Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Sunday 23-08-2009 11:44pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin cộng đồng

diabetes_mellitus

 

Trong quá trình mang thai, người phụ nữ có thể mắc một số bệnh như đái tháo đường (tiểu đường) thai nghén, thai chết lưu, các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản… trong khi đó, bệnh tiểu đái tháo đường và thai nghén là thường gặp hơn tất cả.


Bệnh tiểu đường thai nghén là bệnh đang rất được quan tâm, bởi theo thống kê của các chuyên gia, 50% số người mắc tiểu đường thai kỳ đã trở thành tiểu đường thực sự trong vòng 20 năm với những biến chứng như béo phì, con cái họ cũng có tỷ lệ bị tiểu đường cao. Cung cấp cho các bà mẹ những hiểu biết về căn bệnh này sẽ giúp họ mang thai an toàn.

Ngày nay, do mức sống tăng, chất lượng cuộc sống được cải thiện, nên chế độ dinh dưỡng của các bà mẹ mang thai cũng được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết trong cách ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi nên tỷ lệ các bà mẹ mắc tiểu đường trong thời kỳ mang thai cũng tăng lên.

Bệnh tiểu đường là gì?

Phụ nữ mang thai cần đi khám thường xuyên.

Tiểu đường là một bệnh mà trong đó mức glucoza máu trên mức bình thường. Người mắc bệnh tiểu đường có các vấn đề về chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Sau một bữa ăn, thức ăn được phân tích thành một loại đường gọi là glucoza, đường này được mang vào trong máu tới các tế bào khắp cơ thể. Các tế bào sử dụng insulin - một hormon được tuyến tụy sản xuất ra để chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng.

Có 3 dạng tiểu đường là tiểu đường type 1, type 2 và tiểu đường thời kỳ thai nghén.

Tiểu đường type 1, trước đây được gọi là tiểu đường ở tuổi vị thành niên, thường được chẩn đoán lần đầu tiên ở trẻ em, thiếu niên và những người trưởng thành còn trẻ. Trong loại tiểu đường này, các tế bào beta của tuyến tụy không còn sản xuất ra insulin nữa vì hệ miễn dịch của cơ thể đã tấn công và hủy diệt chúng.

Tiểu đường type 2, trước đây được gọi là tiểu đường tấn công ở người lớn, là dạng phổ biến nhất. Con người có thể tiến triển dạng tiểu đường này ở bất kỳ lứa tuổi nào, thậm chí từ trong thời thơ ấu. Dạng tiểu đường này thường bắt đầu bằng sự kháng lại insulin, một tình trạng trong đó cơ, gan và các tế bào mỡ không sử dụng insulin đúng mức. Đầu tiên, tuyến tụy cố gắng tiếp tục duy trì đáp ứng nhu cầu tăng thêm insulin của cơ thể bằng cách sản xuất thêm insulin. Tuy nhiên, sớm hay muộn thì sự “gắng sức” này của tuyến tụy cũng sẽ không thể tồn tại được lâu và khi đó bệnh tiểu đường type 2 sẽ xuất hiện.

Tiểu đường thời kỳ thai nghén. Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi, và họ có thể mắc dạng tiểu đường này. Do vậy, mọi phụ nữ mang thai nên kiểm tra để phát hiện tiểu đường trong tháng thứ 6 của thai kỳ (tuần thứ 24-28). Các thống kê cho thấy, có khoảng 2-5% thai phụ bị tiểu đường thời kỳ thai nghén. Tiểu đường thai nghén hay xảy ra ở phụ nữ béo phì, hoặc “cứng” tuổi. Khoảng 35-50% bệnh nhân tiểu đường thời kỳ thai nghén về sau sẽ mắc tiểu đường type 2. Duy trì chế độ ăn uống phù hợp, tập thể dục và giảm trọng lượng cơ thể có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

Ảnh hưởng của thai nghén đối với bệnh tiểu đường

Khi mang thai, người phụ nữ có những thay đổi quá trình chuyển hóa trong cơ thể nên có thể coi thai nghén là một yếu tố sinh bệnh tiểu đường. Ngoài ra, với người đã bị tiểu đường trước lúc có thai thì bệnh dễ bị nặng thêm. Tình trạng hạ đường huyết dễ xảy ra ngay từ những tháng thai nghén đầu tiên do tình trạng thai nghén: ăn uống kém, nôn mửa, nhất là đối với những người đang điều trị bằng insulin. Tình trạng toan hóa cũng dễ xảy ra vào những tháng giữa và cuối kỳ thai nghén. Khi chuyển dạ, do ăn uống kém, các cơ tử cung và cơ bắp của cơ thể lại vận động nhiều, tiêu tốn nhiều năng lượng thì nguy cơ hạ đường huyết rất cao. Khi đó có thể phải ngừng hẳn việc điều trị bằng insulin và có khi còn phải truyền thêm dung dịch có đường cho sản phụ.

Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đối với thai nghén

Khi người bị bệnh tiểu đường có thai hoặc khi người có thai bị tiểu đường, bệnh đều có ảnh hưởng xấu đến mẹ và con.

Đối với bà mẹ, nếu mẹ bị tiểu đường kèm theo thai nghén sẽ dễ dẫn đến bị nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật và sản giật), bà mẹ cũng dễ bị nhiễm trùng nặng, có tỷ lệ sinh phải can thiệp nhiều hơn (mổ sinh, chịu các thủ thuật do sinh khó); sau khi sinh, tình trạng tiểu đường có thể trầm trọng hơn. Với những người trước đó không bị tiểu đường, nhưng bị tiểu đường khi thai nghén, thì có khoảng 5-20% sau khi sinh vẫn tiếp tục bị bệnh.

Đối với thai nhi, thai nhi của các bà mẹ này có tỷ lệ tử vong chu sinh cao. Thai có thể bị dị tật. Sơ sinh khi sinh ra cũng dễ bị tiểu đường. Tâm thần kinh của trẻ thường chậm phát triển. Sự trưởng thành về phổi của thai trong dạ con bà mẹ bị tiểu đường thường chậm hơn so với thai nhi của các bà mẹ không bị bệnh. Do vậy, nếu những trẻ này sinh non thì dễ bị suy hô hấp. Con của các bà mẹ bị tiểu đường thường có cân nặng lớn hơn, to con hơn và to cả các bộ phận nội tạng trừ não (cân nặng thường từ 4kg trở lên), vì thế thường gây đẻ khó, có tỷ lệ mổ cao, nếu đẻ đường tự nhiên cũng dễ bị sang chấn. Thai tuy to, nhưng lại kém về chức năng và phát triển sau khi sinh, đặc biệt là phát triển về trí tuệ và tinh thần.

Tóm lại, để tránh được những rủi ro, tai biến do bệnh tiểu đường, các bà mẹ khi có thai cần đi khám thai cẩn thận để phát hiện ra những bất thường. Trường hợp phát hiện ra bệnh tiểu đường trong thời gian mang thai, thai phụ cần được theo dõi và chăm sóc bởi các bác sĩ sản và bác sĩ nội tiết.

BS. Huyền Diệu (Nguồn Suckhoedoisong.vn )

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Sức khỏe phụ nữ tuổi mãn kinh - Ngày đăng: 27-07-2009
Bệnh suyễn ở trẻ em - Ngày đăng: 16-06-2009
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK