Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 10-04-2012 8:23am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin trong nước

Sinh non 31

Hậu quả kém phát triển về thể lực, trí tuệ và giác quan ở các trẻ sinh quá non và tình hình tử vong sơ sinh vẫn đang là vấn đề nan giải cho y học nói riêng và cho xã hội nói chung. 60 – 90% các ca tử vong sơ sinh xảy ra ở các trẻ nhẹ cân và hầu hết là trẻ non tháng, do đó, để giảm được tử vong sơ sinh thì cần có sự phối hợp sản – nhi và chăm sóc toàn diện. Để đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin trong xử trí cũng như phòng ngừa sinh non, HOSREM đã tổ chức buổi hội thảo sản khoa chuyên đề Sinh non vào sáng ngày 31/3/2012 và đã thu hút được hơn 300 bác sĩ sản khoa  đến từ nhiều bệnh viện trong cả nước.

Nội dung hội thảo được chia thành 2 phần lớn, đó là “Các vấn đề cơ bản về sinh non” và “Cập nhật y học chứng cứ”. Phần đầu của hội thảo là các vấn đề cơ bản, GS. Nguyễn Thị Ngọc Phượng đã nêu lên trăn trở của ngành sản khoa cũng như nhi khoa: “Tỷ lệ trẻ sinh non sống được ngày càng cao ở độ tuổi thai ngày càng thấp, đó là chiến thắng của y học, hay chỉ là hình thức?”. Bởi lẽ theo các báo cáo trong và ngoài nước, “chỉ có 20% trẻ sinh ở tuần lễ 24 – 26 sống đến 5 năm mà không bị khuyết tật hay bệnh tật gì” và cho dù với những tiến bộ y học hiện đại hôm nay, một thực tế vẫn không thể phủ nhận là “sinh quá non đưa đến phát triển thể lực, trí tuệ và giác quan không tốt”. Để làm rõ hơn thực tế này, PSG.TS. Ngô Minh Xuân đã có bài báo cáo về “Tình hình tử vong trẻ non tháng nhẹ cân tại khoa sơ sinh bệnh viện Từ Dũ từ năm 2000 đến năm 2011”. Để đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ thứ 4 chắc chắn cần có sự phối hợp sản – nhi và PGS.TS. Ngô Minh Xuân tâm huyết mong muốn phát triển nhân rộng phương pháp ủ ấm Kangaroo cho trẻ sơ sinh non tháng. Cuối phần 1 hội thảo là bài “Chia sẻ kinh nghiệm trong điều trị giữ thai trên bệnh nhân hiếm muộn có đa nhân xơ tử cung , nhân 2 trường hợp lâm sàng thành công của BS CKII. Nguyễn Thị Ngọc Thủy đến từ  Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.

Phần hai của hội thảo là cập nhật y học chứng cứ liên quan vấn đề chẩn đoán và xử trí chuyển dạ sinh non. ThS. Lê Quang Thanh đã cập nhật những khuyến cáo mới nhất của hiệp hội sản phụ khoa châu Âu, Hoa Kỳ và của Tổ chức y tế thế giới. Theo đó, nhiều test chẩn đoán để nhận biết chuyển dạ sinh non đã được đề nghị và đánh giá, tuy nhiên, chỉ có siêu âm và xét nghiệm đo nồng độ fFN (fetal Fibronectin) là có giá trị chẩn đoán cao nhất. Vai trò của siêu âm trong chẩn đoán nguy cơ dọa sinh non đã được làm rõ hơn nhờ bài báo cáo tiếp theo “Siêu âm đo lỗ trong cổ tử cung và kênh cổ tử cung” của BS. Phan Thị Ngọc Minh.  Cũng trong phần này, ThS. Vương Thị Ngọc Lan đề cập một chủ đề khá kinh điển: “Sử dụng corticosteroids trong thai kỳ nguy cơ sinh non”. Dù nói về một chủ đề tưởng chừng không còn mới mẻ trong sản khoa,   của bài báo cáo của ThS. Lan là đã đi sâu vào các vấn đề còn đang tranh luận xung quanh việc sử dụng corticosteroids và đã đưa ra các bằng chứng y học mới nhất để làm sáng tỏ những điểm thắc mắc này.

Thời gian diễn ra buổi hội thảo đã kéo dài hơn dự kiến do thu hút rất nhiều ý kiến đóng góp, thắc mắc, tranh luận từ phía người tham dự cũng như các thành viên bàn chủ tọa. Các tranh luận xoay quanh các vấn đề như: sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm đường tiết niệu thai kỳ, về thời điểm siêu âm  đo độ dài cổ tử cung và ngoài ra còn  nêu lên 1 vấn đề chưa được đề cập trong buổi hội thảo lần này, đó là xử trí dọa sinh non ở sản phụ có lạc nội mạc trong cơ tử cung.  Phần thảo luận sôi nổi chứng tỏ các bài báo cáo từ các chuyên gia đầu ngành đã thu hút sự quan tâm rất lớn và vấn đề sinh non vẫn đang là một chủ đề lớn trong sản khoa và cả trong nhi khoa. Kết thúc buổi hội thảo, GS. Nguyễn Thị Ngọc Phượng đã tổng kết và rút ra những vấn đề lớn từ các bài báo cáo và các vấn đề còn đang tranh luận. Theo đó, do chẩn đoán dọa sinh non thường khó khăn và xử trí khó có hiệu quả tốt nên hiện nay, nhiều nghiên cứu tập trung vào việc dự phòng sinh non đối với các sản phụ được nhận diện có nguy cơ cao sinh non.

Đặc điểm nổi bật của hội thảo ở chỗ các bài báo cáo mang tính cập nhật mới nhất từ các tạp chí y học và nguồn thông tin uy tín hàng đầu thế giới như thư viện Cochrane và các Hiệp hội sản khoa lớn. Quan trọng nhất, sự chia sẻ của các chuyên gia đầu ngành cũng như các cuộc thảo luận đều mang tính khoa học rất cao, đều dựa trên chứng cứ khách quan chứ không dựa trên kinh nghiệm cá nhân. Nhờ vậy, những kiến thức xung quanh vấn đề Dự phòng và xử trí Sinh non rút ra sau buổi hội thảo mang giá trị khoa học và thực tế rất cao, tạo được sự tin cậy cho các bác sĩ tham dự để áp dụng vào công tác lâm sàng. Hơn nữa, các vấn đề thảo luận được đặt ra, những thắc mắc còn tồn đọng, những vấn đề còn đang tranh cãi cuối buổi hội thảo sẽ khơi nguồn cho các ý tưởng nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này về sau.

Hậu quả kém phát triển về thể lực, trí tuệ và giác quan ở các trẻ sinh quá non và tình hình tử vong sơ sinh vẫn đang là vấn đề nan giải cho y học nói riêng và cho xã hội nói chung. 60 – 90% các ca tử vong sơ sinh xảy ra ở các trẻ nhẹ cân và hầu hết là trẻ non tháng, do đó, để giảm được tử vong sơ sinh thì cần có sự phối hợp sản – nhi và chăm sóc toàn diện. Để đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin trong xử trí cũng như phòng ngừa sinh non, HOSREM đã tổ chức buổi hội thảo sản khoa chuyên đề Sinh non vào sáng ngày 31/3/2012 và đã thu hút được hơn 300 bác sĩ sản khoa  đến từ nhiều bệnh việntrong cả nước.

Nội dung hội thảo được chia thành 2 phần lớn, đó là “Các vấn đề cơ bản về sinh non” và “Cập nhật y học chứng cứ”. Phần đầu của hội thảo là các vấn đề cơ bản, GS. Nguyễn Thị Ngọc Phượng đã nêu lên trăn trở của ngành sản khoa cũng như nhi khoa: “Tỷ lệ trẻ sinh non sống được ngày càng cao ở độ tuổi thai ngày càng thấp, đó là chiến thắng của y học, hay chỉ là hình thức?”. Bởi lẽ theo các báo cáo trong và ngoài nước, “chỉ có 20% trẻ sinh ở tuần lễ 24 – 26 sống đến 5 năm mà không bị khuyết tật hay bệnh tật gì” và cho dù với những tiến bộ y học hiện đại hôm nay, một thực tế vẫn không thể phủ nhận là “sinh quá non đưa đến phát triển thể lực, trí tuệ và giác quan không tốt”. Để làm rõ hơn thực tế này, PSG.TS. Ngô Minh Xuân đã có bài báo cáo về “Tình hình tử vong trẻ non tháng nhẹ cân tại khoa sơ sinh bệnh viện Từ Dũ từ năm 2000 đến năm 2011”. Để đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ thứ 4 chắc chắn cần có sự phối hợp sản – nhi và PGS.TS. Ngô Minh Xuân tâm huyết mong muốn phát triển nhân rộng phương pháp ủ ấm Kangaroo cho trẻ sơ sinh non tháng. Cuối phần 1 hội thảo là bài “Chia sẻ kinh nghiệm trong điều trị giữ thai trên bệnh nhân hiếm muộn có đa nhân xơ tử cung , nhân 2 trường hợp lâm sàng thành công của BS CKII. Nguyễn Thị Ngọc Thủy đến từ  Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.

Phần hai của hội thảo là cập nhật y học chứng cứ liên quan vấn đề chẩn đoán và xử trí chuyển dạ sinh non. ThS. Lê Quang Thanh đã cập nhật những khuyến cáo mới nhất của hiệp hội sản phụ khoa châu Âu, Hoa Kỳ và của Tổ chức y tế thế giới. Theo đó, nhiều test chẩn đoán để nhận biết chuyển dạ sinh non đã được đề nghị và đánh giá, tuy nhiên, chỉ có siêu âm và xét nghiệm đo nồng độ fFN (fetal Fibronectin) là có giá trị chẩn đoán cao nhất. Vai trò của siêu âm trong chẩn đoán nguy cơ dọa sinh non đã được làm rõ hơn nhờ bài báo cáo tiếp theo “Siêu âm đo lỗ trong cổ tử cung và kênh cổ tử cung” của BS. Phan Thị Ngọc Minh.  Cũng trong phần này, ThS. Vương Thị Ngọc Lan đề cập một chủ đề khá kinh điển: “Sử dụng corticosteroids trong thai kỳ nguy cơ sinh non”. Dù nói về một chủ đề tưởng chừng không còn mới mẻ trong sản khoa,   của bài báo cáo của ThS. Lan là đã đi sâu vào các vấn đề còn đang tranh luận xung quanh việc sử dụng corticosteroids và đã đưa ra các bằng chứng y học mới nhất để làm sáng tỏ những điểm thắc mắc này.

Thời gian diễn ra buổi hội thảo đã kéo dài hơn dự kiến do thu hút rất nhiều ý kiến đóng góp, thắc mắc, tranh luận từ phía người tham dự cũng như các thành viên bàn chủ tọa. Các tranh luận xoay quanh các vấn đề như: sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm đường tiết niệu thai kỳ, về thời điểm siêu âm  đo độ dài cổ tử cung và ngoài ra còn  nêu lên 1 vấn đề chưa được đề cập trong buổi hội thảo lần này, đó là xử trí dọa sinh non ở sản phụ có lạc nội mạc trong cơ tử cung.  Phần thảo luận sôi nổi chứng tỏ các bài báo cáo từ các chuyên gia đầu ngành đã thu hút sự quan tâm rất lớn và vấn đề sinh non vẫn đang là một chủ đề lớn trong sản khoa và cả trong nhi khoa. Kết thúc buổi hội thảo, GS. Nguyễn Thị Ngọc Phượng đã tổng kết và rút ra những vấn đề lớn từ các bài báo cáo và các vấn đề còn đang tranh luận. Theo đó, do chẩn đoán dọa sinh non thường khó khăn và xử trí khó có hiệu quả tốt nên hiện nay, nhiều nghiên cứu tập trung vào việc dự phòng sinh non đối với các sản phụ được nhận diện có nguy cơ cao sinh non.

Đặc điểm nổi bật của hội thảo ở chỗ các bài báo cáo mang tính cập nhật mới nhất từ các tạp chí y học và nguồn thông tin uy tín hàng đầu thế giới như thư viện Cochrane và các Hiệp hội sản khoa lớn. Quan trọng nhất, sự chia sẻ của các chuyên gia đầu ngành cũng như các cuộc thảo luận đều mang tính khoa học rất cao, đều dựa trên chứng cứ khách quan chứ không dựa trên kinh nghiệm cá nhân. Nhờ vậy, những kiến thức xung quanh vấn đề Dự phòng và xử trí Sinh non rút ra sau buổi hội thảo mang giá trị khoa học và thực tế rất cao, tạo được sự tin cậy cho các bác sĩ tham dự để áp dụng vào công tác lâm sàng. Hơn nữa, các vấn đề thảo luận được đặt ra, những thắc mắc còn tồn đọng, những vấn đề còn đang tranh cãi cuối buổi hội thảo sẽ khơi nguồn cho các ý tưởng nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này về sau.

BS. Nguyễn Ngọc Huyền Mi

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Giải thưởng THÀNH TỰU 2011 - Ngày đăng: 02-12-2011
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Ngày 9-10 . 8 . 2024, Indochine Palace, Huế

Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 15 . 5 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK