Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin chuyên ngành
on Thursday 18-04-2013 9:15am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Mãn kinh

thuoc-noi-tiet-to-giai-doan-man-kinh BS. Ngô Thị Yên

Bệnh viện Từ Dũ

 


ĐẶT VẤN ĐỀ

Chức năng tình dục cũng như rối loạn tình dục (RLTD) nữ bị tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó có tâm lý và sinh lý nội tiết. Mãn kinh là một giai đoạn có nhiều thay đổi về nội tiết và tâm lý nên ảnh hưởng khá rõ đến cuộc sống tình dục của người phụ nữ [11,19]. Tuổi thọ ngày càng tăng [22], thời gian sống sau mãn kinh sinh lý của người phụ nữ càng dài, nên việc đảm bảo chất lượng cuộc sống tình dục của người phụ nữ là một vấn đề y tế cần được quan tâm. Chưa có nhiều nghiên cứu về cuộc sống tình dục ở tuổi mãn kinh tại Việt Nam.

Nhằm tìm hiểu cuộc sống tình dục tuổi mãn kinh để có giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống toàn diện cho người phụ nữ, nghiên cứu này khảo sát tần suất RLTD và yếu tố liên quan ở những phụ nữ đến khám mãn kinh tại Bệnh viện Từ Dũ trong thời gian 10/2009-05/2010.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang mô tả với dân số chọn mẫu là những phụ nữ đến Phòng khám Mãn kinh của Bệnh viện Từ Dũ. Để có 95% tin tưởng xác định tỉ lệ RLTD ở phụ nữ mãn kinh là 0,82 [18], với sai số tuyệt đối là 5%, cỡ mẫu được ước lượng là 235 phụ nữ tuổi mãn kinh, được chọn tuần tự cho đến khi đủ cỡ mẫu. Đối tượng bị loại nếu có trục trặc thuộc dạng tăng hoạt động tình dục, hoặc không tự trả lời được bảng câu hỏi.

Chẩn đoán RLTD nữ bằng Bộ câu hỏi Chỉ số Chức năng tình dục nữ (FSFI: Female Sexual Function Index) phiên bản năm 2000; gồm 19 câu đánh giá 6 lĩnh vực trong quan hệ tình dục nữ: ham muốn, phấn khích, chất nhờn âm đạo, khoái cảm, thỏa mãn và đau khi giao hợp [20]. Bộ câu hỏi gốc bằng tiếng Anh được tác giả dịch sang tiếng Việt và tóm lược thành một bảng đánh dấu để tính điểm ngắn gọn, đầy đủ. Điểm ngưỡng để xác định RLTD chung và sáu nhóm RLTD dựa theo hai nghiên cứu trên đối tượng là người Châu Á [18,21].

Dữ kiện được nhập bằng phần mềm EpiData 3 và xử lý bằng phần mềm Stata 10.0. Kết quả được mô tả với tần số và tỉ lệ phần trăm. Sử dụng phép kiểm chi bình phương để so sánh tỉ lệ và phân tích đa biến với hồi qui logistic để xác định các yếu tố liên quan với RLTD.

KẾT QUẢ

Bảng 1. Đặc tính của mẫu nghiên cứu (n=235)

Đặc tính

Tần số (%)

Tuổi (năm)

- 35-39

- 40-44

- 45-49

- 50-54

- 55-59

- 60-64

5 (2)

32 (14)

89 (38)

83 (35)

21 (9)

5 (2)

Nghề nghiệp

- Công nhân viên

- Buôn bán

- Lao động phổ thông

- Nội trợ

71 (30)

80 (34)

44 (19)

40 (17)

Học vấn

- Cấp 2

- Cấp 3

- ≥ Đại học

99 (42)

118 (50)

18 (8)

Cư ngụ thành phố Hồ Chí Minh

131 (56)

Số lần sinh

- Chưa sinh

- 1-2

- ≥3

10 (4)

154 (66)

71 (30)

Đã cắt tử cung

45 (19)

Bệnh phụ khoa

48 (20)

Thời gian vô kinh ≥12 tháng

140 (60)

Sống chung với con cháu

181 (77)

Có nhiều hơn 1 bạn tình

14 (6)

Các yếu tố gia đình-xã hội

- Bạo hành gia đình

- Tiền căn quấy rối tình dục

- Quan hệ trục trặc

- Kinh tế gia đình khó khăn

5 (2)

5 (2)

17 (7)

19 (8)

Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 49 ± 4,87. Đa số khách hàng đến Phòng khám Mãn kinh ở độ tuổi 45-54, phù hợp với định nghĩa tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ Việt Nam [1]. Chỉ 60% đối tượng là mãn kinh thực sự. Có 5 đối tượng dưới 39 tuổi đến khám ở Phòng khám Mãn kinh với triệu chứng cơ năng của mãn kinh sớm; 3 trong số 5 đối tượng này có điểm số FSFI thấp. RLTD có thể xảy ra ở lứa tuổi sinh đẻ [2]; 42,9% khách hàng đến Đơn vị Tư vấn tình dục, Bệnh viện Từ Dũ có độ tuổi 20-30 [3].

Bốn mươi tám trường hợp đang mắc bệnh phụ khoa với đa số là viêm nhiễm âm đạo đang điều trị (28 trường hợp), nhân xơ tử cung không biến chứng (12 trường hợp) và són tiểu (8 trường hợp). Hơn phân nửa đến khám lần đầu tiên với lý do phổ biến nhất là rối loạn kinh nguyệt hoặc có triệu chứng tiền mãn kinh.

Cư trú tại TPHCM và các tỉnh có tỉ lệ gần tương đương cho thấy mẫu nghiên cứu có thể giúp bước đầu tìm hiểu cuộc sống tình dục của phụ nữ tuổi mãn kinh ở cả TPHCM và các tỉnh. Chỉ 60% đối tượng nghiên cứu là mãn kinh thực sự theo định nghĩa [2]. Đa số còn sống chung với con cháu; đây là điểm đặc trưng của nét văn hóa gia đình nhiều thế hệ của Việt Nam và cũng có thể do điều kiện nhà ở chưa được dễ dàng như hiện nay. Chỉ có 6% trường hợp tự nhận có nhiều hơn 1 bạn tình, cho thấy dù xã hội hiện nay đã có nhiều thay đổi nhưng truyền thống văn hoá xã hội Á Đông vẫn còn đậm nét ở phụ nữ Việt Nam. Số bạn tình không có liên quan đến RLTD nữ trong một số nghiên cứu ở các quốc gia khác [7,18].

Nghiên cứu này ghi nhận một số trường hợp khai báo về bạo hành gia đình (2%), tiền căn bị quấy rối tình dục (2%), quan hệ gia đình-xã hội trục trặc (7%) và kinh tế gia đình khó khăn (8%). Nhiều nghiên cứu đã chứng minh yếu tố gia đình-xã hội đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng cuộc sống tình dục người phụ nữ [23].

Bảng 2. Tỉ lệ các nhóm RLTD nữ theo nhóm tuổi (n=235)

Tuổi

n

RLTD chung

n (%)

Giảm ham muốn

Giảm phấn khích

Khó đạt khoái cảm

Khô
âm
đạo

Không thỏa mãn

Giao hợp đau

35-39

5

4
(80)

3
(60)

4
(80)

5 (100)

5 (100)

5 (100)

4
(80)

40-44

32

20
(63)

17
(53)

23
(72)

31
(97)

29
(91)

30
(94)

27
(84)

45-49

89

65 (73)

44
(49)

68
(76)

88
(99)

87
(98)

84
(94)

74
(83)

50-54

83

51 (61)

38
(46)

58
(70)

79
(95)

83 (100)

74
(89)

71
(85)

55-59

21

14 (67)

10
(48)

18
(85)

21 (100)

21 (100)

21 (100)

19
(90)

60-64

5

4
(80)

4
(80)

5 (100)

5 (100)

5 (100)

5 (100)

5 (100)

Tổng

235

158 (67)

116 (49)

171 (73)

229 (97)

230 (98)

219 (93)

200 (85)

Tỉ lệ RLTD chung của phụ nữ đến phòng khám mãn kinh trong nghiên cứu này là 67%, cao hơn so với tỉ lệ 51,3% trong nghiên cứu tại Chile ở phụ nữ 40-60 tuổi [7] nhưng thấp hơn tỉ lệ 78,4% trong nghiên cứu tại Ecuador ở phụ nữ 40-65 tuổi [24] hay tỉ lệ 82% trong nghiên cứu tại Thái Lan ở phụ nữ 45-55 tuổi [18]. Ngoài các yếu tố về tâm lý và sinh lý nội tiết, chức năng tình dục nữ còn phụ thuộc các yếu tố chủng tộc, kinh tế, văn hóa, định kiến xã hội khác nhau [12,16,21]. Ngoài ra, các nghiên cứu còn có sự khác biệt về cách lấy mẫu, thu thập số liệu và tiêu chuẩn chẩn đoán [23] nên sự so sánh về tỉ lệ RLTD nữ giữa các nghiên cứu chỉ mang tính tương đối.

Điểm số trung bình của nghiên cứu này là 23 ± 5,03, thấp hơn so với mức 24,25 ± 9,2 trong nghiên cứu ở phụ nữ 18-66 tuổi tại Thổ Nhĩ Kỳ năm 2004 [6], và cao hơn so với mức 20,4 ± 3,36 trên 219 phụ nữ 45-55 tuổi ở Thái Lan năm 2008 [18]. Sự khác biệt này một phần có lẽ do cách nhìn nhận cuộc sống tình dục khác nhau giữa các quần thể không tương đồng về văn hóa, truyền thống và qui tắc xã hội [21] và một phần do sự khác biệt về lứa tuổi của các đối tượng nghiên cứu.

Nhóm tuổi 35-39 và nhóm tuổi 60-64 có tỉ lệ RLTD chung cao; kết quả này có thể không chính xác do cỡ mẫu nhỏ của hai nhóm tuổi. Độ tuổi 30-40 cũng được ghi nhận bị rối loạn ham muốn nhiều hơn các rối loạn khác trong một nghiên cứu gồm 908 phụ nữ từ 18-59 tuổi [16]. Rối loạn phấn khích và rối loạn khoái cảm ở lứa tuổi 30-40 cũng cho tỉ lệ cao theo một nghiên cứu tại Úc trên 356 phụ nữ tuổi từ 20-70 [12]. Lứa tuổi trên 60 nếu còn quan hệ tình dục thì thường chỉ để phục vụ chồng hay bạn tình [21] và các triệu chứng khó chịu tại chỗ sẽ tăng lên nhiều làm giảm hưng phấn cũng như sự thỏa mãn tình dục [7].

Sau tuổi 40, tỉ lệ RLTD chung thường tăng dần theo nhóm tuổi càng lớn. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng ghi nhận kết quả tương tự [4,8,24]. Nhưng, điều đáng ghi nhận trong nghiên cứu này là tỉ lệ RLTD chung và tỉ lệ giảm ham muốn, giảm phấn khích và khó đạt khoái cảm của nhóm 45-49 tuổi lại cao hơn nhóm 50-54 tuổi. Kết quả này rất tương đồng với kết quả của một nghiên cứu trên 385 phụ nữ ở Ecuador [8]. Laumann (1999) ở Mỹ và Najman (2003) ở Úc cũng ghi nhận tỉ lệ giảm ham muốn, khó đạt khoái cảm của lứa tuổi 45-49 cao hơn các tỉ lệ này ở lứa tuổi 50-54 [14,16]. Thay đổi nội tiết thường xảy ra nhiều nhất ở lứa tuổi 45-49 làm xuất hiện các triệu chứng tiền mãn kinh khiến người phụ nữ lo lắng, buồn chán, có thể trầm cảm làm ảnh hưởng nghiêm trọng cuộc sống tình dục [19]. Đến tuổi 50-54, người phụ nữ hoặc đã được điều trị nội tiết thay thế hoặc đã quen dần với tâm lý an phận, khiến cho họ không quá khó chịu với các biểu hiện suy giảm trong cuộc sống tình dục. Tuy nhiên, sau tuổi 55, sự lão hóa diễn ra mạnh mẽ, việc điều trị đã không thể duy trì hiệu quả tối đa như ban đầu [19], tỉ lệ RLTD nữ tăng lên và tiếp tục duy trì tỉ lệ RLTD cao sau tuổi 60 ở tất cả các nhóm. Hơn nữa, thay đổi về tâm lý tuổi mãn kinh góp phần quan trọng làm suy giảm hoạt động tình dục của người phụ nữ <

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

Năm 2020

Khách sạn Caravelle Saigon, Chủ nhật 21.1.2024 (9:00 - 11:15)

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Y học sinh sản số 68 ra mắt ngày 25 . 12 . 2023 và gửi đến quý ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK