Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 26-08-2011 1:35am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin cộng đồng

mang thai_7Đôi khi, việc mang thai với một số phụ nữ giống như việc đứng trên bờ vực thẳm, căng thẳng, mệt mỏi và thường xuyên lo lắng là những triệu chứng cực kỳ phổ biến. Những mẹo nhỏ sau có thể giúp bạn bớt đi những triệu chứng này, để có một thai kỳ khoẻ mạnh hơn.


• Nếu trong thời kỳ ốm nghén, bạn bị triệu chứng nôn oẹ hành hạ thường xuyên, hãy chọn ăn đồ ăn nguội và đồ ăn lạnh một chút nhé. Đồ ăn nóng thường có mùi thơm nồng, dễ gây buồn nôn hơn trong giai đoạn ốm nghén.

• Stress là một vấn đề phổ biến với phụ nữ mang thai. Việc mang bầu, đặc biệt là lần đầu tiên khiến không ít bạn lo lắng. Điều này hết sức bình thường, nhưng bạn biết không, stress với phụ nữ mang thai rất nguy hiểm, nó làm suy yếu hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm các bệnh lây truyền. Vì thế, bạn đừng ngại chia sẻ những lo lắng của mình với chồng, với mẹ và bác sĩ. Nếu có thể, hãy kết bạn với những phụ nữ đang cùng mang thai với bạn để có thêm “bạn đồng hành”, việc này sẽ giúp giảm căng thẳng cho bạn rất nhiều.

• Dành thời gian đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày để giúp cho việc lâm bồn sau này được dễ dàng hơn. Thỉnh thoảng khi mệt mỏi, bạn hãy ngồi thư giãn bằng cách hít thở, đếm từ 1 – 4 hít sâu và từ 5 – 8 thì thở hết ra, chỉ cần hít thở sâu năm phút mỗi ngày cũng sẽ giúp tâm trí bạn lấy lại thăng bằng dễ dàng hơn đấy.

• Đọc truyện cho bé ngay từ khi bé vẫn ở trong bụng mẹ. Bé nghe thấy và sẽ có phản ứng. Nếu bạn thường xuyên đọc cho bé nghe, hoặc cho bé nghe nhạc, sau này khi ra đời, bé sẽ dễ dàng “sàng lọc” và dễ dàng nhận ra giọng nói của ba và mẹ, hoặc tỏ ra vui vẻ khi được nghe bài nhạc quen thuộc. Việc này cũng làm tăng sự gắn kết “sợi dây vô hình” giữa ba mẹ và con ngay từ khi bé chưa chào đời.

• Ngủ đủ giấc là một điều cực kỳ quan trọng, với người bình thường, việc này đã là một việc không thể bỏ qua, với phụ nữ mang thai, việc này càng cần được chú ý. Nếu bạn khó ngủ, hãy uống một ly sữa ấm và bật điều hoà ở chế độ mát mẻ, đừng lạnh quá và cũng đừng nóng quá, nhiệt độ lý tưởng là 26 – 28 độ. Nếu bạn bị các cơn đau hành hạ, nhất thiết phải thông báo với bác sĩ sản của bạn để có được sự xử lý tốt nhất. Hãy tôn trọng giấc ngủ và đừng ngủ muộn.

• Bổ sung 600mg DHA mỗi ngày để sự phát triển của não bé được toàn diện. DHA cũng là chất giúp bạn hạn chế được những tâm trạng không tốt khi mang thai.

• Đừng quá “kiêng” việc quan hệ tình dục. Chỉ cần cố gắng tìm một tư thế khiến bạn cảm thấy thoải mái nhất. Quan hệ tình dục trong thời kỳ mang thai là một việc hoàn toàn bình thường, thậm chí nó còn giúp giải phóng một số hợp chất rất tốt cho cơ thể phụ nữ.

• Thường xuyên tập bài tập Kegel. Bạn đã nghe tới bài tập này chưa nhỉ? Đây là một bài tập dành riêng cho vùng kín của phụ nữ, giúp tăng khoái cảm khi quan hệ, và tăng sức khoẻ cho vùng xương chậu, vì thế việc sinh nở sẽ dễ dàng hơn. Có nhiều cách tập Kegel, dễ nhất là tập co cơ âm đạo rồi thả lỏng, khoảng 200 lần một ngày. Phức tạp hơn một chút thì như sau:

– Co cơ âm đạo ba giây. Thả lỏng. Lặp lại mười lần.

– Co thắt và thả lỏng càng nhanh càng tốt. Lặp lại 25 lần.

– Tưởng tượng bạn đang cố kéo một vật gì đó vào trong âm đạo của bạn. Giữ nó lại trong ba giây. Thả lỏng. Lặp lại mười lần.

– Tưởng tượng bạn đang cố đẩy cái gì đó ra khỏi âm đạo của bạn. Giữ 3 giây, thả lỏng. Lặp lại 10 lần.

• Ngay từ những tuần đầu tiên của thai kỳ, bạn nên tìm cho mình một bác sĩ sản khoa có tay nghề tốt và theo khám đến khi sinh nở. Dịch vụ này ngày nay rất phổ biến, và nó giúp cho các thai phụ yên tâm hơn rất nhiều trong thời kỳ thai nghén.

Nguồn: Báo Sài Gòn Tiếp Thị

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
“Giá trị châu Á” đang xói mòn - Ngày đăng: 25-08-2011
10 cách giúp giảm nguy cơ ung thư vú - Ngày đăng: 20-08-2011
Ăn uống cho bà bầu - Ngày đăng: 20-08-2011
Chế độ ăn cân bằng khi mang thai - Ngày đăng: 20-08-2011
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK