Tin tức
on Tuesday 28-04-2020 5:26pm
Danh mục: Tin quốc tế
Huỳnh Trọng Kha - Chuyên viên phôi học - IVFMD Tân Bình
Hiện nay, đông lạnh phôi bằng phương pháp thủy tinh hóa đang là một kỹ thuật được các trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm lớn trong khu vực và thế giới đưa vào ứng dụng trong điều trị. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là sự hình thành thể thủy tinh, từ đó hạn chế sự tổn thương tế bào sau rã đông. Tuy nhiên, nhiệt độ chính xác để kết tinh và thủy tinh hóa, hoàn toàn phụ thuộc vào các phức hợp có trong dung dịch đông lạnh. Vì vậy, hiện nay việc sử dụng bổ trợ thêm một số chất có khả năng hỗ trợ sự kết tinh này là rất cần thiết. Trước đây, Serum Substitute Supplement (SSS) thường được ưu tiên sử dụng, nhưng khoảng thời gian sau này người ta dần hướng đến sử dụng Hydroxypropyl cellulose (HPC). Bởi nó là một polysaccharide có khả năng tạo gel dưới nhiệt độ thấp, vì vậy tăng khả năng tạo thể thủy tinh (Vajta và cs, 2009). Đồng thời, HPC còn mang lại nhiều lợi ích khác như giảm chi phí, hạn chế biến tính, cũng như lây nhiễm bệnh (Vajta và cs, 2009). Do đó, Mori và cộng sự (2015) thực hiện một nghiên cứu với mục tiêu đánh giá hiệu quả của HPC trong môi trường đông lạnh thủy tinh hóa so với môi trường bổ sung SSS trước đây.
Nghiên cứu tiến hành trên cả hai đối tượng là phôi nang chuột và phôi nang người. Chuột sử dụng cho nghiên cứu trong khoảng 4-5 tuần tuổi. Sau khi thụ tinh và tạo phôi, tác giả tiến hành hủy lớp Zona pellucida bằng axit Tyrode, với mục đích mô phỏng trạng thái phôi nang thoát màng hoàn toàn. Còn trên đối tượng là phôi nang người, tác giả thực hiện trên 121 phôi hiến tặng của 102 bệnh nhân dưới 39 tuổi từ 5/2005 đến 7/2012. Tất cả phôi được đông lạnh và và bảo quản trên Cryotop (Kitazato, Nhật Bản) với môi trường đông lạnh bổ sung SSS và HPC thay đổi như sau 5% hoặc 20% (v / v) SSS, 1% hoặc 5% (v / v) HPC.
Kết quả thu được như sau:
- Độ nhớt của dung dịch thủy tinh hóa sau khi bổ sung 5% HPC, 1% HPC, 5% SSS, 20% SSS lần lượt là 4.332 ± 0.001 mm2 / s; 3.600 ± 0,004 mm2 / s; 3.89 ± 0.004 mm2 / s; 3.711 ± 0.006mm2 / s (P<0.05).
- Khả năng tiêu thụ oxy của phôi nang trước và sau khi thủy tinh hóa tương đương nhau.
- Đối với phôi nang ở chuột: kết quả phân tích khả năng phát triển in vivo của phôi sau đông lạnh tương đương với phôi không đông lạnh ở nhóm HPC 5%. Cũng như, tỷ lệ phôi sống sau thoát màng là tương đương nhau ở tất cả các nhóm (100%). Tuy nhiên, tỷ lệ phôi nang thoát màng hoàn toàn có kết quả sống sau rã đông ở các nhóm có sự khác biệt thống kê và cụ thể ở 1% HPC, 5% HPC, 5% SSS và 20% SSS lần lượt là 67.9%; 94.9%; 72.7%; 75% (P<0.05). Bên cạnh đó, ở nhóm phôi nang chưa thoát màng cũng cho kết quả là tỷ lệ sống sau rã đông của nhóm HPC (1%; 5%) cao hơn SSS (20%; 5%) tương ứng là 83,4%, 81,2%, 88,2% và 60,6% (P <0,05).
- Đối với phôi nang ở người: tỷ lệ sống sau rã đông của phôi có màng zona pellucida nguyên vẹn cho tương đương nhau ở các nhóm. Tuy nhiên, đối với những phôi nang đã thoát màng hoàn toàn thì tỉ lệ sống của nhóm 5% HPC cao hơn đáng kể so với các nhóm 5% và 20% SSS (94.4%; 35%; 50%, P<0.05).
Nguồn: Mori, C., Yabuuchi, A., Ezoe, K., Murata, N., Takayama, Y, Okimura, T, Kato, K. (2015). Hydroxypropyl cellulose as an option for supplementation of cryoprotectant solutions for embryo vitrification in human assisted reproductive technologies. Reproductive BioMedicine Online, 30(6), 613–621. doi:10.1016/j.rbmo.2015.02.004
Các tin khác cùng chuyên mục:
Mối tương quan giữa số noãn thu nhận và tỷ lệ sinh sống cộng dồn khi áp dụng phương án chuyển một phôi cho chu kì IVF/ICSI - Ngày đăng: 28-04-2020
Kết hợp phương pháp thang nồng độ không liên tục và ZETA POTENTIAL trong việc chuẩn bị tinh trùng cho ART giúp cải thiện kết quả lâm sàng - Ngày đăng: 28-04-2020
Kết quả lâm sàng của phôi nang có nguồn gốc từ noãn mang bất thường lưới nội chất trơn (SER) trong chu kì IVF/ICSI - Ngày đăng: 28-04-2020
Hiệu quả đông lạnh của TREHALOSE so với SUCROSE trong thủy tinh hóa tinh trùng - Ngày đăng: 28-04-2020
Tác động của phân mảnh DNA tinh trùng lên chất lượng phôi ở bệnh nhân đáp ứng bình thường - Ngày đăng: 22-05-2020
Hiệu quả của kháng sinh trong điều trị cặn ối - Ngày đăng: 26-04-2020
Sự co lại của phôi nang có liên quan chặt chẽ với lệch bội, giảm tỉ lệ làm tổ và sự phân chia chậm của phôi: một nghiên cứu time lapse - Ngày đăng: 26-04-2020
Đánh giá chiều dài kênh cổ tử cung trên thai kỳ song thai doạ sinh non - Ngày đăng: 26-04-2020
Ảnh hưởng của sự tăng nhiệt độ trong quá trình rã đông đến sự sống và chức năng tinh trùng - Ngày đăng: 26-04-2020
Tổng quan hệ thống và phân tích gộp kết cục chu sinh ở thai kỳ có u mạch nhau - Ngày đăng: 26-04-2020
Tương quan giữa kích thước tinh hoàn và khả năng thu hồi tinh trùng ở vô tinh không do tắc - Ngày đăng: 26-04-2020
Mối liên hệ ẩn giấu giữa sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân và vô sinh không rõ nguyên nhân - Ngày đăng: 26-04-2020
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK