Tin tức
on Thursday 16-09-2021 9:23pm
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. Lê Thị Bích Phượng- Chuyên viên phôi học- IVFMD Phú Nhuận
Sàng lọc di truyền tiền làm tổ (PGT) lần đầu tiên ra đời vào năm 1989 và đã được sử dụng rộng rãi trong việc phát hiện các dạng bất thường nhiễm sắc thể. Hiện nay, kỹ thuật này được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán nhiễm sắc thể của phôi giai đoạn tiền làm tổ tại nhiều trung tâm IVF trên toàn thế giới. Kỹ thuật sàng lọc phát hiện các bất thường liên quan tới sự tái sắp xếp cấu trúc nhiễm sắc thể (Preimplantation genetic testing for chromosomal structural rearrangement- PGT-SR) là kỹ thuật được sử dụng nhằm phát hiện các bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể của phôi, đã được báo cáo rằng có hiệu quả đối với các trường hợp người lành mang chuyển đoạn thuận nghịch thông qua cải thiện tỉ lệ thai diễn tiến và giảm tỉ lệ sẩy thai. Cho đến nay, vẫn chưa có nhiều báo cáo về tác động của PGT-SR đến tỉ lệ dị tật bẩm sinh và tỉ lệ trẻ sinh sống khỏe mạnh của trẻ được sinh bởi những bệnh nhân có mang chuyển đoạn nhiễm sắc thể thuận nghịch. Tỉ lệ trẻ sinh sống khoẻ mạnh và tỉ lệ dị tật bẩm sinh là những thông số di truyền quan trọng thường được sử dụng để tư vấn cho bệnh nhân, tuy nhiên các nghiên cứu về các thông số này vẫn còn hạn chế. Những bệnh nhân có tiền căn có thai hoặc sinh trẻ mang dị tật bẩm sinh sẽ rất quan tâm đến hai thông số này trong chu kỳ PGT-SR của họ. Do đó mà việc cung cấp thêm thông tin về hai thông số này để phục vụ cho tư vấn di truyền là điều cần thiết. Vì vậy, Caiyi Huang và cộng sự (2019) đã thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của kỹ thuật PGT-SR trong điều trị IVF cho những bệnh nhân mang chuyển đoạn nhiễm sắc thể thuận nghịch có kết quả thai không mong đợi ở những chu kỳ chuyển phôi trước đó. Kết quả nghiên cứu cũng sẽ cung cấp thêm chứng cứ y văn để tư vấn di truyền tại các trung tâm IVF có chỉ định PGT-SR.
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu thực hiện trên 194 bệnh nhân là người lành mang chuyển đoạn nhiễm sắc thể thuận nghịch có chỉ định thực hiện PGT-SR từ tháng 01/2013 đến tháng 08/2016. Tiêu chuẩn nhận của nghiên cứu bao gồm: (1) người chồng hoặc vợ là người lành mang chuyển đoạn thuận nghịch, (2) bệnh nhân đã có 2 hoặc hơn 2 lần mang thai không thuận lợi như sẩy thai, thai chết lưu hoặc dị tật bẩm sinh, và (3) không mắc các bệnh di truyền trong gia đình. Kết quả di truyền được phân tích bằng kỹ thuật aCGH.
Độ tuổi trung bình của người vợ trong nghiên cứu là 29,61 ± 4,26 tuổi (từ 22 đến 43 tuổi). Trong 194 bệnh nhân, 85,1% bệnh nhân <35 tuổi và 14,9% bệnh nhân ≥ 35 tuổi; 57,2% người lành mang bệnh là nữ và 42,8% người lành mang bệnh là nam.
Về kết quả thai trước đó, có 55,2% trường hợp trải qua 2 lần có kết quả thai không mong đợi; 27,3% trường hợp trường trải qua 3 lần có kết quả thai không mong đợi; 8,2% và 9,3% trường hợp trải qua 4 lần và 5 lần trở lên có kết quả thai không mong đợi. Trong số 194 bệnh nhân, có 16,5% bệnh nhân có con mang dị tật bẩm sinh; 84,5% trường hợp có nguy cơ sẩy thai cao và 8,8% bệnh nhân sinh con bình thường. Trong tổng cộng 592 lần mang thai của 194 bệnh nhân, có 83,8% thai kỳ kết thúc do sẩy thai; 4,9% kết thúc do bệnh nhân quyết định bỏ thai và 6,1% thai kì dị tật bẩm sinh. Chỉ có 17 trẻ sinh sống khoẻ mạnh, chiếm tỉ lệ 2,9%.
Về kết quả phôi học và kết quả thai trong các chu kỳ PGT-SR, có tổng cộng 265 chu kỳ PGT-SR được thực hiện với 968 phôi được phân tích di truyền. Số chu kỳ điều trị trung bình là 1,32 chu kỳ trên 1 bệnh nhân. Có 98,9% (968/979) phôi được phân tích di truyền thành công, trong đó có 26,7% (258/968) phôi bình thường. Sau chu kỳ chuyển phôi PGT-SR, có 114 (58,8%) bệnh nhân có thai lâm sàng, trong số này có 101 (88,6%) bệnh nhân sinh con bình thường. Chỉ có 4 bệnh nhân (3,5%) có con dị tật, so với trước khi thực hiện PGT-SR là 32 bệnh nhân. Không có bệnh nhân nào phải bỏ thai sau khi thực hiện PGT-SR, nhưng có 4 trường hợp mang dị tật ở trẻ là dị tật thừa ngón, dị tật tim, thoát vị bẹn bẩm sinh và tăng acid methylmalonic.
Tính trên số phôi chuyển, tỉ lệ thai lâm sàng là 65,9%. Trong đó, có 11% trường hợp sẩy thai, tỉ lệ này giảm đáng kể so với trước khi thực hiện PGT-SR là 83,8%. Có 85,6% trẻ sinh sống khoẻ mạnh và 3,4% trẻ dị tật bẩm sinh. Tỉ lệ trẻ sinh sống khoẻ mạnh trên số chu kỳ chuyển phôi là 56,4% và chiếm 38,1% trong chu kỳ chuyển phôi đầu tiên.
Về các dạng dị tật bẩm sinh trước và sau khi thực hiện PGT-SR, nghiên cứu cho thấy có 36 thai kỳ dị tật bẩm sinh trên 32 bệnh nhân trước khi thực hiện PGT-SR. Sau PGT-SR, có 16 bệnh nhân (50%) có thai không mang dị tật bẩm sinh và sinh ra trẻ khoẻ mạnh. 10 bệnh nhân (31,3%) không có phôi bình thường. Có 4 bệnh nhân mang thai có dị tật bẩm sinh sau PGT-SR dù chu kỳ thai trước đó không mang dị tật. Đáng chú ý là một trong số 4 trường hợp kể trên mang bất thường rối loạn đơn gen (hội chứng tăng acid methylmalonic) và các cặp vợ chồng đều xác định rằng gia đình không có tiền sử về chứng rối loạn di truyền. Tổng cộng, có 14 rối loạn khác nhau được tìm thấy khi khám thai và sau khi sinh. Các dị tật bẩm sinh được chia thành 2 nhóm là đa dị tật và đơn dị tật. Đa dị tật chiếm 25% trong nhóm dị tật bẩm sinh trước khi thực hiện PGT-SR, và các dị tật còn lại là đơn dị tật. Trong số các dị tật đơn lẻ thì dị tật hệ thần kinh trung ương và dị tật tim bẩm sinh là phổ biến nhất.
Như vậy, nghiên cứu này cho thấy sau khi điều trị PGT-SR, những bệnh nhân là người lành mang chuyển đoạn nhiễm sắc thể thuận nghịch có tiền căn thai kỳ không mong muốn trước đó đã có trải nghiệm tốt hơn với thai kỳ khoẻ mạnh, không mang dị tật bẩm sinh, tỉ lệ sẩy thai giảm đáng kể và tỉ lệ sinh sống tăng cao. Nghiên cứu cũng cung cấp thêm bằng chứng y văn cho phân tích di truyền và tư vấn kết quả cho bệnh nhân cho nhiều trung tâm IVF.
Nguồn: Caiyi Huang và cộng sự (2019). Pregnancy outcomes of reciprocal translocation carriers with two or more unfavorable pregnancy histories: before and after preimplantation genetic testing. Journal of Assisted Reproduction and Genetics. 10.1007/s10815-019-01585-9
Sàng lọc di truyền tiền làm tổ (PGT) lần đầu tiên ra đời vào năm 1989 và đã được sử dụng rộng rãi trong việc phát hiện các dạng bất thường nhiễm sắc thể. Hiện nay, kỹ thuật này được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán nhiễm sắc thể của phôi giai đoạn tiền làm tổ tại nhiều trung tâm IVF trên toàn thế giới. Kỹ thuật sàng lọc phát hiện các bất thường liên quan tới sự tái sắp xếp cấu trúc nhiễm sắc thể (Preimplantation genetic testing for chromosomal structural rearrangement- PGT-SR) là kỹ thuật được sử dụng nhằm phát hiện các bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể của phôi, đã được báo cáo rằng có hiệu quả đối với các trường hợp người lành mang chuyển đoạn thuận nghịch thông qua cải thiện tỉ lệ thai diễn tiến và giảm tỉ lệ sẩy thai. Cho đến nay, vẫn chưa có nhiều báo cáo về tác động của PGT-SR đến tỉ lệ dị tật bẩm sinh và tỉ lệ trẻ sinh sống khỏe mạnh của trẻ được sinh bởi những bệnh nhân có mang chuyển đoạn nhiễm sắc thể thuận nghịch. Tỉ lệ trẻ sinh sống khoẻ mạnh và tỉ lệ dị tật bẩm sinh là những thông số di truyền quan trọng thường được sử dụng để tư vấn cho bệnh nhân, tuy nhiên các nghiên cứu về các thông số này vẫn còn hạn chế. Những bệnh nhân có tiền căn có thai hoặc sinh trẻ mang dị tật bẩm sinh sẽ rất quan tâm đến hai thông số này trong chu kỳ PGT-SR của họ. Do đó mà việc cung cấp thêm thông tin về hai thông số này để phục vụ cho tư vấn di truyền là điều cần thiết. Vì vậy, Caiyi Huang và cộng sự (2019) đã thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của kỹ thuật PGT-SR trong điều trị IVF cho những bệnh nhân mang chuyển đoạn nhiễm sắc thể thuận nghịch có kết quả thai không mong đợi ở những chu kỳ chuyển phôi trước đó. Kết quả nghiên cứu cũng sẽ cung cấp thêm chứng cứ y văn để tư vấn di truyền tại các trung tâm IVF có chỉ định PGT-SR.
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu thực hiện trên 194 bệnh nhân là người lành mang chuyển đoạn nhiễm sắc thể thuận nghịch có chỉ định thực hiện PGT-SR từ tháng 01/2013 đến tháng 08/2016. Tiêu chuẩn nhận của nghiên cứu bao gồm: (1) người chồng hoặc vợ là người lành mang chuyển đoạn thuận nghịch, (2) bệnh nhân đã có 2 hoặc hơn 2 lần mang thai không thuận lợi như sẩy thai, thai chết lưu hoặc dị tật bẩm sinh, và (3) không mắc các bệnh di truyền trong gia đình. Kết quả di truyền được phân tích bằng kỹ thuật aCGH.
Độ tuổi trung bình của người vợ trong nghiên cứu là 29,61 ± 4,26 tuổi (từ 22 đến 43 tuổi). Trong 194 bệnh nhân, 85,1% bệnh nhân <35 tuổi và 14,9% bệnh nhân ≥ 35 tuổi; 57,2% người lành mang bệnh là nữ và 42,8% người lành mang bệnh là nam.
Về kết quả thai trước đó, có 55,2% trường hợp trải qua 2 lần có kết quả thai không mong đợi; 27,3% trường hợp trường trải qua 3 lần có kết quả thai không mong đợi; 8,2% và 9,3% trường hợp trải qua 4 lần và 5 lần trở lên có kết quả thai không mong đợi. Trong số 194 bệnh nhân, có 16,5% bệnh nhân có con mang dị tật bẩm sinh; 84,5% trường hợp có nguy cơ sẩy thai cao và 8,8% bệnh nhân sinh con bình thường. Trong tổng cộng 592 lần mang thai của 194 bệnh nhân, có 83,8% thai kỳ kết thúc do sẩy thai; 4,9% kết thúc do bệnh nhân quyết định bỏ thai và 6,1% thai kì dị tật bẩm sinh. Chỉ có 17 trẻ sinh sống khoẻ mạnh, chiếm tỉ lệ 2,9%.
Về kết quả phôi học và kết quả thai trong các chu kỳ PGT-SR, có tổng cộng 265 chu kỳ PGT-SR được thực hiện với 968 phôi được phân tích di truyền. Số chu kỳ điều trị trung bình là 1,32 chu kỳ trên 1 bệnh nhân. Có 98,9% (968/979) phôi được phân tích di truyền thành công, trong đó có 26,7% (258/968) phôi bình thường. Sau chu kỳ chuyển phôi PGT-SR, có 114 (58,8%) bệnh nhân có thai lâm sàng, trong số này có 101 (88,6%) bệnh nhân sinh con bình thường. Chỉ có 4 bệnh nhân (3,5%) có con dị tật, so với trước khi thực hiện PGT-SR là 32 bệnh nhân. Không có bệnh nhân nào phải bỏ thai sau khi thực hiện PGT-SR, nhưng có 4 trường hợp mang dị tật ở trẻ là dị tật thừa ngón, dị tật tim, thoát vị bẹn bẩm sinh và tăng acid methylmalonic.
Tính trên số phôi chuyển, tỉ lệ thai lâm sàng là 65,9%. Trong đó, có 11% trường hợp sẩy thai, tỉ lệ này giảm đáng kể so với trước khi thực hiện PGT-SR là 83,8%. Có 85,6% trẻ sinh sống khoẻ mạnh và 3,4% trẻ dị tật bẩm sinh. Tỉ lệ trẻ sinh sống khoẻ mạnh trên số chu kỳ chuyển phôi là 56,4% và chiếm 38,1% trong chu kỳ chuyển phôi đầu tiên.
Về các dạng dị tật bẩm sinh trước và sau khi thực hiện PGT-SR, nghiên cứu cho thấy có 36 thai kỳ dị tật bẩm sinh trên 32 bệnh nhân trước khi thực hiện PGT-SR. Sau PGT-SR, có 16 bệnh nhân (50%) có thai không mang dị tật bẩm sinh và sinh ra trẻ khoẻ mạnh. 10 bệnh nhân (31,3%) không có phôi bình thường. Có 4 bệnh nhân mang thai có dị tật bẩm sinh sau PGT-SR dù chu kỳ thai trước đó không mang dị tật. Đáng chú ý là một trong số 4 trường hợp kể trên mang bất thường rối loạn đơn gen (hội chứng tăng acid methylmalonic) và các cặp vợ chồng đều xác định rằng gia đình không có tiền sử về chứng rối loạn di truyền. Tổng cộng, có 14 rối loạn khác nhau được tìm thấy khi khám thai và sau khi sinh. Các dị tật bẩm sinh được chia thành 2 nhóm là đa dị tật và đơn dị tật. Đa dị tật chiếm 25% trong nhóm dị tật bẩm sinh trước khi thực hiện PGT-SR, và các dị tật còn lại là đơn dị tật. Trong số các dị tật đơn lẻ thì dị tật hệ thần kinh trung ương và dị tật tim bẩm sinh là phổ biến nhất.
Như vậy, nghiên cứu này cho thấy sau khi điều trị PGT-SR, những bệnh nhân là người lành mang chuyển đoạn nhiễm sắc thể thuận nghịch có tiền căn thai kỳ không mong muốn trước đó đã có trải nghiệm tốt hơn với thai kỳ khoẻ mạnh, không mang dị tật bẩm sinh, tỉ lệ sẩy thai giảm đáng kể và tỉ lệ sinh sống tăng cao. Nghiên cứu cũng cung cấp thêm bằng chứng y văn cho phân tích di truyền và tư vấn kết quả cho bệnh nhân cho nhiều trung tâm IVF.
Nguồn: Caiyi Huang và cộng sự (2019). Pregnancy outcomes of reciprocal translocation carriers with two or more unfavorable pregnancy histories: before and after preimplantation genetic testing. Journal of Assisted Reproduction and Genetics. 10.1007/s10815-019-01585-9
Các tin khác cùng chuyên mục:
Chuyển phôi trữ ngay lập tức hay trì hoãn chuyển phôi trữ ở bệnh nhân thất bại trong chu kỳ chuyển phôi tươi: một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên đa trung tâm - Ngày đăng: 16-09-2021
Định lượng DNA ti thể không xâm lấn ở phôi ngày 3 tiên lượng khả năng phát triển phôi nang: một nghiên cứu tiến cứu mù đôi đa trung tâm - Ngày đăng: 16-09-2021
Các thông số động học hình thái làm tiêu chí bổ trợ để lựa chọn phôi nang trong hệ thống nuôi cấy time – lapse - Ngày đăng: 16-09-2021
DNA ti thể trong môi trường nuôi cấy của phôi tươi so với phôi trữ ở bệnh nhân PCOS điều trị thụ tinh trong ống nghiệm: Một dấu ấn tiên lượng thai lâm sàng - Ngày đăng: 16-09-2021
Melatonin làm giảm stress oxi hóa và quá trình apoptosis do sốc nhiệt ở tinh trùng người - Ngày đăng: 16-09-2021
Són tiểu sau khi sinh ngả âm đạo hoặc mổ lấy thai - Ngày đăng: 16-09-2021
Tác động của lạc nội mạc tử cung đến chất lượng cuộc sống và tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm - Ngày đăng: 16-09-2021
Liệu sự sinh sản có giống nhau sau COVID-19 hay không? - Ngày đăng: 16-09-2021
Tỷ lệ trẻ sinh sống trong chu kỳ chuyển đơn phôi nang sau 6 hoặc 7 ngày sử dụng progesterone: Nghiên cứu đoàn hệ theo phương pháp điểm xu hướng - Ngày đăng: 13-09-2021
Cải thiện kết quả đông lạnh tinh trùng người bằng phương pháp thủy tinh hóa cải tiến - Ngày đăng: 13-09-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK