Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 30-11-2010 2:26am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

180px-Umbilical-newbornMột nghiên cứu mới đăng trên tạp chí điện tử Obstetrics & Gynecology cho biết: Oxytocin tiêm tĩnh mạch rốn có thể làm giảm mất máu trong giai đoạn 3 của chuyển dạ.


Tiêm oxytocin cũng có tác dụng rút ngắn có ý nghĩa thời gian của giai đoạn 3 của chuyển dạ, và làm giảm khả năng nhau không sổ sau 15 phút.

Dr Kemal Gungorduk, thuộc bệnh viện Mardin Women and Children ở Mardin, Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng nghiệp nói: Băng huyết sau sinh ngày càng phổ biến hơn ở những nước đang phát triển, trong khi đó một biến chứng khác của giai đoạn 3 chuyển dạ là sót nhau, lại gây tỉ lệ tử vong cao ở những vùng nông thôn. WHO đã khuyến cáo xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ, bao gồm tiêm oxytocin trong vòng 2 phút sau sinh, kẹp dây rốn sớm và kéo dây rốn có kiểm soát nhằm phòng ngừa băng huyết sau sinh.

Oxytocin tiêm tĩnh mạch rốn có thể chuyển hormon trực tiếp đến nhau và thành tử cung, nhưng chỉ một số ít nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu xem phương pháp này có ích trong việc giảm lượng máu mất hay không, Dr Gungorduk và nhóm nghiên cứu cho biết.

Để khảo sát vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã phân bố ngẫu nhiên 412 thai phụ sinh con qua ngả âm đạo - tất cả thai phụ này đã được xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ nhưng không có yếu tố nguy cơ băng huyết sau sinh - sử dụng 20 IU oxytocin trong 26 ml nước muối hoặc chỉ sử dụng 30 ml nước muối.

Lượng máu mất trung bình trong nhóm dùng oxytocin là 195,3 ml, so với nhóm giả dược là 288,3 ml. Có 8 (3,9%) thai phụ trong nhóm giả dược mất máu nhiều hơn 500 ml so với nhóm ocytoxin là 1 (0,5%) thai phụ.

Thời gian trung bình của giai đoạn 3 là 4,5 phút ở nhóm ocytoxin và 7,9 phút ở nhóm dùng giả dược. 15 phút sau sinh, 4,4% thai phụ trong nhóm giả dược vẫn chưa sổ nhau so với không có thai phụ nào trong nhóm oxytocin. Không có biến chứng nào từ việc tiêm truyền dung dịch xảy ra trong quá trình nghiên cứu.

Theo Dr Gungorhuk và các đồng nghiệp: Giảm lượng máu mất “có ý nghĩa đặc biệt với những quốc gia mà tình trạng thiếu máu do các yếu tố dinh dưỡng và môi trường phổ biến ở thai phụ. Trong những trường hợp này, cho dù chỉ giảm một lượng nhỏ máu mất sau sinh cũng có ý nghĩa lâm sàng.”

Các nhà nghiên cứu kết luận: “Cần những nghiên cứu lớn hơn bao hàm dân số nguy cơ cao và nguy cơ thấp được thực hiện ở các cơ sở y tế khác, với tỉ lệ sinh mổ khác nhau và liên quan đến kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng để củng cố phát hiện này.”

Nguồn: http://www.medscape.com/

BS. Đoàn Thị Thanh Tâm

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Vi khuẩn có thể gây sinh non - Ngày đăng: 27-02-2011
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK