hai thể đó là: tiểu đường rõ, thường gặp nhất là thể 2, có trước khi mang thai, chỉ phát hiện trong thai kỳ và kéo dài sau sinh; thể hai là bất thường dung nạp đường huyết thật sự, xuất hiện trong lúc mang thai và biến mất tạm thời sau sinh.

Tiểu đường thai kỳ chiếm bình quân từ 2-6% thai phụ, một số nơi có thể cao hơn. Yếu tố chính gây nên bệnh đó là: thừa cân, tuổi tác, tiền căn gia đình trực hệ có người bị tiểu đường...

Biến chứng

Theo bác sĩ Gilles Dauptain (Hội Sản - Phụ khoa Pháp), tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ chứng tiền động kinh và mổ lấy thai ở người mẹ; những thai phụ thừa cân hoặc béo phì cũng có nguy cơ tiền động kinh và mổ lấy thai. Do vậy, các thai phụ nếu kết hợp cả tiểu đường thai kỳ và béo phì sẽ làm tăng các nguy cơ nói trên. Còn biến chứng ở trẻ, thai to bất thường là hệ quả thường gặp nhất của bà mẹ mang thai bị tiểu đường.

Việc tầm soát tiểu đường thai kỳ, lý tưởng nhất theo các bác sĩ là phải xác định được những phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh. Khuyến cáo tầm soát tiểu đường thai kỳ khi có ít nhất một trong những tiêu chuẩn sau: người mẹ mang thai ở tuổi từ 35 trở lên; chỉ số BMI từ 25 kg/m2 (dấu hiệu thừa cân); tiền căn gia đình thuộc hệ thứ nhất có người bị tiểu đường; tiền căn bản thân thai phụ đã bị tiểu đường thai kỳ; hoặc đẻ con với thai to.

Trong trường hợp tiểu đường thai kỳ ổn định, không có các bệnh lý khác, và không yếu tố nguy cơ kèm theo thì việc theo dõi lâm sàng không khác biệt ở các thai kỳ sau; nếu có các nguy cơ đi kèm (béo phì, đường huyết không ổn định, tăng huyết áp) thì cần kiểm soát huyết áp và nhịp tim thai phải đều đặn, và tăng cường theo dõi hơn nữa khi thai nhi ở tuần thứ 32 trở đi. Và, khi sinh, nên mổ lấy thai trong trường hợp bà mẹ mang thai có bệnh tiểu đường mà trọng lượng thai nhi trên 4.250g hoặc 4.500g. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ cân nhắc việc lợi, hại cụ thể khi mổ bắt thai.

Nguồn: Báo Thanh Niên

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tin vui cho đàn ông vô sinh - Ngày đăng: 03-04-2011
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK