Sau bốn tháng nằm nhà trông con, giờ đây bạn đã phải quay lại chỗ làm và bắt đầu công việc của mình như trước kia. Trở lạicông sở sau một thời gian dài vắng bóng là một “áp lực” rất lớn đối với bạn.
Bạn sẽ làm gì để thu xếp ổn thỏa các mối lo ấy? Làm gì để vừa hoàn thành tốt công việc ở cơ quan, nhưng vẫn có thể chăm sóc chu đáo cho bé yêu của mình?
Gặp gỡ các sếp và đồng nghiệp vào bữa ăn trưa
Hãy tận dụng cơ hội này để giao lưu với các đồng nghiệp trong cơ quan. Đây là thời điểm để bạn có thể trao đổi với họ về công việc và sự kiện khác nhau xảy ra trong thời gian bạn vắng mặt. Trong tuần đầu tiên trở lại làm việc, bạn nên “tổng hợp thông tin” bằng những buổi trò chuyện như thế, điều này sẽ giúp bạn cập nhật và không bị lạc hậu với những gì đang diễn ra ở nơi bạn làm việc.
Nếu có thể, hãy cảm ơn các đồng nghiệp bằng việc trả tiền cho bữa ăn trưa hoặc tặng họ những món quà nho nhỏ. Hành động này sẽ giúp các bạn xích lại gần nhau hơn.
Chuẩn bị tinh thần cho các đồng nghiệp
Sau một thời gian dài vắng bóng ở cơ quan, chắc hẳn các đồng nghiệp sẽ có nhiều thắc mắc và muốn đặt rất nhiều câu hỏi với bạn. Nào là cuộc sống của bạn có thay đổi gì không kể từ khi em bé chào đời, nào là bí quyết gì giúp bạn trở lại “dáng xưa” hiệu quả đến thế.
Tốt nhất, trước ngày trở lại làm việc khoảng 2 tuần, bạn có thể đưa em bé tới cơ quan để “giao lưu” với mọi người. Nhờ vậy, những đồng nghiệp sẽ quen được với hình ảnh giờ đây bạn đã trở thành một người mẹ chứ không còn “độc thân” như ngày xưa, sự thay đổi ít nhiều của bạn (từ cả hình thức đến tính cách) cũng là một điều dễ hiểu.
Do vậy, họ sẽ dễ dàng thông cảm hơn cho bạn khi bạn buộc phải về nhà đúng giờ thay vì ở lại cơ quan thêm vài ba phút như trước kia, họ sẽ hiểu được phần nào nỗi canh cánh của bạn đến mức cứ một tiếng lại nhấc điện thoại gọi về nhà một lần để hỏi thăm tình hình đứa trẻ. Sự thông cảm của các đồng nghiệp là rất cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn bớt đi những cảm giác căng thẳng, lo lắng khi không được ở bên con.
Luôn luôn liên hệ với gia đình
Cho dù bận rộn ở cơ quan đến mấy thì bạn cũng nên gọi điện về nhà thường xuyên để nắm bắt tình hình của con.
Nếu đã thuê người giúp việc, bạn cũng nên thường xuyên nhắc nhở họ những việc cần làm trước khi bạn ra khỏi nhà hoặc gọi điện từ chỗ làm. Nếu có thể, hãy tận dụng giờ nghỉ trưa để về nhà chăm con.
Chuẩn bị sẵn những trang phục để đi làm
Trước khi trở lại cơ quan khoảng một tháng, hãy xem xét lại tủ quần áo của mình để chọn ra bộ đồ vừa vặn. Tuy nhiên, cơ thể bạn giờ đây đã thay đổi và bạn không thể mặc lại những bộ quần áo trước kia. Vì thế, hãy dành thời gian đi shopping để tìm mua vài bộ quần áo phù hợp. Nhờ đó, bạn sẽ không còn bị giật mình, lo lắng trong ngày đầu tiên đi làm vì không còn bộ đồ nào để mặc nữa.
Tập cho bé quen dần với môi trường mới
Nếu nhờ ai đó trông con trong lúc bạn đi làm, hãy cho bé làm quen với người đó trước một khoảng thời gian để bé không cảm thấy bỡ ngỡ và khóc ngằn ngặt khi phải xa rời mẹ. Một người mẹ trẻ đã chia sẻ: Tôi quyết định gửi cháu cho bà ngoại và nhờ thêm một chị giúp việc để phục vụ cùng bà.
Trước lúc đi làm một tháng, cả mẹ tôi và chị giúp việc đã thường xuyên đến với bé và chăm sóc bé như khi tôi đi vắng. Cảm giác đi làm trong ngày đầu tiên đi làm của tôi nhờ thế cũng yên tâm hơn, một phần là bé không còn bỡ ngỡ khi phải xa mẹ, một phần cũng vì bà ngoại và cô giúp việc đã quá quen với giờ giấc, tính cách cũng như nếp sinh hoạt hàng ngày của bé. Tôi tự tin hơn rất nhiều trong một ngày đầu tiên đến cơ quan.
Theo Trang Lê
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...