Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin chuyên ngành
on Thursday 07-04-2016 11:09am
Viết bởi: Administrator
BS Vũ Nhật Khang
BV Mỹ Đức

Virus Zika là một virus RNA (arbovirus) thuộc chi Flavivirus, họ Flaviviridae, virus được lây truyền qua vết đốt của muỗi Aedes bị nhiễm bệnh. Tên của virus lấy tên của khu rừng Zika, gần hồ Victoria ở Uganda. Virus Zika giống như virus gây ra các bệnh lý sốt xuất huyết, sốt vàng da, viêm não nhật bản và west Nile.
 
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh Hoa Kỳ (CDC) và Tổ chức Y tế toàn Hoa Kỳ (PAHO) đã cập nhật và cho biết hơn 23 quốc gia tại khu vực Mỹ Latin và vùng Caribbea có bệnh nhân lây nhiễm virus Zika. Tổ chức y tế thế giới (WHO) nhận định dịch bệnh do virus Zika không chỉ dừng lại ở các nước khu vực Mỹ Latin và Caribea mà còn được phát hiện tại nhiều quốc gia khác như Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Thái Lan…
 
Khi một bệnh nhân nhiễm bệnh, thời gian ủ bệnh kéo dài 3-12 ngày. Các triệu chứng của bệnh Zika không đặc hiệu, bao gồm sốt, phát ban, đau nhức xương khớp và viêm kết mạc mắt. Các triệu chứng chỉ thể hiện 1/5 người nhiễm bệnh và hầu hết các bệnh nhân có các triệu chứng nhẹ. Cho đến nay, vẫn chưa xác đinh phụ nữ mang thai có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh hơn so với những phụ nữ không có thai
 
Bệnh Zika trong thời kỳ mang thai có liên quan đến các dị tật của thai, đặc biệt là tật não nhỏ. Bệnh Zika từ mẹ lây qua  cho thai nhi được ghi nhận trong tất cả các tam cá nguyệt; RNA của virus Zika được phát hiện trong mô thai khi bệnh nhân sẩy thai, nước ối, trẻ sơ sinh đủ tháng và nhau thai.
 
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa biết nhiều về bệnh lý Zika trong thai kỳ. Tỷ lệ mắc bệnh ở những phụ nữ trong vùng dịch, tỷ lệ lây truyền dọc và tỷ lệ các thai nhi bị biến chứng như bị tật não nhỏ hoặc thai lưu vẫn chưa được biết rõ.Do thiếu các thông tin quan trọng trên sẽ gây khó khăn trong việc quản lý và quyết định xét nghiệm và điều trị đối với các thai phụ có nguy cơ tiếp xúc với Zika virus (ví dụ như du lịch hay di chuyển đến vùng lưu hành dịch Zika) hoặc mẹ bị nhiễm virus. Hiện tại, không có vaccine phòng bệnh hoặc không có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh Zika

ng dn phòng bnh
  • Phòng bệnh là biện pháp phòng ngừa tốt nhất. Thai phụ nên hoãn di chuyển hay du lịch tới lãnh thổ hay vùng có đợt bộc phát của virus Zika. Các thai phụ nên thảo luận với nhân viên chăm sóc sản khoa của minh trong những trường hợp bất khả kháng phải di chuyển đến các cùng này.
  • Khi đi du lịch đến những nơi mà Zika đã được báo cáo, phụ nữ nên dùng tất cả biện pháp phòng ngừa để tránh muỗi đốt bao gồm cả việc sử dụng các thuốc xịt côn trùng chứa DEET được chấp thuận bởi EPA, xịt lên vùng da tiếp xúc, mắc màn khi ngủ, sống trong khu vực có điều hoà hoặc được che chắn bởi cửa kín và xử lý quần áo của mình bằng permethrin
Đánh giá và theo dõi thai ph

- Đánh giá thai phụ có tiền căn di chuyển trong vùng phát tán của Zika
  • Khuyến cáo nên thực hiện các xét nghiệm với các thai phụ có triệu chứng lâm sàng nghi ngờ nhiễm Zika virus (khi có 2 hoặc nhiều hơn các triệu chứng sau: khởi phát sốt cấp tính, phát ban dạng dát sẩn, đau nhức xương khớp, viêm kết mạc mắt) trong vòng 2 tuần sau khi di chuyển trong vùng có dịch Zika, và xét nghiệm để chẩn đoán bao gồm Zika virus RT PCR và Zika IgM. Đánh giá sức khoẻ thai nhi nên dựa trên những kết quả trên.
  • Đối với các phụ nữ không có dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ nhiễm Zika trong vòng 2 tuần sau khi di chuyển trong vùng nhiễm về: Đề nghị xét nghiệm Zika IgM trong vòng 2-12 tuần. Đánh giá sức khoẻ thai nhi nên dựa trên những kết quả trên.
- Đánh giá thai phụ là công dân trong vùng bộc phát của virus Zika
  • Nếu có các triệu chứng nghi nghờ nhiễm Zika, xét nghiệm xem có nhiễm virus không bằng PCR và IgM. Đánh giá sức khoẻ thai nhi nên dựa trên những kết quả trên.
  • Nếu không có triệu chứng lâm sàng, nên thực hiện IgM trong lần đầu khám bệnh và thực hiện lại trong tam cá nguyệt cuối cùng nếu thai tiếp tục phát triển. Đánh giá sức khoẻ thai nhi nên dựa trên những kết quả trên.
  • Các xét nghiệm Zika virus được thực hiện bởi CDC Arbovirus Diagnostic Laboratory và một số trung tâm sức khoẻ khác. Một số trung tâm được CDC chứng nhận theo danh sách như sau
 
- Đánh giá thai
 
  • Siêu âm đánh giá thai kỳ được khuyến cáo cho các phụ nữ sống trong vùng dịch và những thai phụ có tiếp xúc với vùng nhiễm bệnh. Nên thực hiện siêu âm lần sđầu 3-4 tuần sau khi có triệu chứng hoặc khi tiếp xúc (đặc biệt với những thai phụ di chuyển đến vùng có Zika nhưng không có triệu chứng) hoặc khi thai nhi được 18-20 tuần cho các phụ nữ trong vùng dịch Zika nhưng không có triệu chứng lâm sang nhiễm bệnh
  • Siêu âm nên tập trung vào sự phát triển của  thai nhi và tìm xem các dấu hiệu như vôi hoá nội sọ và não nhỏ, đây là những bất thường hay gặp nhất ở những phụ nữ nhiễm Zika trong thai kỳ
  • Sau lần siêu âm đầu tiên, những lần siêu âm tiếp theo được khuyến cáo cho các thai phụ bị mắc bệnh có thể trong  vòng 3-4 tuần sau (dương tính và IgM và/hoặc PCR không xác định)
  • Đối với các thai phụ có tiền căn di chuyển trong vùng Zika nhưng không có bằng chứng nhiễm virus thông qua các xét nghiệm, có thể siêu âm ít hơn và chăm sóc thai kỳ thường quy. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, số liệu vẫn chưa rõ về về khoảng thời gian không cần phải siêu âm liên tiếp. CDC lưu ý rằng IgM âm tính sau 2-12 tuần cũng chưa thể loại trừ không nhiễm bệnh
  • Khi siêu âm nghi ngờ thai nhi bị nhiễm virus, chọc ối xác định xem có nhiễm virus Zika có thể được xem xét. Phác đồ của CDC cũng khuyến cáo nên xem xét việc chọc dò ối cho các thai phụ dương tính với PCR và hoặc IgM dương tính, ngay cả khi siêu âm không thấy các dấu hiệu bất thường. Hiện tại vẫn chưa biết rõ khoảng thời gian virus sẽ truyền qua thai nhi cũng như khoảng thời gian cần thiết để PCR dương tính trên dịch ối, và xét nghiệm nào có giá trị xác định tổn thương trên thai nhi
- Đánh giá thai nhi và kết cục thai kỳ
  • Các hướng dẫn cho thai nhi cho các bà mẹ có thể nhiễm Zika virus
  • Hiện tại, vẫn có rất nhiều bí ẩn về sinh học của Zika virus do đó việc quản lý và tư vấn phơi nhiễm và nhiễm bệnh Zika trong thai kỳ gặp nhiều khó khăn. Peterson và cộng sự khuyến cáo nên giới thiệu thai phụ bị nhiễm bệnh đến chuyên gia truyền nhiễm và kết hợp bác sĩ sản khoa tầm soát thai nhi trong suốt thai kỳ
  • Một điểm đặc biệt trong phác đồ của CDC là khuyến cáo các mẫu thu được từ các bệnh nhân được chẩn đoán hay nghi ngờ nhiễm Zika nên gởi đến giải phẫu bệnh để đánh giá thêm. Bao gồm, mô thai và mô bánh nhau, có thể kiểm tra bằng Zika virus RT-PCR, đánh giá mô bệnh học và nhuộm hoá mô miễn dịch. Những xét nghiệm này được khuyến cáo để hiểu rõ nhiễm Zika trong thai kỳ và cung cấp thêm nhiều dữ liệu cho các nhà lâm sàng tư vấn cho bệnh nhân khi có các trường hợp sẩy thai
- Một số chú ý khác:
  • Lây truyền qua đường tình dục đã được báo cáo một vài ca tuy nhiên tần suất  của đường truyền này vẫn chưa rõ. Cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để khẳng định đường lây truyền này. Dựa trên những số liệu hiện có , nguy cơ nhiễm bệnh có thể có thông qua tinh dịch của người đàn ông bị nhiễm bệnh. Kiêng quan hệ và sử dụng bao cao su đúng cách có thể làm giảm nguy cơ truyền nhiễm Zika virus.
  • Do nguy cơ nhiễm virus, thai phụ có chồng hoặc bạn tình du lịch hay di chuyển từ các quốc gia bùng phát Zika, nếu có quan hệ nên sử dụng bao cao ssu hoặc kiêng quan hệ. Xét nghiệm tinh dịch tìm virus không được khuyến cáo trong thời điểm hiện tại
  • Lây truyền qua truyền máu vẫn chưa được ghi nhận. Tuy nhiên, có một số quốc gia hạn chế hay không nhận máu từ những người sau khi đi du lịch trong vùng dịch Zika trở về ít nhất sau 28 ngày
  • Mặc dù có một số báo cáo Zika có trong sữa mẹ. Tuy nhiên với một lượng virus rất nhỏ và không gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Do đó, khuyến cáo các bà mẹ nên tiếp tục cho con bú
- Phụ nữ độ tuổi sinh sản
  • Bác sĩ Sản – Phụ khoa và các nhân viên y tế nên thảo luận với các khách hàng của mình về ý định muốn có thai và khả năng sinh sản của mình, quyết định sẽ phụ thuộc vào khác hàng. Trong bối cảnh, bùng phát của virus Zika, trước khi có thai nên cung cấp các dấu hiệu và triệu chứng và các nguy cơ có thể có khi nhiễm Zika
  • Đối với các phụ nữ trong vùng dịch và muốn có thai, bác sĩ sản phụ khoa và các nhân viên y tế nên nhấn mạnh các biện pháp phòng ngừa muỗi cắn như trên. Tuổi của bệnh nhân, tình trạng hiếm muộn, khả năng sinh sản và tiền căn y khoa cũng như các yếu tố khác của người chồng, thảo luận có nên trì hoãn việc có thai hay không.
  • Đối với các phụ nữ không có ý định có thai, bác sĩ sản phụ khoa và các nhân viên y tế nên thảo luận các biên pháp phòng ngừa nhằm không có thai ngoài ý muốn và tư vấn các biện pháp kế hoạch hoá gia đình, cũng như các biện pháp ngừa thai. Nên chọn lựa biện pháp ngừa thai an toàn, hiệu quả và sẵn có
  • Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị nhiễm bệnh (có các dấu hiệu lâm sàng hoặc qua xét nghiệm) nên được tư vấn rằng hiện nay không có bằng chứng cho thấy nhiễm virus Zika trước khi có thai sẽ gây ra nguy cơ dị tật bẩm sinh khi có thai trong tương lai.
 
Các tin khác cùng chuyên mục:
Sẩy thai liên tiếp - Ngày đăng: 15-02-2016
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

Năm 2020

Khách sạn Caravelle Saigon, Chủ nhật 21.1.2024 (9:00 - 11:15)

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Y học sinh sản số 68 ra mắt ngày 25 . 12 . 2023 và gửi đến quý ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK