Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin chuyên ngành
on Tuesday 24-04-2012 2:07pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Nam khoa

images3

 

Lê Đăng Khoa

 


Khoảng hơn một thập niên qua, với nỗ lực rất lớn từ nền tảng khoa học còn nhiều hạn chế, Việt Nam nổi lên như một nơi có chất lượng thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) với tỉ lệ thành công khá cao và chi phí thuộc hàng thấp nhất thế giới. Sau hơn 10 năm phát triển với 13 trung tâm TTTON được thành lập, hơn 5.000 em bé được ra đời từ kỹ thuật TTTON tại Việt Nam, có lẽ đã đến lúc chúng ta nhìn lại chặng đường đã đi qua để đánh giá, điều chỉnh nhằm đưa ngành Hỗ trợ sinh sản (HTSS) Việt Nam thành một dịch vụ chất lượng cao đúng nghĩa về mặt chiều sâu cũng như chiều rộng. Trong nội dụng bài này chúng tôi chỉ xin đề cập đến mảng điều trị vô sinh nam tại Việt Nam trong dòng chảy phát triển của TTTON Việt Nam.

MỘT SỐ THÀNH TỰU

Năm 1995        Kỹ thuật đông lạnh và lưu trữ tinh trùng người trong ni-tơ lỏng được thực hiện thành công ở Việt Nam (Dược sĩ Trương Công Hổ và cộng sự).

Năm 1998        Thực hiện thành công kỹ thuật ICSI (BS.Hồ Mạnh Tường và cộng sự)

Năm 1999        Xét nghiệm tinh dịch đồ 1999

Năm 2000        Sperm survival test

Năm 2002        Chọc hút tinh trùng và phân lập tinh trùng từ mô tinh hoàn (TS. BS. Nguyễn Thành Như và cộng sự)

Hiệu quả điều trị của Mesterolone trên bệnh nhân vô sinh nam thiểu năng tinh trùng (BS. Phùng Huy Tuân)

Năm 2003        Em bé đầu tiên ra đời từ kỹ thuật MESA-ICSI (BV Bình Dân và BV Từ Dũ)

Năm 2004        Em bé đầu tiên ra đời từ kỹ thuật TESE-ICSI (BV Bình Dân và BV Từ Dũ)

Em bé thứ 100 từ kỹ thuật ICSI và tinh trùng phẫu thuật (BV Bình Dân và BV Từ Dũ)

Năm 2008        Thành công với nuôi tinh trùng trưởng thành trong môi trường bên ngoài cơ thể (Trung tâm Công nghệ phôi, thuộc Học viện Quân y)

Năm 2009        Triển khai thành công kỹ thuật trữ lạnh mô tinh hoàn (IVF Vạn Hạnh đã phối hợp với Bệnh viện Bình dân TPHCM)

Trữ lạnh tinh trùng bằng hơi Ni-tơ lỏng đơn thuần (IVF Vạn Hạnh)

Năm 2010        Xét nghiệm tinh dịch đồ 2010 (IVF Vạn Hạnh và IVF An Sinh)

Xét nghiệm HOS (IVF Vạn Hạnh và IVF An Sinh)

Xét nghiệm gắn kết với Hyalurona (HBA) trong khảo sát sự trưởng thành của tinh trùng (IVF Vạn Hạnh)

Sử dụng Hyaluronic Acid (HA) thay thế PVP trong tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI) (IVF Vạn Hành)

Khoảng 80 triệu cặp vợ chồng trong tuổi sinh sản có vấn đề về hiếm muộn trên thế giới, 01 triệu cặp hiếm muộn tại Việt Nam. Trong đó, nguyên nhân hiếm muộn do nam giới, đơn thuần hoặc kết hợp, chiếm khoảng 50%. Nhiều báo cáo trên y văn trên thế giới cho thấy một xu hướng đáng quan ngại là tần suất hiếm muộn nam giới ngày càng tăng cũng như khả năng sinh sản của nam giới ngày càng giảm. Mặc dù đã đạt được thành tựu khá khả quan trong thời gian qua của HTSS Việt Nam nói chung và vô sinh nam nói riêng, tuy nhiên những số liệu trên cũng tạo nên một áp lực đáng kể củng như trăn trở của nhà lâm sàng đối với tình hình điều trị vô sinh nam hiện nay.

MỘT SỐ THÁCH THỨC

Trên thế giới và ở Việt Nam, việc điều trị hiếm muộn nam còn gặp nhiều khó khăn do chúng ta chưa hiểu biết nhiều về quá trình tạo tinh trùng ở người cũng như nguyên nhân của vô sinh nam. Việc điều trị cho đến nay chủ yếu là do kinh nghiệm và cơ sở khoa học chưa đủ vững chắc. Do đó, các biện pháp nội khoa và ngoại khoa rõ ràng có giá trị hạn chế trong điều trị hiếm muộn cho nam giới.Việc áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm, tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI) giúp đáp ứng nhu cầu có con của nhiều cặp vợ chồng (giải quyết phần ngọn). Tuy nhiên, ít có biện pháp điều trị để cải thiện triệt để chất lượng trùng, đặc biệt là ở những cặp vợ chồng vô sinh do tinh hoàn không sản xuất tinh trùng hay giảm sản xuất tinh trùng (phần gốc của vấn đề chưa được giải quyết và có chiến lược dài hơi). Ví dụ: Công bố của Trung tâm Công nghệ phôi, thuộc Học viện Quân y vào năm 2008 về việc thành công với nuôi tinh trùng trưởng thành trong môi trường bên ngoài cơ thể là một trong những thành tựu nổi bật gần đây của chuyên ngành HTSS của Việt Nam. Điều này mang lại hy vọng có con cho nam giới có bất thường nặng về quá trình sinh tinh trùng. Tuy nhiên, rất ít trung tâm có thể thực hiện được kỹ thuật này, tỉ lệ thành công thấp… là rào cản không nhỏ.

Ở góc độ dịch tễ học, một số tác giả đề xuất việc chẩn đoán sớm nguy cơ giảm khả năng sinh sản ở nam giới. Có thể thực hiện các chương trình tầm soát, tư vấn tuyên truyền về sức khỏe sinh sản sớm (trước khi đến tuổi có con,tuổi lập gia đình…) để có các biện pháp can thiệp sớm để ngăn chặn hoặc giảm các tác hại lên hệ sinh sản hoặc áp dụng các biện pháp lưu giữ tinh trùng (ngân hàng tinh trùng) để duy trì khả năng sinh sản.Tránh tình trạng thiếu kiến thức, ý thức về sức khỏe sinh sản, mê tín dị đoan, mua bán tinh trùng tràn lan…trong thời gian qua.

Cuối cùng, ở góc độ vĩ mô và phát triển bền vững, chúng ta cần có một nền tảng vững chắc cho “chuyên ngành vô sinh nam”. Đó có thể là một hiệp hội, một bộ môn, một tổ chức qui mô và bài bản. Hiện nay, nhóm MIG (male infertility group) thuộc Hội nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM (HOSREM) ra đời đã đáp ứng phần nào nhu cầu này. Tuy nhiên nhu cầu thực tế hiện tại lớn hơn rất nhiều, vẫn còn sự phát triển manh mún, tự phát từ các trung tâm HTSS cũng như còn tồn tại bất đồng quan điểm, trường phái trong quá trình điều trị. Chính vì vậy, cần có sự đồng lòng từ những nhà lâm sàng, giáo dục có năng lực và nhiệt huyết và của xã hội tham gia vào mục tiêu to lớn này.

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
NỮ HÓA TUYẾN VÚ - Ngày đăng: 12-07-2007
RỐI LOẠN TÌNH DỤC VÀ VÔ SINH NAM - Ngày đăng: 04-12-2007
NỘI TIẾT SINH SẢN NAM - Ngày đăng: 04-12-2007
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK