Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin chuyên ngành
on Tuesday 19-04-2011 1:08pm
Viết bởi: Administrator

thai phu3ThS. Lê Triệu Hải [1], GS.TS. Nguyễn Duy Tài [2]

[1] Bệnh viện Phụ Sản Quốc Tế Sài Gòn, [2] Chủ nhiệm Bộ môn Phụ Sản Đại Học Y Dược TPHCM


ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhiễm khuẩn niệu (NKN) là một bệnh lý thường gặp tại các phòng khám, là lý do thứ 2 khiến bệnh nhân đi khám tại các cơ sở y tế. Trong đó nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng trong thai kỳ gặp phải 5-10%. Phụ nữ mang thai có những thay đổi về giải phẫu và sinh lý tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Để hạn chế biến chứng có thể xảy ra cho thai phụ và thai nhi cần có chương trình tầm soát và điều trị nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng ở thai phụ hiệu quả. Năm 2007, điều này đã được làm sáng tỏ qua nghiên cứu gộp 14 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên rằng việc điều trị kháng sinh đối với nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng so với không điều trị giảm tần suất viêm đài bể thận cấp (nguy cơ tương đối RR 0,23, khoảng tin cậy 95% 0,13- 0,41), giảm sanh trẻ nhẹ cân (RR 0,66, khoảng tin cậy 95% 0,49- 0,89). Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ có khuyến cáo về chiến lược tầm soát tình trạng nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng bằng cấy nước tiểu giữa dòng trên các thai phụ ở lần khám thai đầu tiên vào năm 2000. Tổ chức dịch vụ tiêm phòng của Hoa Kỳ cũng khuyến cáo mẫu cấy nước tiểu nên được thực hiện giữa tuần 12-16 của thai kỳ hay ở lần khám thai đầu tiên (Khuyến cáo mức độ A). Tuy nhiên, việc tầm soát tình trạng nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng bằng cấy khuẩn niệu sẽ không hiệu quả kinh tế khi tần suất lưu hành bệnh thấp. Bên cạnh đó, đây là một xét nghiệm khá phức tạp, đắt tiền và tốn thời gian. Trong khi đó tổng phân tích nước tiểu là một xét nghiệm nhanh rẻ tiền, đơn giản được thực hiện thường qui ở nhiều phòng khám thai. Hiện tại, có sự chênh lệch rất lớn giữa các kết quả về giá trị của TPTNT trong tầm soát nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng. Có nghiên cứu cho rằng TPTNT giúp loại trừ những trường hợp cấy khuẩn niệu âm tính, từ đó làm giảm áp lực công việc cho phòng xét nghiệm vi sinh. Nhưng cũng có nghiên cứu cho rằng TPTNT với độ nhạy và độ đặc hiệu không đủ cao để khuyến cáo là phương tiện tốt trong tầm soát nhiễm khuẩn niệu. Sự khác biệt này có thể do quần thể nghiên cứu với tác nhân gây bệnh và phương thức thực hiện xét nghiệm này có phần khác nhau. Tại bệnh viện Phụ Sản Quốc Tế Sài Gòn chưa có nghiên cứu về giá trị chẩn đoán của tổng phân tích nước tiểu trong chẩn đoán nhiễm khuẩn niệu ở phụ nữ mang thai ba tháng đầu thai kỳ. Cho nên, việc xác định lại giá trị của xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu trong tiên đoán bệnh lý nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng ở thai phụ là quan trọng, nhất là ở tam cá nguyệt đầu. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với câu hỏi nghiên cứu: “Tổng phân tích nước tiểu có giá trị trong chẩn đoán nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng ở thai phụ 3 tháng đầu là như thế nào?”

Mục tiêu chính: Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, tiên đoán âm của tổng phân tích nước tiểu trong chẩn đoán nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng ở phụ nữ mang thai ba tháng đầu thai kỳ.

Mục tiêu phụ: Xác định tỷ lệ hiện mắc và định danh vi khuẩn gây bệnh nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng ở phụ nữ mang thai ba tháng đầu thai kỳ tại bệnh viện Phụ Sản Quốc Tế Sài Gòn từ 01/2010 đến 06/2010 và các số yếu tố liên quan.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu: xét nghiệm chẩn đoán

Đối tượng nghiên cứu: 281 thai phụ 3 tháng đầu thai kỳ khám tại BV Phụ Sản Quốc tế Sài Gòn từ 1-6/2010.

Tiêu chuẩn nhận vào nghiên cứu:

  • Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Đồng ý tham gia nghiên cứu

Tiêu chuẩn loại trừ:

Có kèm theo một trong các bệnh lý dưới đây:

  • Viêm âm đạo, âm hộ.
  • Ra huyết âm đạo.
  • Sử dụng kháng sinh trong vòng 1 tuần.
  • Có triệu chứng nghi nhiễm trùng tiểu.
  • Có tiền căn bệnh lý đường tiết niệu.
  • Có bệnh lý cấp tính.

Cách thức tiến hành: lấy mẫu thuận tiện, tuần tự thỏa tiêu chuẩn của nghiên cứu. Lấy mẫu nước tiểu giữa dòng để thực hiện TPTNT và cấy khuẩn niệu. Sử dụng que nhúng của hãng Bayer đọc kết quả với máy đọc tự động Clinintex 100, soi cặn lắng nước tiểu tìm bạch cầu, hồng cầu, trụ niệu do 2 kỹ thuật viên xét nghiệm thực hiện ( KAPPA= 96%). Que nhúng nước tiểu: Thử nghiệm Nitrite dựa trên tương tác của acid amin thơm sulfanilamic với nitrite trong môi trường đệm acid để tạo nên muối diazo. Muối diazo này bắt cặp với hợp chất 3-hydroxy-1,2,3,4-tetra-hydrobenz-(h)-quinoline tạo ra màu đỏ azo. Bạch cầu giấy nhúng được báo cáo là âm tính, vết, (+) hay ít, (+ +) hay trung bình, (+++) hay nhiều. Bạch cầu giấy nhúng là dương tính nếu (+) hay (++), (+++). Còn âm tính hay vết được xem là âm tính theo khuyến cáo của Marquette và cộng sự. Nguyên lý là men esterase được sản sinh từ bạch cầu có thể xúc tác sự thủy phân của ester indoxyl acid carbonic cho ra indoxyl, indoxyl tạo thành sau đó phản ứng và oxy hoá muối diazonium tạo ra sản phẩm làm thay đổi màu sắc và cho ra màu tím. Soi cặn lắng nước tiểu: Lấy 10 ml nước tiểu giữa dòng đem quay li tâm trong vòng 5 phút với tốc độ quay là 1500 vòng/phút. Sau đó đổ bỏ hết phần nước tiểu ở trên chỉ giữ lại 1ml nước tiểu bên dưới. Trộn đều phần nước tiểu còn lại này, lấy ra 20ml (1 giọt) cho lên lam và soi tươi dưới kính hiển vi ở quang trường 40.

tru nieu

 

Hình 1. Qua soi cặn lắng thấy trụ niệu (mũi tên dài), bạch cầu (mũi tên đậm), hồng cầu (mũi tên ngắn)

Nguồn hình: Fairley KF, Birch DF (1982). Hematuria: a simple method for dentifying glomerular bleeding. Kidney Int 21:105.

 


Cấy khuẩn niệu do một nhà vi sinh thuộc bộ môn vi sinh trường Đại học Y Dược TP.HCM thực hiện tại Trung tâm Y khoa Medic. Sử dụng kỹ thuật cấy định lượng bằng vòng cấy. Nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng là khi có sự hiện diện ít nhất 105 khúm vi khuẩn/ ml nước tiểu dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán của Kass với cách lấy nước tiểu giữa dòng, nhưng không có các triệu chứng của nhiễm khuẩn niệu như tiểu gắt, tiểu lắt nhắt, đau hông lưng. Định danh vi khuẩn dựa theo nguyên tắc mỗi loại vi khuẩn cho một loại khuẩn lạc khác nhau về hình dạng, độ đục của khuẩn lạc và thử nghiệm sinh hóa, miễn dịch, thử nghiệm tiêu huyết.

Thu thập số liệu bằng phần mềm EXCEL, xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 10/ SE.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Đặc điểm của các đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm

Trung bình

Tối thiểu

Tối đa

Tuổi mẹ

29 ± 4,7

19

45

Hemoglobin

11,7  ± 1,3

8,4

16

Chỉ số khối cơ thể

19,8 ± 2,2

15,4

27,8

Tuổi thai (tuần)

9 ± 2,3

5

12,5

Trung bình  ± độ lệch chuẩn

Các đặc điểm khác của đối tượng

Đặc điểm

Tần số

Tỉ lệ (%)

Nơi cư ngụ

TP.HCM

Tỉnh

Tổng

212

69

281

75,4

24,6

100

Nghề nghiệp

Nội trợ

Trí thức

Nhân viên y tế

Buôn bán nhỏ

40

150

14

77

14,2

53,4

5

27,4

Tổng

281

100%

Trình độ học vấn

Cấp 1 trở xuống

Cấp 2, 3

Cao đẳng, đại học

2

100

179

0,7

35,6

63,7

Tổng

281

100%

Nước sinh hoạt

Nước giếng

Nước máy

34

247

12,1

87,9

Tổng

281

100 %

Giao hợp

Không

118

163

42

58

Tổng

281

100 %

Nhận xét: 75% đối tượng nghiên cứu sống tại TP. HCM. Nghề nghiệp chủ yếu là trí thức chiếm 53,4%. Đa số có trình độ cao đẳng, đại học (63,7%). Hầu hết là sử dụng nước máy (87,9%). Hơn phân nửa có giao hợp lúc mang thai.

Tỉ lệ nhiễm khuẩn niệu không có triệu chứng ở thai phụ mang thai 3 tháng đầu tại BV. PSQTSG là 7,5% và phân lập vi khuẩn như sau:

Kết quả cấy khuẩn niệu

Số trường hợp

Tỉ lệ (%)

Alpha. Hemolytic Streptococcus

Beta. Hemolytic Streptococcus

Escherichia Coli

Klebsiella pneumoniae

Proteus mirabilis

2

10

2

3

4

9,52

47,62

9,52

14,29

19,05

Tổng

21

100%

Tỉ lệ nhi

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK