Việc chăm sóc “vùng kín” của phụ nữ trước và sau khi sinh đặc biệt quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của người mẹ.
1. Trước khi sinh
Ở giai đoạn mang thai, cơ thể người phụ nữ có những thay đổi rõ rệt về mặt sinh lý. Các nội tiết tố trong cơ thể thay đổi kéo theo sự thay đổi về hoạt động và chức năng của các cơ quan sinh sản. Âm đạo tiết dịch nhiều hơn. Môi trường ẩm ướt trong âm đạo là điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện và phát triển của vi khuẩn và nấm, gây nên các bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ như: ngứa ngáy, viêm nhiễm, nhiễm trùng âm đạo…
Vùng kín bị viêm nhiễm gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bà mẹ và sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra còn có thể làm tăng nguy cơ sinh non, nhiễm trùng ối hoặc các bệnh hậu sản khác. Do vậy, việc chăm sóc vùng kín trước khi sinh là rất quan trọng. Cần đặc biệt chú ý những điểm sau:
- Vệ sinh sạch sẽ cơ thể và vùng kín hàng ngày.
- Không tắm bằng bồn quá lâu, ngâm mình trong nước ao hồ hoặc những vùng nước bẩn khác.
- Vệ sinh, thay quần lót ít nhất 2lần/ngày để giữ vùng kín luôn khô ráo, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các loại nấm và vi khuẩn.
- Tuyệt đối không thụt rửa sâu trong âm đạo vì dễ gây tổn thương cho vùng âm đạo và xuất huyết tử cung.
- Sử dụng các dung dịch vệ sinh phụ nữ để làm sạch vùng kín. Tuy nhiên không nên dùng quá thường xuyên vì các hóa chất trong dung dịch sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, làm mất độ PH tự nhiên trong môi trường âm đạo, dễ gây khô rát, khó chịu.
- Sau khi đi vệ sinh hoặc đi tiểu, cần làm sạch vùng kín bằng cách lau khô bằng khăn bông chuyên dụng. Khăn bông cần được thay giặt hàng ngày.
- Tránh giao hợp ở những tuần đầu mang thai và tháng cuối cùng vì sẽ nguy hiểm tới thai nhi, có thể dẫn tới sinh non.
- Nếu khí hư ra nhiều và có mùi hôi bất thường, cần đi khám bác sỹ ngay để có được lời khuyên hợp lý cho việc vệ sinh vùng kín.
2. Sau khi sinh
Sau khi sinh, tử cung của người phụ nữ co lại. Sản dịch khi ra ngoài sẽ dễ bị nhiễm trùng. Vùng kín của phụ nữ ở giai đoạn hậu sản trở nên đặc biệt nhạy cảm. Nếu không vệ sinh đúng cách, sản phụ sẽ dễ bị nhiễm trùng hậu sản, rong huyết, nặng hơn có thể dẫn tới tử vong. Để “làm mẹ an toàn”, hãy chăm sóc vùng kín theo các cách sau:
- Dùng khăn bông sạch thấm dịch chảy ra từ âm đạo để giữ vùng kín luôn khô ráo. Không dùng khăn hoặc giấy vệ sinh, đặc biệt là các loại giấy có mùi thơm vì chất hóa học tạo mùi thơm có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo.
- Không nên tiếp xúc quá nhiều với nước vì dễ gây cảm lạnh hoặc nhiễm trùng vùng kín.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước ấm. Hoặc có thể đun sôi nước, cho thêm chút muối. Dùng nươc này xông âm đạo khi còn nóng.
- Tránh đi lại và vận động quá mạnh.
- Cẩn thận với việc sử dụng các sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ. Cần có chỉ dẫn của bác sỹ trước khi dùng.
- Tuyệt đối không giao hợp trong 2 tháng đầu sau khi sinh vì âm đạo và các cơ quan sinh sản chưa kịp phục hồi và nghỉ ngơi sẽ dễ bị tổn thương.
Theo dantri.com.vn
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...