Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin chuyên ngành
on Monday 09-02-2009 2:38pm
Viết bởi: Administrator

gerdBS Nguyễn An Nghĩa

BV. NGỌC TÂM

 


Trào ngược dạ dày – thực quản (TNDDTQ) là vấn đề liên quan tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ nhũ nhi, với tỷ lệ mắc khá lớn và có khuynh hướng gia tăng (từ 1/300 vào năm 1980 đến 1/5 trẻ nhũ nhi những năm gần đây).

TNDDTQ đặc trưng bởi một sự trào ngược xảy ra khá thường xuyên những chất chứa trong dạ dày vào thực quản mà không có sự tác động của các lực gây nôn cũng như không có các hành động gây nôn chủ động. Ợ chua và nôn ói có thể cùng hiện diện với biểu hiện TNDDTQ, nhưng cần lưu ý không được lẫn lộn giữa những vấn đề này.

TNDDTQ sinh lý (ví dụ như sự tống xuất sữa khi ợ) khác với TNDDTQ bệnh lý vốn đặc trưng bởi sự trào ngược xảy ra một cách bất thường, có tính thường xuyên, tạo cảm giác đau và theo sau bởi các biến chứng: viêm thực quản, đau ngoài bữa ăn, quấy khóc, tăng trương lực, một vài biểu hiện hiếm gặp hơn bao gồm nôn máu, viêm tai, viêm phế quản. Một số xét nghiệm có thể giúp ích cho sự phân biệt trên (đo pH thực quản, nội soi mềm…) nhưng chúng chỉ được chỉ định trong những tình huống nặng và phức tạp.

TNDDTQ sinh lý được giải thích bởi một bất thường trong hệ thống chống trào ngược (cơ vòng dưới thực quản, các trụ cơ hoành, góc His giữa thực quản và dạ dày). Những trường hợp thoát vị hoành rất hiếm gặp.

Ngoài ra, một số điều kiện khác cũng giúp diễn tả triệu chứng này bao gồm phân độ nặng, sự thay đổi tư thế khi ngủ, độ đặc của thức ăn, điều kiện môi trường xung quanh…

Sự tiến triển của TNDDTQ khó có thể đoán trước. Lứa tuổi thường gặp nhất là 12-18 tháng tuổi, triệu chứng trào ngược sẽ giảm khi trẻ bắt đầu tập đi, tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp biểu hiện này sẽ nặng thêm đòi hỏi điều trị với thuốc thậm chí phải phẫu thuật trong vài tình huống đặc biệt sau 3 tuổi. 

Một số nghiên cứu gần đây đã ghi nhận mối liên quan giữa TNDDTQ với các vấn đề về tâm thể. Nổi bật hơn cả là mối quan hệ mẹ-con (thiếu quan tâm săn sóc từ mẹ, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ bị suy sụp, sợ hãi…).

Ngày nay, TNDDTQ được hiểu như một vấn đề tương tác mà thông qua đó, trẻ biểu hiện những cảm xúc của mình trong môi trường sống sợ hãi và bi quan, chống lại những chăm sóc quá mức không thích đáng, một kích thích quá mức hoặc một khiếm khuyết trong cơ chế bảo vệ.

Bên cạnh đó, việc xác định hoàn cảnh xuất hiện của TNDDTQ cũng cần thiết (hoàn cảnh gia đình, xã hội), bởi lẽ trong một vài báo cáo, lạm dục tình dục được xem như yếu tố khởi phát.

Ngoài ra, nấc và trào ngược quan sát dưới siêu âm trong giai đoạn bào thai là những bằng chứng củng cố thêm cho giả thuyết tồn tại một “nhân tâm thể nguyên thủy”, là tiền đề để có thể phát hiện tình trạng mất cân bằng tâm thể ở trẻ sơ sinh từ rất sớm trong giai đoạn trước sinh.

(Nguồn: Réalités Pédiatriques,n121)

Từ khóa:
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK