Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Sunday 15-08-2010 8:55am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin cộng đồng

UntitledSau mỗi lần vợ chồng gần gũi, Oanh thấy vùng kín ra chút máu hồng, giống như sau đêm tân hôn, nhưng chẳng đau đớn gì. Oanh chỉ nghĩ do chồng làm "chuyện ấy" quá mạnh bạo mà không hề biết đó dấu hiệu cô đang bị bệnh phụ khoa.


Chỉ tới khi thấy hiện tượng này diễn đi diễn lại nhiều lần, vùng kín lại có nhiều khí hư và ngứa ngáy, Oanh (Thanh Hóa) mới đi khám và được bác sĩ cho biết, mình bị viêm lộ tuyến cổ tử cung khá rộng.

Bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y khoa Thái Hà, Hà Nội cho biết, trước đây, khi chưa biết ung thư cổ tử cung là do virus gây nên thì bất cứ tổn thương nào ở cổ tử cung, trong đó có lộ tuyến, cũng làm không chỉ người bệnh mà cả thày thuốc đều lo lắng, sợ nó sẽ dẫn đến ung thư.

Bà giải thích, tuyến cổ tử cung bình thường sẽ nằm trong tử cung, nhưng vì lý do nào đó mà bị lộn ra ngoài gọi là lộ tuyến. Nhìn bằng mắt thường thì lộ tuyến giống như một cổ tử cung viêm, đỏ, sần sùi nhưng khi soi bằng máy có thể nhận ra đó là lớp biểu mô lẽ ra ở lỗ trong cổ tử cung nhưng nay lan ra ngoài che phủ một phần cổ tử cung.

Theo bác sĩ, thực tế, lộ tuyến cổ tử cung là một bệnh lý lành tính và khá phổ biến ở phụ nữ. Tuy nhiên, điều đáng ngại là, việc lộ tuyến này sẽ làm tăng sự tiết dịch, tạo điều kiện cho các virus, vi khuẩn, ví dụ nhiễm vi khuẩn chlamydia, vi khuẩn lậu, vi rút gây mụn rộp... phát triển. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục này có thể gây viêm cổ tử cung, sau đó nhiễm khuẩn đi lên gây viêm nội mạc tử cung và viêm tiểu khung...

Bác sĩ sản phụ khoa cho biết, lộ tuyến hay gặp ở phụ nữ đã qua sinh đẻ, do ảnh hưởng cơ học của quá trình chuyển dạ, rặn đẻ. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp lộ tuyến do bẩm sinh. Như tình huống của Xuân (Thanh Oai, Hà Nội) là một điển hình.

Cô gái trẻ 21 tuổi này khốn khổ vì quanh năm phải đi khám, chữa bệnh viêm nhiễm vùng kín, dù cô vệ sinh rất cẩn thận và chưa từng quan hệ tình dục. "Em thấy oải quá vì cứ chữa hết đợt viêm này lại sang đợt viêm khác mà chẳng hiểu tại sao. Nhiều khi em còn bi quan nghĩ rằng nếu cứ thế này mãi thì em còn chẳng dám lấy chồng, và chẳng biết có con được không đây", Xuân thổ lộ.

Mới đây, đi khám bệnh, Xuân được bác sĩ cho biết mình bị lộ tuyến cổ tử cung bẩm sinh. Chính điều này khiến vùng kín của cô tiết nhiều khí hư, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây nấm phát triển. Cũng vì không điều trị tận gốc bệnh mà Xuân hay bị viêm nhiễm tái đi tái lại.

Theo bà Dung, biểu hiện đầu tiên của người bị viêm lộ tuyến là ra rất nhiều khí hư. Ngoài ra, khi quan hệ mạnh, "cậu nhỏ" chạm tới có thể làm trầy xước cổ tử cung, gây chảy máu. Tuy nhiên, vì vùng cổ tử cung không có các thần kinh cảm giác, nên phụ nữ sẽ không hề có cảm giác đau. Các bác sĩ chuyên khoa có thể phát hiện dễ dàng tổn thương này.

"Điều trị lộ tuyến cổ tử cung không khó, nếu phạm vi lộ dưới 5mm thì bác sĩ có thể đặt thuốc để co lại. Còn khi đã lộ hơn 5mm, phải tiến hành hủy tuyến (có thể bằng phương pháp đốt laze hoặc áp lạnh) để tuyến mới tự mọc lại. Sau quá trình này bệnh nhân phải tiếp tục theo dõi và khám lại, đồng thời kiêng "chuyện ấy" cho đến khi vết thương lành hẳn", bác sĩ Dung nói.

Bà cho biết, với những chị em được phát hiện lộ tuyến khi đang mang thai, thường sẽ không được chỉ định dùng các phương pháp hủy tuyến vì lo ngại ảnh hưởng đến thai nhi, mà chỉ sử dụng thuốc để chống viêm nhiễm, đợi sau sinh sẽ can thiệp chữa bệnh.

Bà khuyến cáo, phụ nữ ngay khi thấy có những dấu hiệu như vùng kín ra nhiều khí hư, chảy máu bất thường, sau khi quan hệ tình dục hoặc giữa kỳ kinh... cần đi khám ngay. "Lộ tuyến tuy không nguy hiểm, nhưng nếu để lâu không chữa, nó có thể tạo điều kiện cho rất nhiều bệnh viêm nhiễm vùng kín phát triển, ảnh hưởng đến cả khả năng sinh sản của phụ nữ", bác sĩ khuyến cáo.

* Tên một số nhân vật đã được thay đổi

Nguồn: vnexpress.net

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Bé sốt khi mọc răng - Ngày đăng: 22-10-2008
Vô sinh thứ phát - Ngày đăng: 12-11-2008
10 câu hỏi về vô sinh nam giới - Ngày đăng: 10-12-2008
Khi trẻ bị tiêu chảy cấp tính - Ngày đăng: 04-01-2009
Thuốc Điều Trị Xuất Tinh Sớm - Ngày đăng: 03-04-2009
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK